Tàu cứu nạn 'giáp' tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa

Tàu cứu nạn 'giáp' tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa

Thứ 4, 20/03/2013 | 14:24
0
“Họ dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào khoang lái của tàu mình và thông báo bằng tiếng Trung Quốc, mình bảo anh em chỉ trả lời nếu họ gọi bằng tiếng Anh”, thuyền trưởng Sơn nhớ lại.

Ông Phan Xuân Sơn (55 tuổi) thuyền trưởng tàu cứu nạn SAR 412 (Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II, thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải – Vietnam MRCC) nhớ lại, khoảng 9h50 ngày 13/3, ông nhận được lệnh đi cứu ngư dân Lê Tuấn Xi (22 tuổi) trên tàu cá số hiệu Qng 97016 của ngư dân Quảng Ngãi, đánh đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và bị tàu Trung Quốc cản.

10h tàu SAR 412 rời cảng Đà Nẵng nhằm hướng Hoàng Sa của Việt Nam tăng tốc, chuyến đi có 19 thủy thủ va hai bác sĩ (một bác sĩ của Vietnam MRCC và một của 115 Đà Nẵng).

Tới 22h20 tàu SAR 412 đến vị trí của tàu Qng 97016, cách Đà Nẵng 260 hải lý, bên ngoài quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 60 hải lý. Sau khi tiêp cận được tàu của ngư dân, khoảng 22h40 tàu SAR 412 đưa được ngư dân bị hôn mê, huyết áp tụt từ tàu cá sang tàu cứu hộ và quay tàu trở về đất liền.

Xã hội - Tàu cứu nạn 'giáp' tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa
Tàu SAR 412 của Vietnam MRCC trong một chuyến đi cứu thuyền ngư dân gặp nạn trên biển.


“Trên đường về, chạy được khoảng một giờ khi đi qua vùng biển giữa hai đảo Bom Bay và Tri Tôn thì gặp một tàu của Trung Quốc phía trước chắn mũi tàu, lúc đó khoảng 00h10 ngày 14/3”, thuyền trưởng Sơn nhớ lại, tàu phía trước dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào buồn lái của tàu SAR 412, và tàu đó gọi qua máy thu phát hàng hải VHF kênh 16 nói bằng tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên các thủy thủ tàu SAR 412 không nhận dạng được tàu trước mặt vì đèn qua quá lớn, làm lóa tầm nhìn.

“Lúc đó tàu của họ chắn ngang đường đi của mình, tôi đã bấm còi ra hiệu tránh đường nhưng tàu Trung Quốc không nhường đường. Mình đi từ ngoài vào, đảo Tri Tôn ở bên phải tàu, rồi mình đánh lái về bên trái mấy chục độ, đi xuống phía dưới của đảo Hoàng Sa một chút để tránh tàu Trung quốc và tiếp tục hành trình về đất liền, và duy trì vận tốc 23-24 hải lý/giờ”, thuyền trưởng Sơn kể.

Sau khi lướt qua tàu chắn phía trước, thì tàu Trung Quốc cũng quay đầu bám theo, và rọi đèn pha bám theo tàu SAR 412, đồng thời liên tục gọi bằng tiếng Trung Quốc. Lúc đầy thuyền trưởng Sơn bảo với anh em trên tàu “Nếu họ gọi bằng tiếng Anh thì mình trả lời, còn tiếng Trung thì cứ kệ. Biển của mình thì cứ đi thôi, không có gì phải lo”. Khoảng cách giữa hai tàu là khoảng 1 hải lý, tàu Trung Quốc đi theo khoảng 2 tiếng, hết vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì tàu Trung Quốc quay lại.

“Hành động của họ cũng chỉ dừng lại ở mức rọi đèn pha bám theo và gọi bằng tiếng Trung Quốc, mình chỉ xem đó như là một hành động của vị khách bất lịch sự, nên khi về cũng chỉ kể cho nhau nghe chứ không làm báo cáo chính thức về việc này”, thuyền trưởng Sơn nói thêm.

Tàu SAR 412 tiếp tục hành trình, tới 11h trưa 14/3, tàu đưa ngư dân bị bệnh về tới cảng Đà Nẵng. Hôm đấy thời tiết rất đẹp.

Tàu SAR 412 có thiết kế hoạt động trong phạm vi là 250 hải lý (cả đi cả về là 500 hải lý). Tốc độ thiết kế là 25 hải lý/giờ. Do Hà Lan sản xuất. Được biên chế cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II từ năm 2005, cùng thời gian này thì thuyền trưởng Sơn về làm cho Vietnam MRCC (trước đó thuyền trưởng Sơn đi tàu viễn dương), khi về ông trở thành thuyền trưởng của tàu SAR 412.

Thuyền trưởng Sơn cũng cho biết, từ khi về nhân tàu SAR 412, ông đã có khoảng 4-5 chuyến ra cứu hộ tàu của ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa. Nhưng đây là lần đầu tiên gặp trường hợp tàu Trung Quốc chủ động giảm sát mình như chuyến đi vừa rồi.

“Lúc đấy (khi gặp tàu Trung Quốc - PV) cũng không lo lắng gì cả, anh em thuyền viên thì ai làm việc người đó, chứ không ảnh hưởng gì vì mình đang hoạt động trên biển của mình mà”, thuyền trưởng Sơn khẳng định.

Theo Đất Việt

Người cả đời gắn bó với Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ 2, 11/02/2013 | 08:35
Trong suốt 40 năm qua, ông không nhớ chính xác mình đã tiếp xúc và gặp gỡ với bao nhiêu con người, tiếp cận với bao nhiêu hiện vật liên quan đến việc chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến là một nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam với công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

"Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974.

Báo Mỹ đưa tin 'Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam'

Thứ 3, 19/02/2013 | 08:17
Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Trường Sa tháng 3/1988: Những khoảnh khắc còn sống mãi

Thứ 2, 18/03/2013 | 10:54
Tháng 3/1988, trên tàu Mỹ Á khẩn trương vuợt biển ra Gạc Ma, Cô Lin làm nhiệm vụ cứu hộ , tôi được xếp nằm trong khoang cạnh nhà báo Đình Trân công tác tại Thông tấn xã Việt Nam. Nhìn anh lúc nào cũng đeo hai chiếc máy ảnh to kềnh, têlê dài tôi không khỏi thèm thuồng. Tôi chỉ có chiếc máy ảnh Pratica đã cũ với 2 cuốn phim đen trắng.