Tết ấm áp xoa dịu nỗi đau da cam

Tết ấm áp xoa dịu nỗi đau da cam

Thứ 4, 14/02/2018 | 14:00
0
Vào những ngày cận Tết Nguyên đán, chúng tôi tìm về Làng Hòa Bình, nơi những đứa trẻ khuyết tật mang nỗi đau da cam đang lưu trú. Tại đây, hơn 50 người từ sơ sinh đến 34 tuổi sống cùng nhau, nương tựa vào nhau để vượt qua nỗi đau da cam...
Xã hội - Tết ấm áp xoa dịu nỗi đau da cam

Một số trẻ làng Hòa Bình và các y, bác sĩ.

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Rất nhiều em có cuộc sống ngắn ngủi như ngọn nến trong đêm. Điều các em cần nhất không phải chỉ cơm ăn áo mặc mà là được tình yêu thương và niềm tin vào cuộc sống.

Hiện tại, mái ấm Làng Hòa Bình có hơn 50 người từ sơ sinh đến 34 tuổi. Hầu hết các em bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra và có bố hoặc mẹ sống ít nhất 10 năm trong vùng nhiễm hóa chất do quân đội Mỹ rải xuống thời kỳ chiến tranh. Các em không chỉ là nỗi đau, mà còn là nỗi sợ hãi của các ông bố, bà mẹ. Nhưng khi các em bị chính cha mẹ đẻ chối từ thì vẫn còn tập thể y bác sĩ của Làng Hòa Bình trong bệnh viện Từ Dũ dang rộng vòng tay nhân ái đón nhận.

Trao đổi với PV, nữ hộ sinh Đoàn Thị Thanh (Phó khoa Phục hồi chức năng, Làng Hòa Bình) cho biết: “Chúng tôi xem các em như con đẻ. Mọi người làm việc bằng cả tấm lòng, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho các em. Nhìn bọn trẻ tội nghiệp như vậy nên ai cũng thương,...

Các bé ở đây đều mang những dị tật bẩm sinh, nhẹ là cứng khớp, quặt chân quặt tay, còn có em cụt tứ chi, đầu to, đầu nhỏ, không có mắt, mặt biến dạng,... Tội nghiệp nhất là những em vừa dị tật vừa thiểu năng trí tuệ, chỉ duy trì đời sống thực vật. Có em 8 tuổi nhưng chỉ bé bằng một đứa trẻ 9 tháng, lại phải mang trên thân hình yếu ớt ấy một cái đầu quá khổ,...”. 

Xã hội - Tết ấm áp xoa dịu nỗi đau da cam (Hình 2).

Dịp lễ, Tết, một số bạn trẻ thường đến để xoa dịu nỗi đau da cam cùng các bé.

Dường như, đây là một thế giới vô cùng đặc biệt, một thế giới có những đứa trẻ không nói, không cười, nhưng các em vẫn cảm nhận được tình yêu thương,... Đi qua những căn phòng của các em, tôi thấy chúng chơi đùa rất vô tư. Có em khuyết chân, đang đá bóng bằng đầu gối, vẻ say mê lộ trên nét mặt. Một em nữ không có tay đang xếp hình bằng bàn chân cũng bị cụt ngón...

“Các em rất dễ thương, ngây thơ và hồn nhiên lắm! Cũng rất tinh ranh, kiểu trẻ con... Việc chăm sóc các em nhiều khi cũng rất vất vả nhưng nghĩ tới sự mất mát của các em là chị em chúng tôi lại hiểu được nỗi lòng của bọn trẻ nên càng yêu thương các em hơn,...”, chị Thanh bày tỏ.

Thương các em là vậy nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các y bác sĩ của Làng Hòa Bình vẫn không tránh khỏi nỗi lo lắng. Bởi những dịp này, không khí Tết nhất vô cùng nhộn nhịp và các em cũng hòa theo những sự nhộn nhịp đó. Nhiều lúc, khi được cô giáo ở trường cho nghỉ Tết, các em thường rất háo hức.

Nếu không tổ chức vui Tết, các em sẽ rất dễ buồn và tủi thân. Bác sĩ Lê Thị Hiền Nhi (Trưởng khoa Phục hồi chức năng ở Làng Hòa Bình) cho hay, để tránh sự tủi thân của các con, vào những dịp lễ Tết, các y bác sĩ của bệnh viện cùng phối hợp với đoàn tình nguyện, các em sinh viên tổ chức các buổi giao lưu đón Tết.

“Thường, chúng tôi sẽ tổ chức vui chơi ngay tại khuôn viên bệnh viện vì một số em không thể ra ngoài lâu. Tuy nhiên, để các em cảm nhận đầy đủ nhất hương vị của Tết, chúng tôi vẫn phối hợp với đoàn sinh viên tình nguyện cũng như các nhà hảo tâm tổ chức chơi công viên hay đi thăm vườn hoa.

Những dịp đó, bọn trẻ rất thích. Dù, chúng khá mệt nhưng vô cùng vui...! Những lần như vậy, mỗi cô kèm một em, nếu như có tắm biển thì phải bế từng em xuống bãi tắm,... Khi đó có rất nhiều thanh niên tình nguyện, các em rất mừng, bọn nhỏ cứ đòi bế, đòi cõng và nép vào các thanh niên tình nguyện đầy quyến luyến,...

Ngoài ra, những dịp này, các nhà hảo tâm đến thăm còn mang đủ các loại bánh chưng, mứt kẹo, làm một số món ăn ngon đặc biệt mà ngày thường không có để giúp các em cảm nhận đủ hương vị Tết”, bác sĩ Nhi chia sẻ.

Tuy nhiên, trong cái không khí ấy, một số em bé vẫn mang trong mình cảm giác buồn, đôi mắt chúng cứ nháo nhác nhìn khắp nơi để tìm mẹ. Theo tìm hiểu của PV, các em này sinh ra trong gia đình khó khăn, bản thân lại dị tật, bố mẹ không đủ điều kiện cũng như cách chăm sóc nên đã đến gửi các em lại bệnh viện,... Khi đó, có nhiều phụ huynh hứa với con sẽ đến thăm, có bố mẹ hứa cuối năm sẽ đưa các con về. Nhưng cuối cùng, những người quay trở lại thăm con lại vô cùng hiếm hoi.

Nhiều trẻ Làng Hòa Bình là tấm gương vượt khó

Mặc dù mang trong mình nỗi đau da cam, nhưng khá nhiều đứa trẻ xuất phát từ Làng Hòa Bình đã hòa nhập cuộc sống và gặt hái rất nhiều thành công. Trong đó có Trần Thị Hoan tốt nghiệp hai trường ĐH Ngoại ngữ và ĐH Công nghệ thông tin; em Nguyễn Hồng Lợi đạt Huy chương vàng bơi lội và nhiều môn thể thao khác; em Lê Minh Châu trở thành họa sĩ được nhiều người mến mộ; Trần Minh An đang là sinh viên xuất sắc của trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM,...

Các em mang trong mình nỗi đau da cam và bị khuyết tật nhưng ý chí vượt khó lại khiến rất nhiều người nể phục. Để ủng hộ và động viên, ban Giám đốc bệnh viện đã tuyên dương các em, đưa các em làm tấm gương sáng cho nhiều em nhỏ tiếp tục noi theo.

Dương Hạnh

Phim về nạn nhân chất độc da cam được chiếu ở Thượng viện Hoa Kỳ

Thứ 6, 30/06/2017 | 14:20
Ngày 28/6, bộ phim về nạn nhân chất độc da cam “Chau, beyond the lines” đã được chiếu tại Trụ sở Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Hòa Bình: Điều tra vụ trai làng hỗn chiến khiến 2 người thương vong

Chủ nhật, 30/04/2017 | 18:59
Sau khi mâu thuẫn trong quán karaoke, hai nhóm thanh niên đã chạy ra ngoài thách thức rồi nhảy vào đánh nhau. Hậu quả cuộc hỗn chiến khiến 2 người thương vong.

Cò 'phá thai chui' hoạt động công khai trước cổng bệnh viện Từ Dũ

Thứ 4, 22/03/2017 | 17:40
“Cò” nạo phá thai chui hoạt động trước cổng bệnh viện Từ Dũ. Những đối tượng này tiếp tay cho các phòng khám nạo phá thai "chui" làm việc ác nhưng vẫn tỏ ra bình thản.
Cùng tác giả

Lòng bao dung của cha mẹ "cải tạo" cuộc đời đứa con trai sa ngã

Thứ 2, 24/09/2018 | 10:33
Nghe bạn kể anh B. nói không thích mình, Hiếu sinh ra bực tức nên dùng dao đâm anh B. tử vong. Trả giá cho sự nóng giận nhất thời, Hiếu vùi chôn tương lai trong lao tù. Được sự động viên của cha mẹ, Hiếu cố gắng cải tạo tốt để sớm làm lại cuộc đời.

Chuyện đàn bà: Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu cũng cần có một bờ vai

Thứ 4, 12/09/2018 | 21:00
Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu vẫn cần một người đàn ông song hành sẻ chia.

Chuyện đàn bà: Có tài thường cô độc

Thứ 7, 08/09/2018 | 20:00
Vốn dĩ thói thường là vậy, đàn ông có tài lắm người theo, đàn bà có tài thường cô độc.

Sự hối hận của phạm nhân có nhiều tiền án

Thứ 4, 29/08/2018 | 13:30
Lười lao động, Long sinh ra trộm cắp và liên tiếp đi tù. Lần thứ ba thụ án, nam phạm nhân thấy hối hận khi biết người thân không thể che chở, bảo bọc mãi.

Sự hối hận của người đàn bà buôn "cái chết trắng" vì làm ăn thua lỗ

Thứ 7, 25/08/2018 | 09:13
Làm ăn thua lỗ, Hương nhiều lần cầm cố tài sản, vay mượn lãi cao để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực đều bất thành, trước tình cảnh vỡ nợ, muốn lấy lại vốn, nữ phạm nhân đã tìm đến con đường buôn ma túy.