Thái Bình: Làm rõ việc doanh nghiệp khai thác đất đê đi bán

Thái Bình: Làm rõ việc doanh nghiệp khai thác đất đê đi bán

Thứ 3, 09/05/2017 | 13:58
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Bình đã thành lập đoàn kiểm tra để làm rõ những thông tin doanh nghiệp lấy đất đê đi bán tại xã Cộng Hoà, Hưng Hà, Thái Bình.

Thời gian qua, người dân xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phản ánh thông tin chính quyền xã “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp khai thác đất tại công trình cải tạo – nâng cấp đê Hữu Luộc, đoạn qua địa phận của 3 thôn: An Cầu, Hưng Tân và Ngô Quyền thuộc xã Cộng Hòa trải dài từ cống Nhâm Lang đến bến đò Đào Thành, khoảng 5km để đem đi bán.

Do đoạn đê này xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xấu, phần đê yếu về mùa mưa lũ, không đảm bảo được tính an toàn của công trình nên Nhà nước đã có chủ trương cho xây dựng, cải tạo khoảng 4,5km chạy qua địa phận xã Cộng Hòa. Dự án này do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xã hội - Thái Bình: Làm rõ việc doanh nghiệp khai thác đất đê đi bán

 Dự án cải tạo nâng cấp đê Hữu Luộc thuộc xã Cộng Hoà, Hưng Hà, Thái Bình.

Theo thiết kế nâng cấp sửa chữa, đê được đổ thêm đất để nâng cao mặt, sau đó đổ đá và bê tông lên mặt để làm đường cho người dân đi lại sinh hoạt, thân đê được đắp thêm đất. Đơn vị thi công cần một khối lượng đất rất lớn mới đủ theo đúng thiết kế của dự án.

Tuy nhiên, phản ánh của người dân địa phương cho hay, doanh nghiệp Xây dựng Yêu Việt là đơn vị thi công đã dùng máy, múc cả vào đất hoa màu của dân đắp lên đê. Họ múc sâu đến gần chục mét, rộng hàng trăm mét vuông cách chân đê không xa, đến mùa mưa lũ không đảm bảo được chất lượng công trình. Nhưng rồi, chính họ lại lấy đất ở mặt đê đi bán cho các lò gạch. Nguồn kinh phí thu được không biết đưa đi đâu, vào túi ai. 

Để làm rõ vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với đại diện UBND xã Công Hoà, Hưng Hà, Thái Bình. Vị lãnh đạo xã cho biết: “Nguồn đất để đắp đê là quỹ đất đê điều chứ không phải đất hoa màu của người dân. Để thực hiện dự án, xã đã tính toán để tiết kiệm chi phí, đất trên địa bàn xã không đủ để đắp đê nên vẫn phải đi mua ở nơi khác về. Không có chuyện đơn vị thi công bán đất đê. Đây là đê quan trọng của xã vừa phục vụ phòng chống bão lũ, vừa là đường giao thông. Sở NN&PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra về việc này và đã có kết luận”.

Xã hội - Thái Bình: Làm rõ việc doanh nghiệp khai thác đất đê đi bán (Hình 2).

 Đê Hữu Luộc đang trong giai đoạn thi công.

Để có thông tin khách quan về sự việc, PV báo Người Đưa Tin trao đổi với đại diện đoàn kiểm tra của sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, được biết: Sau khi nhận được thông tin, Sở đã họp bàn và thành lập đoàn về kiểm tra quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp đê Hữu Luộc ở xã Cộng Hoà. Quá trình kiểm tra, không phát hiện đơn vị thi công lấy đất đi bán. Công ty Yêu Việt không phải đơn vị thi công, nguồn đất tại xã Cộng Hoà không đủ để đắp đê nên đã phải đi mua thêm đất ở nơi khác.

Về phía công ty Xây dựng Yêu Việt, ông Nguyễn Công Yêu - Giám đốc công ty cho biết: “Chúng tôi không phải là đơn vị thi công và không liên quan tới việc cải tạo - nâng cấp đê Hữu Luộc. Công ty không khai thác đất tại đê Hữu Luộc đi bán và cũng không tham gia thực hiện dự án cải tạo đắp lại đê này”.

Theo ông Yêu, đây là dự án do sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là công ty Hà Thành. Ban đầu, ban Quản lý dự án; công ty Hà Thành và sở NN&PTNT có về xã đặt vấn đề tìm nguồn đất, UBND Cộng Hoà phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp lấy nguồn đất tại xã để đắp đê.

“Lãnh đạo xã cũng mong công trình được cải tạo để phòng chống bão lũ, việc sản xuất nông nghiệp của bà con được đảm bảo, đặc biệt là người dân có đường đê để đi lại thuận tiện. Do đó, xã đã đồng ý cho chủ đầu tư lấy đất tại khu vực bãi thùng bỏ hoang thuộc quỹ đất đê điều của xã. Trước đây, Nhà nước đã lấy đất ở khu vực này để đắp đê rồi. Đây là bãi đất bồi hàng năm khi mùa lũ về bồi đắp lên, ở đây không có hoa màu của người dân. Trước khi lấy đất ở đây, xã đã gọi tất cả các trưởng thôn lên để thống nhất tận dụng đất này để đắp đê”, ông Yêu cho biết.

Trước những thông tin công ty múc đất đi bán, thu lợi cho riêng mình, ông Yêu lý giải: “Do xã không có kinh phí và cũng muốn tiết kiệm chi phí, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ban Quản lý cùng đơn vị thi công có hỏi xã ở địa bàn có đơn vị nào có máy móc, phương tiện vận chuyển để lấy công, tiết kiệm chi phí. Sau đó, xã có gọi cho tôi, nhờ tôi liên hệ tới các anh em có máy móc ở địa phương để vận chuyển và thực hiện, việc nghiệm thu sẽ được đo đạc, tính khối lượng ở trên đê để thanh toán”.

“Tôi chỉ gọi xe, máy móc giúp ban Quản lý và xã thực hiện dự án thôi, còn những vấn đề khác tôi không nắm rõ. Chúng tôi chỉ là doanh nghiệp xây dựng ở địa phương nên không có xe tải, máy xúc và cũng không liên quan gì tới việc thi công cả. Việc lấy đất đê đem bán là không có, chủ đầu tư còn phải mua thêm đất ở nơi khác về đắp đê thì làm gì có chuyện lấy đất đi bán. Tỉnh cũng đã thành lập đoàn về kiểm tra và đã có kết luận không có chuyện lấy đất đi bán”, vị lãnh đạo công ty Yêu Việt lý giải.

Liên quan tới vấn đề này, đại diện UBND xã Công Hoà, Hưng Hà, Thái Bình cho biết: “Nguồn đất để đắp đê là quỹ đất đê điều chứ không phải là đất hoa màu của người dân. Để thực hiện dự án, xã đã tính toán để tiết kiệm chi phí, đất trên địa bàn xã không đủ để đắp đê nên vẫn phải đi mua ở nơi khác về nên không có chuyện đơn vị thi công bán đất đê. 

Trong khi đó, trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình cho biết: “Dự án cải tạo – nâng cấp đê Hữu Luộc do sở Nông Nghiệp làm chủ đầu tư, chúng tôi cũng đã xác minh kiểm tra và có kết luận không có chuyện doanh nghiệp lấy đất đi bán, và còn phải lấy đất thêm ở nơi khác về đắp đê”.

Thế Anh

Cùng tác giả

Sẽ xử lý nghiêm gia đình dừng ô tô ăn Tết trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thứ 5, 07/02/2019 | 09:40
Đại diện đội CSGT số 1 (cục CSGT – bộ Công an) cho biết đã vào cuộc xác minh địa điểm xảy ra sự việc cũng như truy tìm danh tính của người đàn ông livestream cảnh ăn nhậu của gia đình trên cao tốc.

Kết luận sai phạm nghiêm trọng của VEC chỉ định thầu trạm dừng nghỉ cao tốc liên quan "Út trọc"

Thứ 5, 31/01/2019 | 09:56
Sau khi báo Người Đưa Tin phản ánh loạt bài "Trợ lực nào giúp sân sau của "Út trọc" thâu tóm trạm dừng nghỉ trên cao tốc?", bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra về việc chỉ định thầu các trạm dừng nghỉ trên cao tốc do VEC quản lý.

Danh tính hàng loạt lãnh đạo công ty Yên Khánh bị bắt vì sử dụng phần mềm thu phí trốn thuế cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Thứ 3, 01/01/2019 | 12:45
Quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Nội lọt Top dự án chậm tiến độ, "đội" vốn khủng

Thứ 5, 06/12/2018 | 14:22
Bộ GTVT nêu đích danh dự án đường sắt đô thị “đội” vốn khủng gồm, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 18.000 tỷ đồng...

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan thâu tóm quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình như thế nào?

Thứ 4, 28/11/2018 | 09:46
Bà Vũ Thị Hoan với vai trò là Giám đốc công ty Yên Khánh “thâu tóm” quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo hình thức “xin – cho” được phép thu phí 1 năm nhưng đã thu phí tới 5 năm.