Thẩm phán cấp dưới xử chánh án ly hôn, xử thế nào?

Thẩm phán cấp dưới xử chánh án ly hôn, xử thế nào?

Thứ 5, 01/08/2013 | 15:44
0
Để đảm bảo tính khách quan trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vụ án thuộc trường hợp đặc biệt này cần phải có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.

Báo Người đưa tin có bài phản ánh chuyện do mâu thuẫn gia đình, ông S, chánh án TAND một  TP trực thuộc một tỉnh ở miền Tây, đã nộp đơn xin ly hôn vợ ra chính tòa mà ông đang lãnh đạo (cũng là ở địa phương nơi vợ chồng ông sinh sống). Sau đó, chính ông S. là người ký quyết định phân công thẩm phán giải quyết vụ ly hôn của ông. Nếu ông S là người dân bình thường thì vụ án không có gì  để bàn luận về thủ tục tố tụng. Nhưng đối với vụ kiện mà  ông S là nguyên đơn, mà chính ông S lại là chánh án nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết  thì có thể  nói vụ  án “thuộc trường hợp đặc biệt” và hy hữu .Quả thực  như bài báo phản ánh về thực tế và pháp lý, quyền hạn của một chánh án đối với  các thẩm phán  mà mình lãnh đạo là rất lớn, không chỉ là quyền lực hành chính mà còn cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ, đường lối xét xử. 

Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trao đổi vấn đề có liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự, cần có sự giải thích áp dụng pháp luật thống nhất.

Theo Điều 52 BLTTDS quy định “trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”. Vậy trường hợp nào thì được coi là “trường hợp đặc biệt? 

Nghị quyết 05/2012 ngày 3/12/2012của Hội đồng thẩm phán TANDTC , hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án  cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung) có giải thích “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu,có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài...Còn thế nào là vụ án “thuộc trường hợp đặc biệt “ quy định tại điêu 52 BLTTDS,  cho đến nay vẫn chưa  có hướng dẫn. Thực tiễn xét xử , rất hiếm thấy  khi xét xử án dân sự có hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân như quy định tại Điều 52 BLTTDS.

Có thể nhận định qua vụ ông chánh án, là nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi ông là lãnh đạo cao nhất : Dù nội dung vụ án phức tạp hay đơn giản thì trường hợp này rõ ràng không thể không thuộc “trường hợp đặc biệt”. Do đó, vụ án  dù không có tính  chất  “phức tạp “ để  Tòa án cấp tỉnh lấy lên giải quyết thì cũng thuộc trường hợp “đặc biệt”. 

Để đảm bảo tính khách quan trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vụ án thuộc trường hợp đặc biệt này cần phải có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Do đó, để đảm bảo tính khách quan đối với vụ án thuộc trường hợp đặc biệt, chánh án cần phải phân công hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân giải  quyết. Nếu chỉ phân công một thẩm phán giải quyết vụ án như trường hợp ông S. để coi như vụ án bình thường như vụ án khác, thì dư luận có điều  tiếng về tính khách quan, vô tư trong việc giải quyết vụ án là việc không thể tránh khỏi.

Qua vụ kiện hy hữu nêu trên, tôi nghĩ Hội đồng thẩm phán TANDTC cần có hướng dẫn thế nào là “trường hợp đặc biệt" để việc  giải quyết vụ án trong những trường hợp đặc biệt được khách quan, không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự.

> Luật sư của bạn, người đồng hành cùng công lý

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hoà)

Chánh án ly hôn, cấp dưới xử được không?

Thứ 2, 13/05/2013 | 08:22
Trong thực tế, quyền hạn của một chánh án đối với tòa mà mình lãnh đạo là rất lớn, không chỉ là quyền lực hành chính mà còn cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ, đường lối xét xử.

Ly hôn để lấy bồ nhí, toà xử được không?

Thứ 2, 29/07/2013 | 11:36
Người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng yêu cầu ly hôn để hợp pháp hóa quan hệ bất chính. Tòa xử chấp nhận hay bác đơn?

Đang sống với người khác như vợ chồng, được kết hôn với người thứ ba?

Thứ 7, 27/07/2013 | 18:08
Luật sư: Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 không quy định. Dự luật Hôn nhân Gia đình cũng bỏ ngỏ quy định này.

Luật sư: Thế nào là 'sống chung với nhau như vợ chồng'?

Chủ nhật, 28/07/2013 | 08:44
Có nhiều trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng 'sống chung với nhau như vợ chồng'. Bộ luật hình sự có điều luật quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, trong đó yếu tố định tội là người đang có vợ có chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

Tình huống hy hữu liên quan đến đạo đức luật sư

Thứ 6, 19/07/2013 | 16:12
Suốt quá trình xét xử , bị cáo Nguyễn Viết Trương, nghi phạm đặt mìn nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà luôn chối tội, luật sư chỉ định nhận thấy việc truy tố là có căn cứ , trường hợp này luật sư chỉ định được từ chối bào chữa hay phải tiếp tục bào chữa ?

Đoàn luật sư Khánh Hoà: Trao thẻ cho các luật sư mới

Thứ 3, 30/07/2013 | 14:06
Sáng 29/7, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức lễ trao thẻ luật sư do Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cấp cho các luật sư mới gia nhập.

Luật sư được tham gia trong quá trình thi hành án

Thứ 3, 23/07/2013 | 08:43
Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án. Thực tế nhiều trường hợp những người này không có điều kiện, không tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đã phải mời đến các luật sự tham gia.