Thảo dược giúp lành nhanh vết thương, vết loét

Thứ 4, 31/08/2022 19:52

“Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương” – Đây là một câu nói hoa mỹ trong văn học, nhưng đứng trên quan điểm của y học thì vết thương phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ khuyến cáo rằng vấn đề liên quan đến vết thương phải được xem xét quan tâm đặc biệt và xử lý ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

Các loại vết thương thường gặp

Việc phân loại vết thương sẽ giúp tìm ra biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Có nhiều cách phân loại vết thương, gồm:

- Theo nguyên nhân: Gồm do phẫu thuật (vết rạch hay cắt lọc), do chấn thương (cơ học, nhiệt độ, hóa chất,…)

- Theo cơ chế vết thương: Vết thương do rạch, vết thương bầm giập, vết thương thủng,…

- Theo mức độ ô nhiễm: Vết thương sạch, vết thương sạch nhiễm, vết thương nhiễm, vết thương bẩn.

- Theo thời gian: Cấp tính và mạn tính

+ Vết thương cấp tính: Do chấn thương (va đập, vết cắt dao kéo, tai nạn) hay do phẫu thuật. Nếu được chăm sóc tốt thì có khả năng nhanh lành sau 14 ngày. Nếu có nhiễm khuẩn, chảy máu, nứt nẻ sẽ chậm lành hơn.

+ Vết thương mạn tính: Gồm các vết thương do tiền sử bệnh tiểu đường, lao phổi,… gây ra loét bàn chân, rò vết thương do lao,…Vết thương mạn tính thường có nhiều mô hoại tử, vì thế việc điều trị thường kèm theo cắt lọc vết thương và chăm sóc tốt.

img

Vết thương dù nhỏ cũng cần được xử lý ngay đúng cách

Các nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể có vết thương

Khi cơ thể bị thương, sẽ mở ra “cửa ngõ” cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Phần cơ giập nát hoại tử là môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn hoàn hảo. Nguy cơ có thể gặp phải khi bị thương gồm: chảy máu vết thương, nhiễm trùng vết thương, khuyết mất mô, chậm liền vết thương và sẹo xấu.

Thông thường, cơ thể có cơ chế để chống chọi khi vi khuẩn tấn công. Hệ miễn dịch được khởi động, điều tiết các tế bào miễn dịch đi tới để kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt như số lượng vi khuẩn quá nhiều do vết thương bị nhiễm bẩn, người bệnh bị suy giảm miễn dịch… hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra. 

Nhiễm khuẩn là một tình trạng cấp tính. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Một vết thương, trầy xước dù nhẹ đến mấy cũng có đặc điểm lâu tan, sưng tấy, gây đau đớn, mang đến sự bất tiện và mất thẩm mỹ.

Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có khả năng nhiễm trùng; nhẹ thì lâu lành, để lại sẹo lồi, nặng thì dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng phải làm phẫu thuật cắt bỏ…

Thảo dược thiên nhiên “cứu cánh” khi có vết thương

Điều quan trọng nhất khi bị thương là phải biết cách xử lý càng nhanh càng tốt. Quá trình sơ cứu và sử dụng thuốc ngay khi mới bị thương là rất quan trọng, đòi hỏi những kỹ năng và sự hiểu biết khoa học.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh tổng hợp của Tây y, Đông y cũng có nhiều loại thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên, hoạt chất chống viêm tự nhiên, có thể sử dụng độc lập như một phương pháp thay thế trong điều trị các vết thương nhẹ, chấn thương nhẹ; hoặc phối hợp điều trị với kháng sinh trong các trường hợp nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Thuốc thảo dược được bào chế từ vị thuốc quý huyết giác là lựa chọn hàng đầu khi nói đến điều trị chấn thương, vết thương, vết loét, phù nề. Huyết giác là vị thuốc quý hiếm được sử dụng trong y học cổ truyền nghìn năm nay, giúp tan bầm tím, liền vết thương, bong gân, đau xương khớp...

Đi sâu vào nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra trong vị thuốc quý huyết giác chứa nhiều thành phần như Flavonoid, saponin steroid, phenolic, homoisoflavonoid,... Sau khi phân lập và đem thử nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy, kết quả cho thấy các hoạt chất này có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa,...; các loại nấm như nấm sợi (Aspergillus niger, Pseudomonas aeruginosa), nấm Candida Albicans,...

Thực tế hơn 10 năm đưa vào điều trị lâm sàng, sử dụng thuốc thảo dược được bào chế từ huyết giác ngay sau khi bị thương giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, chống viêm, giảm sưng đau, phù nề, tan bầm tím nhanh và an toàn.  Thuốc giúp vết thương khép miệng, nhanh lên da non nhanh hơn, phối hợp với kháng sinh hiệu quả.  

Thuốc sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già.

Hơn 15 năm lưu hành rộng khắp trên 20.000 nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc, sản phẩm đã trở thành chế phẩm thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc của mọi gia đình đề phòng các trường hợp chấn thương, vết thương, bầm tím.

Xem thêm thông tin tại:

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

Tan bầm tím – giảm phù nề - mau lành vết thương

img

Long huyết P/H có thành phần chính từ vị thuốc quý Huyết giác, từ lâu đã được biết đến như là vị thuốc quý bí truyền của các võ sư, thầy thuốc dùng đặc trị nội ngoại thương.

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNH Đông dược Phúc Hưng

96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

https://longhuyetph.vn/

https://www.facebook.com/longhuyetph

HOTLINE (Miễn cước): 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG

Lưu ý: Để tránh mua phải sản phẩm giả, nhái, vui lòng chọn tìm mua đúng tên THUỐC Long huyết P/H - Liên hệ tổng đài bác sĩ tư vấn chăm sóc 1800 5454 35 để biết thêm chi tiết. Website: https://longhuyetph.vn/

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.