Thầy Văn Như Cương, tấm gương sáng của cải cách giáo dục

Thầy Văn Như Cương, tấm gương sáng của cải cách giáo dục

Hà Công Luân
Thứ 4, 15/11/2017 | 06:26
1
Sinh thời, thầy Văn Như Cương là tấm gương sáng về cải cách giáo dục, về tình thương yêu học sinh. Cũng vì thương yêu, thầy đã nghĩ ra nhiều cách giáo dục, giảng dạy và viết sách có hiệu quả.

Ngày 18/11 tới đây, tại trường THCS & THPT Lương Thế Vinh sẽ diễn ra buổi triển lãm mang tên “Dấu ấn”. Đúng với cái tên của nó, buổi triển lãm sẽ là nơi trưng bày những dấu ấn trong cuộc đời của nhà giáo Văn Như Cương khi còn sống.

Triển lãm được thực hiện bởi các thế hệ học sinh, các thầy, cô giáo đã và đang học tập, làm việc tại trường và hơn cả là những con người đã từng làm việc, tiếp xúc với thầy Văn Như Cương.

Nhân dịp này, báo Người Đưa Tin xin gửi tới độc giả bài viết “Thầy Văn Như Cương, tấm gương sáng của cải cách giáo dục”, của tác giả Vũ Băng Tú (trường Lương Thế Vinh):

Giáo dục - Thầy Văn Như Cương, tấm gương sáng của cải cách giáo dục

Thầy Văn Như Cương cùng các học trò.

 

“Cuộc đời giáo viên của tôi trải qua 56 năm; từng dạy học và quản lý nhà trường, rồi chỉ đạo chuyên môn ở phòng Phổ thông của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cũng đã từng làm việc với rất nhiều những cán bộ giáo dục tôi kính trọng. Nhưng chỉ có hai người tôi thực sự tôn kính là bậc thầy của cải cách giáo dục. Một là Thầy Trần Ngoạn - Hiệu trưởng đầu tiên của trường vừa học vừa làm đầu tiên: Trường Thanh niên Lao động Xã hội Chủ nghĩa Hòa Bình, người đã dìu dắt tôi nửa chặng đường đầu. Hai là thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng đầu tiên của trường phổ thông dân lập (PTDL) đầu tiên: Trường Lương Thế Vinh, người dìu dắt tôi đoạn đường tiếp theo.

Khi về Hà Nội, tôi nghĩ nơi có bề dày giáo dục hàng ngàn năm này dễ gì có ai dám thay đổi.

Nhưng tôi đã lầm! Giữa nơi có biết bao đường lối, chủ trương, phương pháp giáo dục kiên cố như thành trì; giữa lúc người ta còn đang loay hoay cải tiến trường công chưa ngã ngũ; có một ngôi trường mới ra đời: Trường PTDL Lương Thế Vinh!

Người ta bàn ra tán vào nhiều lắm. Còn tôi, như một quan sát viên không dễ tính, lặng lẽ chứng kiến bước đi của trường. Dẫu vậy, ngay từ những ngày đầu ấy, tôi đã hết sức khâm phục người sáng lập ra ngôi trường đó: Không “đôi hồi”, “quảng cáo”, không lớn tiếng tuyên ngôn “thực nghiệm”, “cải cách”, “đổi mới” nọ kia. Anh cứ lẳng lặng làm, hì hục làm và lôi kéo thầy trò toàn trường bằng tấm gương “miệng nói, tay làm” của chính mình. Thế mà, hơn tất cả các thực nghiệm này khác, Lương Thế Vinh tồn tại sừng sững!

Sau nhiều năm, trước khi về trường dạy học, tôi đã hiểu ra, anh thành công vì anh là một nhà giáo dục thực tiễn. Thực tiễn (1), chứ không phải thực tế kinh nghiệm chủ nghĩa. Không! Chỉ đạo bất cứ hoạt động giáo dục nào của nhà trường, anh cũng có một cơ sở lý luận giáo dục khoa học đầy sáng tạo. Nhưng anh không lý luận suông, không tỏ ra “uyên bác”, mà biến lý luận thành chương trình hành động khoa học, hợp lý và thiết thực.

Ví như, khi tôi ở sở Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra trường, tôi rất chú ý tìm hiểu chủ trương của anh: Chỉ đạo chuyên môn phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục toàn diện; nhưng đồng thời phải linh hoạt trong dung lượng, độ đậm nhạt của nội dung kiến thức, thời gian thực hiện các bộ môn có sự linh hoạt hợp với phân phối thời gian trong năm học.

Hồi đó, tôi có dự giờ của một giáo viên dạy Văn lớp 9. Tôi phát hiện anh thay đổi trật tự chương trình của Bộ (ở thời điểm ấy anh phải dạy thơ Việt Nam hiện đại, nhưng anh lại dạy truyện). Hỏi, thì anh giải thích anh đổi để phục vụ Tập làm văn tự sự. Lại hỏi, trường cho phép sao? Anh cho biết Lương Thế Vinh chỉ so chương trình vào giữa học kỳ và cuối học kỳ (thời điểm nhà trường kiểm tra chất lượng bộ môn chung), còn để giáo viên chủ chọn con đường đi tới đích hiệu quả nhất. Ngay lúc đó tôi đã nghĩ: Thật tuyệt! Khi nào có điều kiện tôi sẽ xin về đây dạy học!

Và cơ hội đó đã đến khi tôi được nghỉ hưu. Hơn mười lăm năm dạy học tại trường Lương Thế Vinh, tôi đã học được bao nhiêu điều từ người thầy, người anh cả của giáo viên toàn trường. Anh luôn dìu dắt chúng tôi yêu thương học sinh để giáo dục và dạy dỗ các em nên người. Và anh là tấm gương tuyệt vời về mặt này.

Đọc những “Bức thư gửi Thầy” của các em 9V2 viết hôm tiễn biệt thầy, tôi không cầm được nước mắt: “... Hàng nghìn con hạc chúng con gửi thầy, rồi bỗng một hôm chúng con nhìn lên tầng hai của trường, một ông Bụt hiền từ hiện ra tươi cười nhìn chúng con! … Lần đầu tiên con mới vào lớp 6, Thầy đến với chúng con ở ngôi trường bé nhỏ bên 18 Khương Thượng: Ôi! Thầy thật giống với Bác Hồ! … Con không được trực tiếp học Thầy, nhưng những công thức toán hình của Thầy con không bao giờ quên! … Mỗi nốt nhạc, mỗi lời ca thấm đẫm nước mắt chúng con. Sân trường đang u ám, bỗng những tia nắng rọi xuống, con biết đó là Thầy, là ông Tiên của chúng con đang gửi lời an ủi những đứa cháu bé nhỏ của mình: “Các con đừng khóc! Thầy không bao giờ xa các con!” Con chạy theo tia nắng: “Thầy đừng đi! Thầy ơi!” … Lúc xe linh cữu của Thầy từ từ rời xa cổng trường, các cô giáo chạy theo, nước mắt giàn giụa. Con ước gì nước mắt của các cô giáo và chúng con níu được Thầy ở lại …”.

Tôi tâm sự với các em mới biết, mỗi em in đậm một hình ảnh Thầy trong tim vì các em luôn nhớ hôm các em 6V2 vào trường, thầy Văn Như Cương đến thăm các em. Các em được nói chuyện với Thầy như đứa cháu nói chuyện với ông nội:

"- Các con ăn cơm trưa có ngon miệng không?

Ngon lắm Thầy ạ. Nhưng … 

- Sao? … Con cứ nói Thầy nghe nào… Sao, … hay con nói thầm vào tai thầy vậy, 

Con hơi đói! _ Em cố kiễng chân áp vào tai thầy. Bỗng em hơi sợ vì lỡ lời.

- Thế à _ thầy cũng thầm thì _ để Thầy nói các cô tăng lượng suất ăn con nhé!

Em cứ tưởng Thầy nhiều việc lo cho trường thì Thầy có nhớ không. Nhưng thật bất ngờ. Trưa hôm sau chúng em được ăn no hơn.

Cô xin lỗi các con, cô đã sai khi nghĩ các con lớp 6 ăn ít hơn các con lớp 7. Hôm qua, Thầy Cương đã bảo các cô rằng các con lớp 6 ăn khỏe không thua các con lớp trên đấy!".

Chao ôi! Anh yêu thương học sinh biết bao!

Còn với chúng tôi, những người đứng lớp, anh căn dặn: Không có học sinh yếu kém, chỉ có những em chưa chăm hoặc do các em chưa được rèn cách học, cách tư duy chu đáo, phải thật kiên nhẫn và sáng tạo trong cách dạy.

Năm tôi mới vào trường dạy lớp 9, anh giáo viên dạy Toán lớp tôi luôn ca ngợi những cuốn sách Bài tập Toán của thầy Văn Như Cương. Anh giáo viên Toán ấy rất tâm đắc cách ra bài tập không hiểm hóc mà luôn kích thích tư duy; nhất là cách thầy Cương hướng dẫn giải bài tập: Không bao giờ giải sẵn, thầy Cương có những cách gợi mở thật khéo, luôn có tách dụng dẫn dắt học sinh tự khám phá. Thật là một thầy giáo trí tuệ uyên thâm và có một bề dày thực tiễn giảng dạy đầy sáng tạo! Anh giáo viên Toán thốt lên như vậy! Điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

Dạo ấy, tôi đang được tham gia biên soạn bộ Ngữ văn nâng cao cho lớp 6, 7, 8, 9. Trước khi về sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo Ngữ văn THCS, tôi vốn là một giáo viên THPT. Do ở miền núi thiếu giáo viên, tôi cũng có dạy lớp 9. Tuy chỉ đạo Ngữ văn THCS ở thành phố, tôi luôn nghiên cứu và dự giờ giáo viên giỏi nên cũng học được nhiều, nhưng vẫn không thể bằng học tập qua thực tiễn giảng dạy. Tôi bèn xin với thầy Cương, cho tôi được dạy lớp 6 và được theo các em lên đến lớp 9. Anh cười và tán thành ngay: Nên như vậy. Cô nên nhớ viết sách cho học sinh cũng là giảng dạy đó. Phải dạy giỏi mới viết tốt được. Dạy học sinh cũng như viết sách, không bao giờ được làm thay học sinh, không được để học sinh “ăn sẵn”.

Như mỗi giáo viên, học sinh trường Lương Thế Vinh, kỷ niệm về thầy Văn Như Cương thật không sao kể hết được. Tâm sự vài kỷ niệm nhỏ này về anh, là tôi muốn tâm niệm rằng: Anh là tấm gương sáng về cải cách giáo dục, về tình thương yêu học sinh và vì thương yêu mà nghĩ nhiều cách giáo dục, giảng dạy, viết sách có hiệu quả.

Anh đã đi xa, nhưng sự nghiệp cải cách giáo dục anh xây, phương pháp giảng dạy tiên tiến sẽ còn mãi.

Anh dạy, tình yêu thương học sinh anh để lại, có bao giờ đi xa! Trường Lương Thế Vinh mãi mãi phát triển bền vững, anh ạ!

Hà Nội, 0h10 phút ngày 9 /11/2017

Vũ Băng Tú, giáo viên trường THCS & THPT Lương Thế Vinh"

Clip: Lời chia tay dạt dào cảm xúc ngày tiễn đưa nhà giáo Văn Như Cương

Thứ 5, 12/10/2017 | 20:32
Sáng nay (12/10), bạn bè, đồng nghiệp, những người thân quen và các thế hệ học sinh đã cùng tiễn đưa người thầy đáng kính Văn Như Cương về nơi an nghỉ cuối cùng.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Từ 24/4, thí sinh thử đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.

Quảng Ninh: Xử lý gần 160 học sinh vi phạm quy định giao thông

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:57
Cùng với xử lý các trường hợp này, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh lập biên bản, xử lý theo quy định 50 cha mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi điều khiển.

Một số thay đổi quan trọng khi thi vào trường chuyên tại Tp.HCM

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:16
Dự kiến từ năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Tp.HCM có nhiều thay đổi.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Dự báo nắng nóng gay gắt bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ sắp tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:00
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Bản tin 23/4: Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp; Đã có 29 ca tử vong do bệnh dại tại 17 địa phương...

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.