Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng

Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng

Thứ 2, 15/05/2017 | 15:58
0
Tin tức nổi bật nhất trong tuần qua là vấn đề Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa và những cam kết của tân Tổng thống Hàn Quốc trong lễ nhậm chức...

Sự bí hiểm của Putin, người luôn chiến thắng 'canh bạc toàn cầu'

Kết quả bầu cử Pháp không phải là điều quá tồi tệ với Moscow, trong khi Nhà Trắng vừa đưa ra một quyết định có thể khiến Tổng thống Putin thầm vui trong lòng. Dường như Putin vẫn thắng, dù ai thua...

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng

 Hình ảnh của TT Putin vừa mạnh mẽ, vừa bí hiểm.

Người ta có thể nghe thấy tiếng thở phào nhẹ nhõm ở các thủ đô phương Tây vào tuần trước, khi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được công bố.

Các nhà quan sát đã ca ngợi chiến thắng của chính khách trẻ Emmanuel Macron trước nữ ứng viên cực hữu Marine Le Pen là niềm vui cho cả châu Âu sau những sóng gió mà lục địa này phải đối mặt trong suốt một năm qua.

Một số nhà bình luận thậm chí còn trách móc một nhân vật không có tên trong lá phiếu: Tổng thống Nga Vladimir Putin, chỉ đơn giản ông là nhân vật mà bà Le Pen bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Nhà lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc là người muốn thấy viễn cảnh Pháp rời khỏi cả Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Bà thường bị chỉ trích vì ca ngợi ông chủ Điện Kremlin và cũng phải đối mặt với cáo buộc có liên hệ tài chính mờ ám với Moscow như được phía Nga giúp đỡ phá hoại chiến dịch tranh cử của đối thủ Macron.

Hàng loạt trang bìa trên các tờ báo lớn của phương Tây ca ngợi chiến thắng của Macron nhưng không quên kèm theo dòng chữ “thất bại lớn của Putin” cùng những hình ảnh chế giễu thường thấy.

Nhưng theo cây bút kỳ cựu Christian Caryl của tờ Washington Post, mọi chuyện chưa phải là cái kết tồi tệ cho nhà lãnh đạo nước Nga. Tổng thống Putin vẫn nổi tiếng là một nhân vật đầy chiến lược. Đối với phương Tây, ông sẽ tiếp tục khai thác các điểm yếu để mang lại lợi ích cho nước Nga.

Về cuộc bầu cử Pháp, tuy chiến thắng của ông Macron được hoan nghênh bởi các nhóm chính trị ủng hộ nền dân chủ tự do, nó không xóa nhòa đi sự thật rằng, lượng công chúng dành tình cảm cho Nga vẫn còn rất mạnh mẽ ở quốc gia này.

 Xem thêm tại đây 

Mosul chỉ còn 10% không thể giải phóng vì ‘hành động của Washington’

Mỹ đã cố ý không cung cấp các loại vũ khí tiên tiến cho lực lượng an ninh Iraq, làm hạn chế khả năng giải phóng Mosul của Baghdad.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 2).

 Hiện lực lượng quân Chính phủ Iraq và liên quân quốc tế đã kiểm soát 90% lãnh thổ Mosul (Ảnh: Sina).

Tuy nhiên, phía Quân đội Iraq và lực lượng liên quân quốc tế vẫn không thể giành được chiến thắng toàn diện bằng cách tiêu diệt hoàn toàn lực lượng IS hiện đang còn lại tại đây. Tổng cộng Iraq và liên quân đã huy động khoảng 100.000 binh lính tham gia cuộc chiến. Trong khi đó, số lượng chiến binh IS tham gia trận chiến này được ước tính vào khoảng 12.000 người. Dẫu vậy, cuộc chiến vẫn đang ở thế giằng co, tới nay chưa thể ngã ngũ.

Ngày 10/5, tờ Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích quốc phòng Ahmad al-Sharifi nhận định rằng, Washington đã cố ý không cung cấp những loại vũ khí chính xác tân tiến cho lực lượng Chính phủ Iraq, khiến cho Baghdad khó lòng giành chiến thắng trước những tay súng khủng bố IS và giải phóng Mosul.

Quyết định của Lầu Năm Góc về việc không cung cấp những khí tài quân sự tiên tiến cho Baghdad đã kéo ngược lại những kết quả của quân đội Iraq chống lại khủng bố, vì thế họ đã mất đi ưu thế hiện có trên thực địa.

Trong khi đó, chính quyền ông Trump lại bật đèn xanh trong việc cung cấp vũ khí cho nhóm người Kurd tại Syria trong nỗ lực nhằm tái chiếm thành phố Raqqa của Syria, nơi vốn được coi là “thủ đô” kiên cố của lực lượng khủng bố IS.

Xem thêm tại đây

Bí mật kế hoạch sử dụng gần 8 tỉ USD cho chiến lược của Mỹ ở châu Á

Mới đây, Washington đã ủng hộ đề xuất của thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, chi 7,5 tỉ USD nhằm tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 3).

 Có nhiều lý do để tin rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dành sự quan tâm đặc biệt đến châu Á.

Kế hoạch ban đầu dưới dạng đề xuất mang tên "Sáng kiến ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương" do Thượng nghị sĩ John McCain đưa ra đã được sự ủng hộ của các nhà lập pháp khác của Mỹ, cũng như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Đô đốc Harry Harris.

"Sáng kiến này có thể làm tăng sức mạnh quân sự Mỹ thông qua tài trợ nhằm mục tiêu cần thiết điều chỉnh vị thế của chúng ta trong khu vực và cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như kinh phí cho các cuộc tập trận bổ sung…", Thượng nghị sĩ McCain cho biết.

Chia sẻ về vấn đề này, người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Ross cho biết: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và Mỹ cam kết đảm bảo lực lượng quân sự sẵn sàng đối phó với những thách thức đang nổi lên trong khu vực”.

Xem thêm tại đây

Tân Tổng thống Hàn Quốc ngỏ ý đối thoại với Triều Tiên trong lễ nhậm chức

Ngày 10/5, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội sau khi giành chiến thắng và chính thức thay thế cho bà Park Geun-hye.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 4).

 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chính thức nhậm chức và tuyên bố đối thoại với Triều Tiên nếu điều kiện cho phép.

Tân Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ có cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trái ngược với cách tiếp cận của bà Park là sử dụng biện pháp trừng phạt cứng rắn. Ông Moon cũng tuyên bố ông sẵn sàng đến thăm Bình Nhưỡng nếu điều kiện cho phép. “Nếu có điều kiện, tôi sẽ bay đến Washington và cũng có thể thăm Bắc Kinh, Tokyo”, ông Moon cho hay.

“Nếu điều kiện cho phép, tôi cũng sẽ tới Bình Nhưỡng và vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, tôi sẽ làm mọi thứ mà tôi có thể”, ông Moon khẳng định.

Phát biểu trong buổi lễ nhậm chức, ông Moon hứa sẽ “giải quyết khủng hoảng an ninh càng sớm càng tốt”. Dù vậy, không có gì đảm bảo quan hệ liên Triều sẽ xuống thang căng thẳng, khi ông Moon lên nắm quyền. Triều Tiên luôn tỏ rõ nước này sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa của nước này trong khi ông Moon nói rằng một cuộc gặp với lãnh đạo Kim Jong-un chỉ có thể xảy ra nếu Triều Tiên đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân.

Xem thêm tại đây

300 tên IS bị 16 lính đặc nhiệm Nga đánh bại thế nào?

Tổng thống Putin đã trao những phần thưởng đặc biệt cao quý cho những binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Nga đã chặn đứng 4 đợt tấn công của IS tại Aleppo.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 5).

 4 sĩ quan Nga tới đài tưởng niệm các anh hùng trong bộ phim "Sĩ quan" phía trước Trung tâm Quốc phòng Quốc gia Nga đặt hoa và thực hiện nghi lễ chào tưởng niệm. (Ảnh: kp.ru).

Trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước lễ diễu hành long trọng nhân kỷ niệm Ngày Chiến thắng hôm 9/5 vừa qua, ông đã nhắc tới 4 sĩ quan thuộc lực lượng đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng Nga, những người đã có đóng góp lớn trong sự nghiệp chống khủng bố tại Syria.

Bốn sĩ quan, hai cấp hàm trung tá và hai cấp hàm đại úy, đã được đích thân Tổng thống Putin ký quyết định trao tặng huân chương. Trong lễ trao huân chương, trung tá Dannil, vị chỉ huy của nhóm sĩ quan, đã được trao Ngôi sao vàng và được vinh danh là Anh hùng của Liên bang Nga.

Trung tướng cho biết, họ là những người thuộc đơn vị quân đội gồm 16 lính tinh nhuệ của Nga đã lập công khi tiêu diệt thành công 300 tay súng khủng bố thánh chiến trong các cuộc oanh kích kéo dài 2 ngày ở chiến trường Syria. Họ đã đẩy lùi 4 đợt tấn công của các tay súng khủng bố.

“Chúng tôi đã tránh được thương vong tối đa do có nơi trú ẩn tốt. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những lợi thế về trang thiết bị và khí tài mang theo, cùng ống ngắm hình ảnh nhiệt. Tất cả những thứ đó đã hỗ trợ cho thành công của chúng tôi”, vị chỉ huy nói về thành công của đơn vị.

Sau trận giao tranh nói trên, có hàng chục tay súng khủng bố cực đoan đã bị nhóm đặc nhiệm Nga tiêu diệt. Ngược lại, về phía Nga, không có binh sĩ nào thương vong. Sau đó, cứ điểm phòng thủ đã được bàn giao lại cho lực lượng đồng minh, quân chính phủ Syria.

Xem thêm tại đây

Triều Tiên thử tên lửa, thách thức cả TT Trump lẫn Putin?

Sáng ngày Chủ nhật (14/5), Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo từ khu vực gần bờ biển phía Tây nước này và bay gần 700 km. Các quan chức Nhật Bản cho biết, tên lửa được Triều Tiên phóng lên đã bay khoảng 30 phút, “tên lửa bay rất cao, đạt đỉnh khoảng 2000 km” và dường như đã rơi ở bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 6).

Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin đưa về một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

 

Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống khu vực biển Nhật Bản, nhưng rất gần miền Đông nước Nga, chỉ cách cảng Vladivostok khoảng 60 dặm (96km).

 

Ông David Wright, một chuyên gia tên lửa, đồng thời là Giám đốc Chương trình an ninh toàn cầu của Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm (CCS) cho hay, dựa trên những số liệu do Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cung cấp hiện nay cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên.

 

“Với loại tên lửa mới, Triều Tiên hoàn toàn có thể tiêu diệt căn cứ Guam, siêu căn cứ quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương, vốn chỉ cách Triều Tiên 3.400 km. Nhưng tên lửa này còn lâu mới có thể vươn tới Mỹ khi khoảng cách là hơn 8.000 km và tiểu bang gần Triều Tiên nhất là Hawaii cũng cách Bình Nhưỡng 7.000 km”, ông Wright phân tích.

 

Vụ thử tên lửa này rơi rất gần lãnh thổ Nga, nhiều khả năng, lãnh đạo Triều Tiên Kin Jong-un đang muốn truyền thông điệp tới Moscow và Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.

Xem thêm tại đây

Vụ tấn công mạng tống tiền lớn nhất lịch sử: Tổ chức nào đứng sau? 

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 200.000 máy tính tại 150 quốc gia bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng tống tiền lớn nhất từ trước đến nay.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 7).

 Ảnh tải lên các trang mạng xã hội chụp màn ảnh máy tính với dòng chữ 'Ooops, đáng tiếc hồ sơ của bạn đã bị mã hóa' và thông báo đòi 300 đồng bitcoin.

“Cuộc tấn công mạng tống tiền quy mô lớn diễn ra tại hàng loạt quốc gia trên thế giới như một hồi chuông đánh thức Chính phủ các nước trong việc bảo mật hệ thống an ninh mạng”, Chủ tịch Microsoft Brad Smith tuyên bố.

Cuối tuần qua, Chính phủ Mỹ và Anh đồng loạt phát đi cảnh báo về một đợt tấn công mạng tống tiền quy mô lớn, hàng loạt các tổ chức lớn trên thế giới bị tấn công.

Trong khi cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, tin tặc có thể đã khai thác một kẽ hở trong hệ điều hành Windows, công cụ lấy từ các tài liệu bị đánh cắp của NSA.

"Các tin tặc lợi dụng lỗ hổng trong hệ điều hành Windows XP của Microsoft để khoá dữ liệu trong máy tính nạn nhân và đòi người sử dụng trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin", một chuyên gia mạng phân tích.

Còn hãng Microsoft đổ lỗi cho hệ thống bảo mật của NSA và cảnh báo Chính phủ các nước nên coi vụ tấn công là “lời cảnh tỉnh”.

Xem thêm tại đây 

Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron đã tuyên thệ nhậm chức tại Điện Élysée

Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron ngày 14/5 đã tuyên thệ nhậm chức tại Điện Élysée, Thủ đô Paris sau chiến thắng áp đảo trước ứng viên cực hữu Marine Le Pen trong vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 66,1% và 33,9%, theo số liệu chính thức từ bộ Nội vụ Pháp.

Tiêu điểm - Thế giới tuần qua: Triều Tiên thử tên lửa, Putin luôn là người thắng (Hình 8).

 Tổng thống Emmanuel Macron đọc diễn văn nhậm chức tại Điện Élysée. 

Theo thông lệ, tại buổi chuyển giao quyền lực, Tổng thống Macron sẽ nhận lại mã kích hoạt tên lửa hạt nhân từ người tiền nhiệm François Hollande.

Ông Macron chính thức trở thành Tổng thống Pháp khi Laurent Fabius, Chủ tịch hội đồng Hiến pháp, cựu Thủ tướng Pháp, công bố kết quả bầu cử. Ông sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức như tỷ lệ thất nghiệp cao, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và đoàn kết quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc.

Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, tân Tổng thống Pháp cam kết sẽ nỗ lực đưa Pháp vượt qua sự chia cắt trong xã hội, xây dựng đất nước hùng mạnh.

Khi các sự kiện kết thúc, 21 phát đại bác chào mừng tân tổng thống vang lên từ điện Invalides ở phía bên kia sông Seine. Macron sau đó tiếp tục đến thăm Khải Hoàn Môn và đến tòa thị chính Paris.

Xem thêm tại đây

Phương Anh (Tổng hợp)

 

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.