Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh

Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 17/02/2018 | 07:00
0
Năm 2017 tiếp tục ghi dấu ấn nổi bật của các nhà lãnh đạo nhiều ảnh hưởng như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên cạnh đó là sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump và một loạt các gương mặt chính khách trẻ tuổi khác. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quốc tế nhiều màu sắc, bao trùm bởi những quan hệ hợp tác-xung đột, kéo theo những lợi ích địa chính trị, kinh tế mà các nước cùng theo đuổi.
Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh

Bộ ba nhà lãnh đạo Vladimir Putin, Donald Trump, Tập Cận Bình.

Bộ ba quyền lực Mỹ, Nga, Trung

Có thể nói, toàn bộ những diễn biến nổi bật nhất tại nhiều điểm nóng trên thế giới trong năm 2017 đều xoay quanh mối quan hệ chồng chéo giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong đó ba nhà lãnh đạo Donald Trump, Vladimir Putin, Tập Cận Bình đã đưa ra những định hướng, quyết sách khác nhau để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Bất chấp nỗ lực hàn gắn quan hệ của Tổng thống Trump, quan hệ Mỹ-Nga đã xuống ngưỡng thấp nhất trong năm qua do cáo buộc Moscow can thiệp vào bầu cử. Trong khi đó, Trung Quốc bị Mỹ chỉ trích việc thao túng tiền tệ, gây mất cân bằng thương mại và chủ nghĩa bành trướng gây nguy hiểm. Để đáp trả trước thái độ thù địch của Mỹ nhắm vào mình, Nga và Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn và tạo thành đối trọng trước cường quốc số một thế giới.

Gây tranh cãi ngay từ khi tham gia tranh cử, một năm nắm quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây chao đảo nước Mỹ cũng như sân khấu thế giới bằng một loạt những phát ngôn, chính sách gây lo ngại như: Xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm Obama, xây bức tường biên giới Mexico, hạn chế người Hồi giáo nhập cư, từ bỏ Hiệp định khí hậu Paris, khẩu chiến với Triều Tiên hay tuyên bố Jerusalem là Thủ đô của Israel.

Trong khi những bước đi táo bạo của ông Trump chưa chứng minh được hiệu quả, tỷ lệ người ủng hộ vị Tổng thống 71 tuổi ghi nhận đã xuống thấp một cách đáng kể. Tuy nhiên, giới phân tích cũng ghi nhận những điểm sáng về kinh tế của Mỹ trong năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời Tổng thống Trump giảm rõ rệt, tăng trưởng kinh tế khởi sắc, thị trường chứng khoán phục hồi và ngành công nghiệp chứng kiến sự trở lại sau nhiều năm.

Với Tổng thống Putin, 2017 là một năm đáng nhớ khi ông giành được nhiều thắng lợi chiến lược trên mặt trận quốc tế. Cuộc chiến Syria đi vào hồi kết với chỗ đứng vững chắc của Nga trong giai đoạn hậu chiến đã nói lên thành công trong quyết sách của ông chủ Điện Kremlin. Nhìn xa hơn ở Trung Đông, Tổng thống Putin đang trở thành cường quốc thay thế Mỹ nắm giữ vị thế số một ở khu vực. Bên cạnh việc tạo thành liên minh với Iran và thành viên NATO - Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow còn tạo dựng mối quan hệ ngày càng sâu sắc hơn với Saudi Arabia, một trong những đồng minh lớn nhất của Washington.

Trong khi mối quan hệ Nga-Mỹ được cho là xấu nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Putin đã đưa ra những đòn đáp trả tương xứng trước hành động gây hấn ngoại giao mà Washington áp đặt lên Moscow.  Ông chủ Điện Kremlin tiếp tục giữ vững sự bình ổn trong nước bằng việc điều hành nền kinh tế khởi sắc bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt từ phương Tây.

Ngoài ra, Moscow đang tham gia ngày càng sâu hơn vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên với vai trò trung gian giảm xung đột, mang đến giải pháp “đóng băng kép” được hỗ trợ từ các bên. Với tỷ lệ ủng hộ của dân chúng ngày càng tăng và quyết định ra tranh cử Tổng thống năm sau, ông Putin được kỳ vọng sẽ có một năm 2018 còn khởi sắc hơn nữa.

Nói đến châu Á, gương mặt chính khách nổi bật nhất trong năm 2017 vừa qua, dường như không ai có thể vượt qua được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Kết quả của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc 19 một lần nữa khẳng định dấu ấn mạnh mẽ của vị chính khách 64 tuổi. Không chỉ tiếp tục thêm nhiệm kỳ mới trong vai trò Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, ông Tập còn vinh dự trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc thứ ba có tên trong điều lệ Đảng, bên cạnh hai người tiền nhiệm là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

"Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc thù Trung Quốc trong thời đại mới" trở thành một phần trong nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đảng là ghi nhận to lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với những thành tựu mà ông Tập làm được, không chỉ trong năm 2017, mà còn trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Không còn “giấu mình chờ thời” như trước, vị thế của quốc gia tỷ dân đang trở thành mối đe dọa mà nước Mỹ phải e ngại.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang màu sắc Tập Cận Bình trong năm 2017 được ghi nhận qua tăng con số tăng trưởng kinh tế nổi bật, sáng kiến liên kết Âu-Á “Vành đai Con đường”, chống biến đổi khí hậu, mở căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti và dần thay thế tầm ảnh hưởng của Washington trong các vấn đề toàn cầu.

Trong nước, các chính sách ghi dấu ấn của ông Tập tiếp tục phát huy trong cuộc chiến chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Lãnh đạo trẻ định hình bộ mặt thế giới

2017 là một năm đặc biệt khi chứng kiến những gương mặt trẻ trở thành lãnh đạo của các quốc gia lớn. Sau chiến thắng kịch tính của “quý ông người Pháp” Emanuel Macron hồi tháng Năm, công chúng tiếp tục chào đón “người đi trên mặt nước” Sebastian Kurz – người trở thành Thủ tướng trẻ nhất thế giới vào tháng Mười và Jacinda Ardern – bông hồng 8X – Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử New Zealand.

Năm qua cũng không thể không nhắc đến Thủ tướng “điển trai” Justin Trudeau – người đưa đất nước Canada già cỗi, bị lãng quên – trở lại sau nhiều năm; một Thái tử 32 tuổi làm Saudi Arabia lẫn Trung Đông trở nên huyên náo và đặc biệt là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhân vật trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới sau các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân.

“Quý ông người Pháp” Emanuel Macron

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 2).

Tổng thống Pháp Emanuel Macron.

Từ một nhân viên ngân hàng dẫn dắt phong trào chính trị không ai biết đến, ở độ tuổi 40, Tổng thống Emanuel Macron đang trở thành làn gió mát lành trong chính trường nước Pháp, sau những tranh cãi về kinh tế và an ninh trong 2 năm trở lại đây.

Những cải cách mới của ông theo đường lối trung dung đang giúp thu hẹp lại sự chia rẽ chính trị ở quốc gia vẫn chìm trong thương đau gây ra bởi những vụ khủng bố tang thương. Ông càng được nhiều người mến mộ hơn vì mối tình ngọt ngào, “đẹp như cổ tích” với người vợ từng là giáo viên, hơn mình đến 24 tuổi.

Chính sách của Macron đang mang đến hiệu quả trong năm 2017 khi hướng nhiều đến việc cắt giảm việc làm trong lĩnh vực công, kích thích thị trường việc làm tư nhân, duy trì phúc lợi xã hội và thắt chặt an ninh công cộng. Không đưa Pháp can thiệp quá nhiều vào điểm nóng trên thế giới, hướng đi đối ngoại của nhà lãnh đạo này là tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và củng cố sự gắn kết Liên minh châu Âu sau Brexit.

“Người đi trên mặt nước” Sebastian Kurz

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 3).

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz.

Nổi tiếng từ năm 2013 khi trở thành Ngoại trưởng trẻ nhất của châu Âu khi mới 27 tuổi, ôngSebastian Kurz tiếp tục tạo địa chấn vào năm 2017 khi tiếp bước trở thành Thủ tướng trẻ nhất châu Âu vào năm 31 tuổi . Với nụ cười quyến rũ thường trực trên môi, mái tóc được chải chuốt lịch lãm, ông Kurz luôn mang đến cho người đối diện mình một cảm giác sảng khoái, trẻ trung. Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài điển trai, bất cứ ai tiếp xúc với Thủ tướng Áo đều đánh giá ông là một người tài hoa với tài năng đặc biệt, lối tư duy táo bạo và sức lôi cuốn khi diễn thuyết trước công chúng.

"Ông Kurz là tài năng chính trị đặc biệt nhất xuất hiện ở Áo trong thập kỷ qua, thậm chí là vài chục năm qua", Giáo sư Reinhard Heinisch, nhà nghiên cứu về chính trị Áo tại đại học Salzburg đánh giá. “Người đi trên mặt nước” trở thành “thần tượng chính trị” ở quốc gia Trung Âu và thu hút được đại đa số cử tri nhờ chính sách hạn chế người nhập cư nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố trà trộn vào đất nước.

Chính khách trẻ tuổi của Áo mang đến một cách tiếp cận mềm mỏng, không quá cực đoan và đi vào lòng người.

“Bông hồng 8X”

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 4).

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

Ít ai biết nữ lãnh đạo trẻ tuổi nhất New Zealand trong vòng hơn 150 năm qua và là nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới, từng là một DJ nghiệp dư và là cố vấn cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Vượt qua những lời chỉ trích của truyền thông rằng mình chỉ là “bình hoa di động” , bà Jacinda Ardern, đã dần chứng minh rằng mình không chỉ có sắc mà tài năng cũng không kém đấng mày râu.

Năm 28 tuổi, bà Ardern bắt đầu tham gia chính trường với vị trí nghị sĩ Quốc hội và trở thành nghị sĩ trẻ tuổi nhất ở New Zealand thuộc đảng Lao động. Sau gần 10 năm, bà trở thành Chủ tịch đảng này sau khi từng từ chối tới 7 lần.

Bằng một loạt các đề xuất chính sách tiến bộ xã hội như giáo dục đại học miễn phí, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao phúc lợi xã hội, bà Ardern thu hút số lượng lớn cử tri thuộc thế hệ trẻ và trở thành tiếng nói mới ở quốc gia vốn còn nhiều bảo thủ. Ở tuổi 37, bóng hồng của chính trường New Zealand hiện vẫn sống độc thân. Bà được tạp chí Mỹ Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực thứ 13 trong giới chính trị thế giới.

“Thủ tướng soái ca” Justin Trudeau

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 5).

Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Chưa khi nào hình ảnh của Canada lại trở nên rộn ràng, cuốn hút trên truyền thông như trong năm 2017. Điều này gắn liền rất lớn với các hoạt động của vị Thủ tướng trẻ trung, hào hoa Justin Trudeau. Sau hai năm trở thành người đứng đầu “xứ sở lá phong”, nhà lãnh đạo 45 tuổi này đã vực lại sức sống cho Canada – quốc gia từ lâu bị lãng quên do sự thụ động của mình.

Nổi bật với năng khiếu chính trị có từ rất sớm, ông Trudeau sớm xây dựng hình ảnh năng động trong đảng Tự do. Nhậm chức năm 2015, vị Thủ tướng trẻ đại diện cho các vấn đề quyền lợi của giới trẻ, nhập cư, quyền công dân và đa văn hóa. Không chỉ có bề ngoài điển trai như tài tử điện ảnh, ông Trudeau gây ấn tượng bởi những sở thích gần gũi như thể thao, võ thuật và đóng phim.

Năm 2017, ông có nhiều chuyến công du nước ngoài tới Mỹ, Trung Quốc, tham dự hội nghị APEC và xây dựng hình ảnh một đất nước Canada chủ động, tươi mới, khác biệt.

“Thái tử khuynh đảo quyền lực Hoàng cung”

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 6).

Thái tử Mohammad Bin Salman.

Khác với những hoàng tử anh em có cuộc sống xa hoa khét tiếng trong hoàng gia, Thái tử Mohammad Bin Salman kín tiếng hơn và hiếm khi có những phát biểu trước truyền thông. Nhưng đằng sau sự thâm trầm đó là những bước đi táo bạo cho mục tiêu cải cách xã hội ngoạn mục, mở rộng vị thế của Saudi Arabia trong khu vực.

Chính thức trở thành Thái tử thừa kế ngai vàng của Saudi Arabia từ tháng 6/2017, gương mặt 32 tuổi của quốc gia Ả Rập giàu có mang đến những chính sách làm ngỡ ngàng cả Trung Đông và thế giới.

Với vai trò là Phó Thủ tướng thứ nhất, Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo Ủy ban Chống tham nhũng, Thái tử Mohammad Bin Salman trong năm qua đã đưa ra kế hoạch Tầm nhìn 2030 hướng tới một Saudi Arabia đa dạng lĩnh vực kinh tế, không còn phụ thuộc vào dầu mỏ. Nới lỏng các quy định khắc nghiệt của Hồi giáo, bao gồm việc lần đầu tiên cho phụ nữ có quyền lái xe và hạn chế quyền hạn của cảnh sát tôn giáo.

Tháng 11/2017, ông dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng bằng việc bắt giữ một loạt hoàng tử và quan chức cấp cao để điều tra. Đây được xem là động thái “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử Saudi Arabia. Trên mặt trận đối ngoại, Saudi Arabia thể hiện lập trường cứng rắn với Iran và cùng với các quốc gia Ả Rập khác tiến hành chiến dịch cắt đứt ngoại giao với Qatar và phong tỏa toàn bộ tuyến đường tiến vào quốc gia này.

Thái tử Mohammad Bin Salman cũng gây dựng được quan hệ chặt chẽ, sâu sắc với chính quyền Tổng thống Trump trong năm qua, với nỗ lực siết chặt quan hệ nồng ấm Mỹ-Saudi Arabia.

“Nhà lãnh đạo nổi bật nhất trên truyền thông” Kim Jong-un

Hồ sơ - Thế giới năm 2017 qua những gương mặt nổi bật nhất hành tinh (Hình 7).

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ngoài Tổng thống Donald Trump, có lẽ không có một vị chính khách nào có tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới trong năm qua nhiều bằng nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Gây tranh cãi bởi chương trình tên lửa và hạt nhân tiến bộ vượt bậc có khả năng bao trùm lục địa Mỹ, người đứng đầu Bình Nhưỡng trong năm 2017 đã không ít lần được gọi tên trong các bản tin, cuộc thảo luận, họp bàn trên toàn cầu, sau các vụ thử nghiệm gây nhiều  quan ngại.

Trong các tuyên bố của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên nêu rõ mục đích phát triển vũ khí của nước này chỉ để bảo vệ trước sự đe dọa của Mỹ, thay vì đe dọa bất kỳ quốc gia nào khác. Gác sang một bên chương trình phát triển vũ khí khiến công chúng lo lắng, không thể phủ nhận được sự dẫn dắt của ông Kim Jong-un (người được cho là mới 33 tuổi) đã giúp Triều Tiên trở thành quốc gia có kỹ thuật khoa học thuộc vào hàng phát triển.

Không những vậy, kinh tế của quốc gia Đông Bắc Á cũng chứng kiến sự khởi sắc trong năm qua, dù cho tình hình này sẽ không sáng sủa được bao lâu khi các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt của quốc tế sẽ khiến Triều Tiên trở nên lao đao hơn.

Top 10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2017

Thứ 3, 02/01/2018 | 10:12
Thế giới vừa chứng kiến một năm đầy biến động với những sự kiện đáng nhớ. Cùng điểm lại những dấu ấn của thế giới trong năm 2017 do Báo điện tử Người đưa tin bình chọn.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.