Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:40
0
Để đối phó với chiến lược 'thay đổi hiện trạng' và 'sự đã rồi' của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, ba quốc gia nói trên cần hình thành một hình thái "kiềng ba chân".

Ngay trong thời gian diễn ra hội nghị G20, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 36 tàu tuần tra bờ biển, tàu hải giám và các tàu thực thi pháp luật, tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Tàu Trung Quốc hoạt động trên Biển Hoa Đông.

Cùng lúc đó, một hạm đội khoảng 200-300 tàu đánh cá cũng tiến vào Biển Đông, cùng với đội tàu sà lan Trung Quốc và tàu bảo vệ bờ biển đã tiến hành tuần tra xung quanh bãi cạn Scarborough của Philippines.

Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận kết hợp hai hoạt động chiếm đóng và bảo vệ đảo.

Động thái gia tăng này đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng Bắc Kinh đang triển khai chiến lược "thay đổi hiện trạng trên biển" và biến mọi thứ thành "sự đã rồi".

Theo đó Trung Quốc sẽ âm thầm xâm chiếm các đảo chủ chốt hoặc đưa các thực thể lãnh thổ vào tầm phong tỏa của mình. Nếu như các quốc gia khác còn chần chừ trong việc đưa ra một phản ứng đáp trả lại, mọi thứ sẽ dần trôi vào quên lãng và theo thời gian, các đảo trên nghiễm nhiên thuộc về nằm dưới sự kiểm soát của nước này.

Phản ứng trước động thái táo bạo nói trên, Nhật Bản bày tỏ sự phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển Nhật Bản và cam kết không tái diễn các tình huống như vậy trong tương lai. Cựu Tổng thống Fidel Ramos của Philippines cũng ngay lập tức có chuyến thăm tới Trung Quốc để đàm phán một thỏa thuận về các tranh chấp hàng hải.

Những biện pháp ngoại giao về cơ bản là phù hợp và quan trọng trong giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, theo Dennis Blair, cựu Tổng tư lệnh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và là cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ viết trên tờ The Diplomat cho rằng, “ngoại giao mà không có sự đe dọa của một phản ứng vũ trang thì đó là ngoại giao không thành công”.

Cựu quan chức này nhận định, các bước đi của Trung Quốc thời gian qua là để "kiểm tra cơ hội trên biển của mình, nhằm tìm xem nơi nào đang là điểm yếu để nước này có thể khai thác".

Trước tình thế nói trên ông cho rằng, đối đầu với Trung Quốc hiện tại cần phải có sự kết hợp của nhiều quốc gia mà nổi bật trong đó là vai trò của Mỹ.

Thế “kiềng ba chân” Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Tiến sĩ Jeffrey Hornung, thành viên Chương trình An ninh và Ngoại giao tại Sasakawa Mỹ cho rằng trong thời điểm hiện tại, Washington không có được sự đồng nhất trong chính sách bảo vệ các đồng minh của mình ở châu Á.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 2).

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ cung cấp cho Philippines máy bay và tàu tuần tra biển.

“Mỹ cần phải thể hiện một cách rõ ràng rằng họ có trách nhiệm liên quan đến vấn đề tranh chấp ở quần đảo Senkaku và Scarborough trước những động thái xâm chiếm từ Trung Quốc. Nếu sự đe dọa ngoài tầm kiểm soát, họ có nghĩa vụ kích hoạt các điều khoản đồng minh để chống lại Trung Quốc bằng vũ trang”, chuyên gia Jeffrey Hornung nói với tờ The Diplomat.

Theo ông, Washington đã thực hiện chính sách này khá rõ ràng trong trường hợp của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng với Scarborough vẫn là sự ngập ngừng.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh Mỹ cần phải làm rõ cam kết quốc phòng của mình với Nhật Bản và Philippines. Mỹ có thể và sẽ hỗ trợ hay không, khi chủ quyền của họ đang bị thách thức bởi Trung Quốc.

Cũng theo chuyên gia này, Nhật Bản gần đây đã ý thức rõ hơn trước mối đe dọa đến từ Bắc Kinh khi đã yêu cầu ngân sách quốc phòng lên tới mức kỷ lục với con số 50 tỷ USD, tập trung nhiều vào các hoạt động phòng thủ đảo.

Philippines dù chậm hơn những cũng đã đề xuất 2,9 tỷ USD ngân sách quốc phòng để sắm cho mình tàu khu trục, máy bay trinh sát và radar để tăng cường khả năng giám sát và phát hiện các lực lượng của Trung Quốc.

Trái ngược với hầu hết các chuyên gia bình luận quân sự khác, chuyên gia Jeffrey Hornung lạc quan khi cho rằng chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến biển đảo là một điều dễ dàng.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 3).

 Jeffrey Hornung lạc quan khi cho rằng chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến biển đảo là một điều dễ dàng.

Trên thực tế, dù không có sự giúp đỡ từ Mỹ, Nhật Bản vẫn có thể khiến cho lực lượng quân sự Bắc Kinh tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gặp phải những rủi ro lớn.

Trong khi đó, Philippines dù có năng lực hải quân và không quân rất yếu so với Trung Quốc, nhưng họ lại có ưu thế là chiến thuật hàng hải và khả năng không kích thần tốc. Lực lượng của Manila có thể triển khai ra khu vực bãi cạn Scarborough chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ bằng đường thủy và 15 phút bằng đường hàng không.

Cả hai quốc gia này hoàn toàn có đủ khả năng gửi tới Trung Quốc một lời cảnh báo mạnh mẽ bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự trong các khu vực tranh chấp trên biển

Ngoài mặt trận quân sự, Mỹ, Nhật Bản và Philippines nên chuẩn bị một chiến lược kinh tế nhằm đề phòng trong trường hợp Trung Quốc trả đũa.

Không thể phủ nhận nền kinh tế của Trung Quốc là rất lớn và có tầm ảnh hưởng rõ rệt đến các quốc gia châu Á. Do vậy, sẽ không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh có thể tung ra các biện pháp trừng phạt của riêng mình một khi yêu sách chủ quyền thất bại.

Tuy nhiên, đây được coi là con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh, vì về bản chất, quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nền thương mại toàn cầu, điều này khiến chính bản thân Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương và trở thành nạn nhân bị cô lập về kinh tế.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 4).

 Với vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, một loạt các biện pháp cấm vận trên toàn thế giới lúc nào cũng sẵn sàng kích hoạt nhắm vào Trung Quốc nếu nước này tiếp tục bành trướng khu vực vô cớ.

Với vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, một loạt các biện pháp cấm vận trên toàn thế giới lúc nào cũng sẵn sàng kích hoạt nhắm vào Trung Quốc nếu nước này tiếp tục bành trướng khu vực vô cớ.

Kết luận lại, Dennis Blair, cựu Tổng tư lệnh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng, với khả năng phòng thủ mạnh mẽ và kế hoạch dự phòng quân sự thực tế, hiệu quả, cùng với đồng minh như Mỹ bên cạnh; Nhật Bản và Philippines hoàn toàn có thể "điều trị" các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng biển của mình.

Vị cựu quan chức này khuyên rằng, Nhật Bản, Philippines và Mỹ không cần phải đáp trả tất cả các phản ứng của Trung Quốc, ngoại trừ khi có một cuộc tấn công thực tế xảy ra.

Để đối phó với chiến lược "thay đổi hiện trạng Biển Đông" và "sự đã rồi" của Bắc Kinh, ba quốc gia nói trên cần hình thành một hình thái "kiềng ba chân" trên biển để khiến Trung Quốc hiểu rằng, nếu họ đưa chân, thế lực này sẽ sẵn sàng đáp trả bất kỳ lúc nào.

Giới quan sát vẫn mong chờ cái kết cuối cùng ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông là một loạt các thỏa thuận ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng thương lượng và thỏa hiệp hơn là thông qua vũ lực, khiêu khích.

Tuy nhiên, tiến trình ngoại giao này sẽ không thể xảy ra nếu như Trung Quốc vẫn kiên định với "giấc mộng Trung Hoa" của mình.

Quốc Vinh

Mỹ phát cảnh báo 'đỏ' cho Trung Quốc về Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:29
Trước những hành động ngày một khiêu khích của Trung Quốc, Mỹ đã phát đi thông điệp cứng rắn.

Chiến lược mới của Nhật Bản trong tuyên bố can thiệp vào Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:34
Nhật Bản mới đây đã có phản ứng với cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc gần các đảo khu vực tỉnh Okinawa với tuyên bố tăng cường hoạt động ở Biển Đông.

Bắc Kinh: ‘Quân đội Trung Quốc sẽ không ngồi yên’ ở Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:11
Do Tokyo ngày càng đóng vai trò tích cực ở Biển Đông, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo.

Mỹ phát cảnh báo 'đỏ' cho Trung Quốc về Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:29
Trước những hành động ngày một khiêu khích của Trung Quốc, Mỹ đã phát đi thông điệp cứng rắn.

Chiến lược mới của Nhật Bản trong tuyên bố can thiệp vào Biển Đông

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:34
Nhật Bản mới đây đã có phản ứng với cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc gần các đảo khu vực tỉnh Okinawa với tuyên bố tăng cường hoạt động ở Biển Đông.

Bắc Kinh: ‘Quân đội Trung Quốc sẽ không ngồi yên’ ở Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:11
Do Tokyo ngày càng đóng vai trò tích cực ở Biển Đông, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.