Thiệt hại do bão, cứ đổ tại người dân chủ quan là xong?

Thiệt hại do bão, cứ đổ tại người dân chủ quan là xong?

Thứ 5, 09/11/2017 | 06:44
1
Bão số 12 gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Khánh Hòa còn tròn 20 năm trước đây, bão Linda gây thiệt hại lớn nhất với người dân Nam Bộ. Cứ theo lời của những người có thẩm quyền, thì thiệt hại của 2 cơn bão “lịch sử” này có chung một nguyên nhân lớn: Do người dân chủ quan (?).
Xi nhan Trái Phải - Thiệt hại do bão, cứ đổ tại người dân chủ quan là xong?

Một con tàu bị trôi dạt trên biển được kéo vào bờ. Ảnh: TTXVN

Hầu như, cứ sau một cơn bão gây thiệt hại nặng nề đều có buổi tổng hết rút kinh nghiệm. Nhưng có một thứ kinh nghiệm “khó rút” nhất là “trách nhiệm của chính quyền” và “dễ trút” nhất là “người dân chủ quan”!

Ứng phó với cơn bão số 12 vừa rồi, tỉnh Khánh Hòa đã hoãn tất cả cuộc họp không quan trọng để liên tục họp bàn chống bão. Thế nhưng, thiệt hại với Khánh Hòa vẫn rất lớn:  27 người chết, số người chết này không thuộc vùng sơ tán, và hiện vẫn còn 5 người mất tích. 993 nhà sập hoàn toàn, 97.851 nhà hư hỏng, tốc mái…

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh nhìn nhận: “Rất nhiều người dân đã tử vong trong bão, điều này khiến tôi rất buồn. Địa phương rất ít khi có những cơn bão mạnh, ảnh hưởng trực tiếp nên người dân thiếu kinh nghiệm ứng phó. Ngoài ra, họ còn chủ quan trước mức độ nguy hiểm của bão”.

Cũng theo đánh giá của ông Vinh, thiệt hại nhiều cũng bởi người dân cũng còn có tâm lý giữ tài sản. Rất nhiều hộ nuôi thủy, hải sản trên các lồng bè không chịu vào bờ mà túc trực tại đấy gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhiều nhà còn thờ ơ với bão, không gia cố nhà cửa...

Các cấp các ngành đã nỗ lực + thế nhưng thiên tai hiếm thấy + người dân vẫn còn tâm lý chủ quan… Những lời này vừa có gì đó “quen quen”, vừa có gì đó “sai sai”.

“Quen quen” bởi nó như thành công thức để dùng cho các cuộc tổng kết thiệt hại do thiên tai!

Vậy cái gì “sai sai”?

Đành rằng không thể phủ nhận việc có những người dân còn “chủ quan, thiếu kinh nghiệm ứng phó”. Vậy vai trò của hệ thống  chính quyền địa phương, đoàn thể… những năm qua ở đâu mà để người dân cứ mãi “chủ quan”?

Nếu người dân được tuyên truyền rồi mà chưa thay đổi được nhận thức, vẫn chủ quan trước bão lũ, thì cũng phải lật ngược lại vấn đề, liệu việc tuyên truyền đó có hình thức, chung chung và chưa sâu sát?  Nói rộng ra, nếu người dân được giáo dục các kỹ năng ứng phó với thiên tai mà vẫn không biết xoay xở sao khi họa đến, thì cũng phải xem lại hiệu quả của sự giáo dục đó.

Hơn nữa, việc phòng chống thiên tai không phải chỉ là khi thấy có dự báo bão rồi mới cuống cuồng họp và triển khai. Đáng ra những kỹ năng, kinh nghiệm chống bão lũ phải được chính quyền và người dân vùng biển thuộc nằm lòng.

Công tác chuẩn bị nơi neo đậu, cứu hộ cứu nạn phải được địa phương đặc biệt trú trọng và coi như việc làm sống còn khi ngư dân ra khơi bám biểm chứ không thể còn bỡ ngỡ, để rồi phải rút kinh nghiệm. Nhưng tiếc thay, cơ quan quản lý vẫn để người dân chủ quan và thiếu những kỹ năng tối thiểu.

Chính vì vậy, dù địa phương khẳng định đã làm tích cực phòng chống bão lụt nhưng vị Tổng cục trưởng phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cũng phải thừa nhận, thiệt hại lớn còn do phương án ứng phó của một số địa phương chưa sát với thực tế, nhất là việc di dời dân ở nơi không an toàn. Việc sắp xếp neo đậu tàu không hợp lý làm công tác cứu hộ gặp khó. Khi có sự cố, cần tổ chức cứu nạn thì không di chuyển được do không có đường ra phía biển...

Ông Hoài cũng nói, với cơn bão số 12, công tác chỉ đạo, chuẩn bị ứng phó được tiến hành kỹ càng, nhưng thiệt hại lớn thì "khó lý giải".

GS Vũ Trọng Hồng-người trực tiếp tham gia ứng cứu sau bão Linda từng “than thở” với tôi:  “Đáng ra, sau thiệt hại bão Lina 20 năm trước làm 3.000 người chết và mất tích thì công tác cứu hộ của chúng ta phải rút ra được nhiều kinh nghiệm và nâng lên một tầm mới, thế nhưng, nhều thứ cho tới thời điểm hiện nay vẫn giậm chân tại chỗ. Đổ lỗi cho dân chủ quan sau tai họa chưa bao giờ là một việc nên làm của cơ quan chức năng”.

Thành Huế

  • Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chuyện chưa từng có ở Quảng Nam: Sạt ở bên kia sông, 4 ngôi nhà bên này sông bị đổ

Thứ 3, 07/11/2017 | 21:50
Sạt lở núi đã tạo nên một cơn sóng cao như "sóng thần" xóa sổ 4 ngôi nhà. Đây là một kiểu thảm họa mới, lần đầu tiên xảy ra ở Quảng Nam.

Hồi ức thảm họa bão Linda: Chuyến bay Côn Đảo và hành trang túi chống cá mập

Thứ 2, 06/11/2017 | 16:26
20 năm sau ngày bão Linda, GS. Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng bộ Thủy lợi (nay là bộ NN&PTNT) - vẫn nhớ như in ngày ông cùng 4 thành viên đoàn của Chính phủ bay ra Côn Đảo, nơi thiệt hại nặng nề nhất. Trên chiếc máy bay cũ kỹ có nguy cơ rơi bất cứ lúc nào, các thành viên phải chuẩn bị sẵn túi chống cá mập.

Cuộc điện thoại may mắn cứu thoát cả gia đình trong vụ sạt lở núi ở Quảng Nam

Thứ 2, 06/11/2017 | 13:27
Sạt lở núi ở Quảng Nam đã khiến nhiều người bị vùi lấp trong đất đá. Trong đêm qua, 9 người ở Bắc Trà My đã gặp nạn.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.