Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về đề xuất đồng phục đòi nợ

Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về đề xuất đồng phục đòi nợ

Thứ 7, 24/08/2013 | 11:25
0
PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (bộ Công an) để cùng giải tỏa những băn khoăn trước đề xuất trên.

Theo như đề xuất của bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến, cùng với giấy giới thiệu, nhân viên các công ty thu hồi nợ phải mặc đồng phục, đeo thẻ mới được làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ. Ông đánh giá thế nào về ý tưởng này?

Theo tôi, để giải quyết được thực trạng nan giải của việc đòi nợ thuê và những biến tướng của nó, cần đi từ gốc của vấn đề. Thứ nhất, cần xem xét hành vi đòi nợ thuê đã có điều luật nào điều chỉnh chưa, nếu chưa có thì phải bổ sung. Bởi, mọi hoạt động trong xã hội đều phải dựa trên pháp luật, pháp luật là gốc để giải quyết vấn đề. Cho nên, trước hết, các cơ quan chức năng cần tổng kiểm kê xem hành vi đòi nợ thuê này được quy định trong luật như thế nào.

Theo tôi được biết, Chính phủ đã có quy định khá nghiêm ngặt về dịch vụ kinh doanh đòi nợ, thế nhưng thời gian gần đây hoạt động này đã trở nên bát nháo. Đòi nợ kiểu “xã hội đen”, lấy mạnh dọa yếu, lấy số đông uy hiếp số ít, thậm chí "khủng bố" bằng chất bẩn, đánh đập con nợ để đạt bằng được mục đích... Trước thực trạng đó, cần thiết phải tham chiếu hành vi đòi nợ thuê này với quy định sẵn có, xem cần thiết bổ sung những điểm gì cho phù hợp.

Xã hội - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về đề xuất đồng phục đòi nợ

Thiếu tướng Lê Văn Cương.

Cũng theo đề xuất, các nhân viên tiến hành thu đòi nợ phải có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, pháp luật, an ninh. Yêu cầu này liệu có cần thiết, thưa ông?

Có trình độ tất nhiên là tốt, nhưng tôi thấy chẳng có cơ sở nào để bắt buộc các nhân viên tiến hành thu đòi nợ phải có trình độ trung cấp hay pháp luật. Điều này thực sự khó khả thi. Hơn nữa, với cơ chế xin - cho như hiện nay sẽ khó tránh khỏi chuyện chạy bằng cấp để có được vị trí trong các công ty thu hồi nợ.

Như thế, việc quy định cũng chỉ là cái "vỏ" bề ngoài, khó đảm bảo tính bền vững. Mà tôi nghĩ, việc này không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của bộ Tài chính, mà là sự phối hợp của liên Bộ, bộ Tư pháp, bộ Công an. Trong đó, bộ Công an phải có vai trò quan trọng nhất.

Ông nghĩ sao khi nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của đề xuất mới này?

Như tôi đã nói, hoạt động đòi nợ hiện nay ngày càng bát nháo. Chẳng ai muốn thuê “xã hội đen” hoặc dùng "luật rừng" vào việc đòi nợ bởi sẽ rất dễ dính đến pháp luật, vô tình mình thành kẻ phạm pháp. Nhưng rõ ràng khi cơ quan chức năng đứng ngoài cuộc, họ đành phải dùng các biện pháp ngoài luật. Đòi nợ thuê là loại hình kinh doanh khá "nhạy cảm" nên được quy định hết sức khắt khe.

Với những nhân viên không đeo phù hiệu, không mặc trang phục đúng quy định, không có giấy giới thiệu... con nợ sẽ có quyền từ chối làm việc. Thế nhưng, tất cả các bên, từ chủ nợ, con nợ đến lực lượng chức năng, đều rất mơ hồ về điều này. Chính vòng luẩn quẩn trên đã tạo đất sống cho những kẻ đòi nợ thuê và là nguyên nhân chính khiến các chủ nợ trở thành đối tượng phạm tội.

Nếu không quản lý chặt chẽ thì rất có khả năng không ít xã hội đen được công nhận hành nghề hợp pháp, tìm mọi cách để được "khoác áo" đòi nợ thuê, thưa ông?

Việc giả danh là chuyện muôn đời, xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống. Đến lực lượng công an còn bị giả danh huống chi là những người làm việc đòi nợ. Lo lắng của người dân là hoàn toàn đúng, việc khoác thêm tấm áo, cấp thêm phù hiệu đòi nợ hoàn toàn không khó.

Thậm chí có những công ty đòi nợ còn tìm cách "hợp thức hóa" cho những đối tượng xã hội để giúp đỡ cho công việc của mình. Không hiếm gặp những trường hợp công ty đòi nợ tiếng là chuyên nghiệp, nhưng sử dụng những nhân viên mặt mũi bặm trợn, hành động thì ngang ngược, hung hãn.

Bên cạnh đó, khâu kiểm tra hồ sơ giấy tờ là việc làm cực kỳ quan trọng trước khi công ty đòi nợ thuê ký hợp đồng đi đòi nợ. Tuy nhiên, nhiều khi vì lợi nhuận, không ít công ty đòi nợ thuê chỉ cầm giấy nợ do chủ nợ cung cấp mà không cần xác minh rồi kéo người đến tìm con nợ gây áp lực. Do đó, tôi cho rằng, phải giải quyết hiện tượng này từ gốc, không thể chạy theo từng sự việc được.

Xin cảm ơn ông!

BTV

Tướng Lê Văn Cương: 'Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?'

Thứ 3, 29/01/2013 | 15:15
“Nhiều người trong nước đang ngụy biện rằng, Trung Quốc lớn quá, Việt Nam không thể làm gì hơn được. Điều đó là hoàn toàn sai lầm." - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an nhận định.

Hà Nội từng "bác" đề xuất thay "đồng phục" cho taxi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Liên quan đến việc quản lý taxi bằng sơn màu xe, tháng 5 vừa qua, UBND TP. Hà Nội có kết luận về đề án quản lý giao thông vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 2015 do Sở GTVT trình. Theo kết luận này, Hà Nội đã không chấp thuận đề xuất quản lý taxi bằng màu sơn vì cho rằng như thế không khả thi.

Phụ huynh bức xúc vì đồng phục 'giá 1 tạ thóc'

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:23
Cho rằng nhà trường tự quyết định may đồng phục với giá cao, không hợp với túi tiền người nông dân, phụ huynh lên trường đòi gặp ban giám hiệu và báo tin cho Phòng giáo dục. Cuộc họp đột xuất phụ huynh toàn trường được triệu tập.

Dừng may đồng phục 'giá một tạ thóc'

Thứ 3, 20/08/2013 | 20:47
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo dừng may đồng phục "giá 1 tạ thóc" ở Trường tiểu học Văn Bình vì không phù hợp với kinh tế người dân, đồng thời việc đăng ký theo nhu cầu sẽ làm tăng phân hóa giàu nghèo trong trường học.

Đồng phục học sinh Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thứ 2, 18/02/2013 | 19:31
Cục Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải vừa phát hiện ra thuốc nhuộm amin thơm - loại chất có thể gây ung thư trong một lô đồng phục học sinh.

Mặc "đồng phục" vẫn khó “bắt” xe “dù”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Hàng trăm doanh nghiệp taxi trong cả nước đang "đứng ngồi không yên" khi Bộ Giao thông Vận tải tái đề xuất quy định màu sơn đồng nhất cho xe taxi. Động thái này nhằm đưa hoạt động taxi vào khuôn khổ, tạo gọng kìm "xiết chặt" taxi "dù", tuy nhiên theo nhận định của "người trong cuộc" quy định này là bất hợp lý, làm khó cho doanh nghiệp.

Phát hoảng với “khúc biến tấu” của đồng phục công sở

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Nhái kiểu nhà binh hay biến tấu Tây tàu kết hợp nhằm mục đích gây "sốc" hay hù dọa thiên hạ đang trở nên phổ biến trong việc chọn lựa đồng phục công sở hiện nay. Những bộ trang phục công sở "mình ngô, họ sở" đã làm cho người am hiểu về thời trang phát hoảng.