Thổ Nhĩ Kỳ đưa phiến quân rời khỏi Idlib, "mở đường máu" đến Libya: Nga "đuổi cùng diệt tận", quyết không tha?

Thổ Nhĩ Kỳ đưa phiến quân rời khỏi Idlib, "mở đường máu" đến Libya: Nga "đuổi cùng diệt tận", quyết không tha?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 10/03/2020 20:00

Trước khi bắt đầu một cuộc dàn xếp chính trị, Tổng thống Putin sẽ làm hết sức mình để tiêu diệt những chiến binh thánh chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Libya giống như ở Idlib.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ đưa phiến quân rời khỏi Idlib, 'mở đường máu' đến Libya: Nga 'đuổi cùng diệt tận', quyết không tha?

Nga-Thổ sẽ còn phải giải quyết thêm khúc mắc ở Libya.

Xong Idlib, câu hỏi Libya vẫn để ngỏ

Thỏa thuận mới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhằm chấm dứt xung đột tại Idlib, Syria có thể sẽ tác động lớn đến tình hình ở một cuộc xung đột không kém phần quan trọng khác mang tên Libya, tờ Arab News nhận định.

Những bất đồng cơ bản giữa Moscow và Ankara - không chỉ ở Syria mà cả ở Libya - vẫn chưa được khắc phục triệt để và có thể một lần nữa thách thức giới hạn đối với mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Trong hội nghị ngày 5/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng thực hiện các cam kết với Nga trong việc đẩy lùi nhóm khủng bố Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) ra khỏi khu vực giảm leo thang Idlib theo thỏa thuận, cũng như hiểu rằng đây vốn được coi là lằn ranh đỏ mà Moscow đặt ra.

Tuy nhiên, Ankara cũng muốn có một sự đánh đổi tương tự từ phía Nga đối với tình hình ở Libya.

Trên đường trở về từ hội nghị Moscow, Tổng thống Erdogan bày tỏ sự tin tưởng người đồng cấp Putin sẽ có những bước đi tích cực trong vấn đề lính đánh thuê thuộc Tập đoàn Wagner đang hiện diện ở Libya.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng ông đang chờ đợi các khúc mắc ở Libya sẽ được giải quyết tương tự như những vấn đề đã đạt được với Tổng thống Putin liên quan đến tình hình Idlib ở Syria.

Ở Syria và Libya, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ luôn được coi là đối thủ đứng ở hai bên bờ chiến tuyến. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) của Thủ tướng Fayez Al-Serraj tại Tripoli trong khi Nga được cho là có sự ngầm ủng hộ đối với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar, dù nhiều người tin rằng Moscow vẫn đang ở thế trung lập.

Gần đây, Tổng thống Erdogan đã cáo buộc sự hiện diện của Nga thông qua hàng ngàn lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner ở Libya. Đây cũng là lý do tại sao các chiến binh đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib đã được gửi đến chiến trường Libya để chiếm lại lợi thế tại đây.

Tuy nhiên, vào giữa tháng 1 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov cảnh báo rằng các chiến binh thánh chiến đang chuyển từ Idlib sang Libya để gây bất ổn cho đất nước Bắc Phi.

Phản ứng này khiến nhiều người tin rằng Ankara sẽ không thể gây sức ép lên Nga và buộc phải nhường bước trước.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần Nga ở Libya?

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ đưa phiến quân rời khỏi Idlib, 'mở đường máu' đến Libya: Nga 'đuổi cùng diệt tận', quyết không tha? (Hình 2).

Nga sẽ không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa phiến quân từ Idlib đến Libya.

Giới phân tích tin rằng một sự đòi hỏi từ Thổ Nhĩ Kỳ trong giải quyết vấn đề lính đánh thuê Nga ở Libya sẽ không được chấp nhận dễ dàng, trừ khi chính nước này ngừng hành động đưa các nhóm chiến binh từ Idlib sang Libya.

“Nga luôn coi tất cả các nhóm vũ trang ở Idlib là những kẻ khủng bố và cách tiếp cận này cũng được áp dụng trên chiến trường Libya đối với các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đưa tới”, Aydin Sezer, một chuyên gia về Trung Đông đến từ Thổ Nhĩ Kỳ nhận định với Arab News.

“Trước khi bắt đầu một cuộc dàn xếp chính trị ở Libya, Tổng thống Putin sẽ làm hết sức mình để tiêu diệt những chiến binh thánh chiến ở Libya giống như ở Idlib”.

Theo Sezer, thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đòi hỏi sự hợp tác giữa hai nước chống lại các nhóm khủng bố không chỉ ở Idlib, mà còn ở Libya.

“Miễn là Thổ Nhĩ Kỳ không muốn phá vỡ quan hệ với Nga, họ cũng sẽ thực hiện các bước để sửa đổi chính sách của mình ở Libya vì Nga dường như không chấp nhận bất kỳ cam kết nào chưa được thực hiện trong việc chống khủng bố ở khu vực”, ông nêu quan điểm.

Theo Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR), đã có 6.650 lính đánh thuê Syria đã đến Libya, chủ yếu từ các sư đoàn của Al-Mu'tasim, Sultan Murad, Lữ đoàn Suqur Al-Shamal, Al-Hamzat và Suleiman Shah.

Theo Samuel Ramani, một nhà phân tích Trung Đông tại Đại học Oxford, thỏa thuận Idlib là một sự hàn gắn tạm thời và không có khả năng dẫn đến giảm xung đột ở Libya.

“Thông điệp của Tổng thống Putin là mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có thể vẫn tồn tại ngay cả khi cả hai nước không đồng ý về cách xử lý xung đột và điều đó cũng đúng với trường hợp Libya”, ông nói với Arab News.

Chuyên gia Ramani tin rằng lằn ranh đỏ lớn nhất đối với Nga sẽ không phải là Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh cán cân quyền lực ở Libya mà là Ankara đưa lính đánh thuê Wagner của Nga vào mục tiêu tiềm năng.

“Cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chọn giảm leo thang ở Libya. Liên minh ủng hộ GNA là một thách thức khó khăn trong khi sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Libya ít hơn so với Syria. Vì vậy, một khi phải đối mặt với nhiều thương vong, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bắt tay với Moscow để giữ cho mình ảnh hưởng phần nào đó ở Libya”, ông nói.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.