Thổ Nhĩ Kỳ quá

Thổ Nhĩ Kỳ quá "cao tay" khi cho S-400 "tịt ngòi" trước ngày khai hỏa: Vừa "đẹp lòng" Mỹ, trong khi Nga cũng khó nổi cơn thịnh nộ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 25/04/2020 | 19:00
0
Việc Thổ Nhĩ Kỳ chuyển S-400 tới biên giới với Syria rõ ràng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới với Nga. Do đó, cách tốt nhất chỉ có thể là tạm thời cất hệ thống phòng không vào một chỗ.
Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ quá 'cao tay' khi cho S-400 'tịt ngòi' trước ngày khai hỏa: Vừa 'đẹp lòng' Mỹ, trong khi Nga cũng khó nổi cơn thịnh nộ?

S-400 của Nga chưa thể kích hoạt ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Lý do giấu kín

Khi Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè năm ngoái, không khí tại quốc gia thành viên NATO này được mô tả là “vui như ngày hội”, khi các kênh truyền hình phát sóng trực tiếp sự kiện máy bay chở hàng Nga hạ cánh xuống một căn cứ không quân bên ngoài Ankara.

Trong khoảng thời gian đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố hệ thống phòng không Nga sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2020 – lịch trình mà ông đã xác nhận ít nhất bảy lần sau đó – bất chấp Mỹ có động thái can ngăn và đe dọa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 1 năm nay, các sĩ quan không quân Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo vận hành ở Nga cũng đã chính thức được giao nhiệm vụ mới.

Nhưng khi tháng 4 đã gần trôi qua, S-400 vẫn đang nằm im lìm tại sân bay Murted. Ankara đã giải thích sự chậm trễ này bằng lý do dịch bệnh và lỗi kỹ thuật. “Không có quyết định kích hoạt S-400 nào do COVID-19, kế hoạch đã ấn định vào tháng 4 của chúng tôi sẽ bị trì hoãn”, một quan chức ẩn danh nói với hãng tin Reuters ngày 20/4.

Sự chậm trễ này đã làm hài lòng Washington, mặc dù nước này vẫn nhắc lại mối quan ngại của mình và đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hẳn S-400 để thứ vũ khí này không cản trở quan hệ song phương.

Rõ ràng, lý do khiến quyết định của Ankara trì hoãn việc kích hoạt hệ thống S-400 trị giá 2,5 tỷ USD không hẳn là vấn đề kỹ thuật, theo Al-Monitor. Mặc dù đại dịch COVID-19 cũng được coi là một lý do, nhưng quyết định này hoàn toàn mang tính chính trị.

Nói một cách dễ hiểu, đại dịch đã không làm gián đoạn bất kỳ hoạt động quân sự nào của Thổ Nhĩ Kỳ ở trong nước hoặc ở Syria và Iraq. Chính vì vậy, nó cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến các yếu tố quân sự đòi hỏi phải hoãn kích hoạt hệ thống.

Khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ mới được coi là lý do chính đằng sau sự trì hoãn. Trên thực tế, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào theo đạo luật CAATSA của Mỹ liên quan đến S-400 sẽ làm tăng rủi ro kinh tế nghiêm trọng mà đại dịch đang gây ra cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáng chú ý, Ankara đã tiếp cận Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. Do những lo ngại chính trị trong nước, Ankara không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Nói tóm lại, kích hoạt S-400 có thể gây ra tổn hại kinh tế lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ giống như cuộc khủng hoảng tiền tệ vào mùa hè năm 2018, khi căng thẳng Mỹ tăng cao.

Tuy nhiên, nhu cầu tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ để cứu vãn nền kinh tế bị đại dịch chi phối không phải là yếu tố duy nhất. Sự chậm trễ trong việc kích hoạt S-400 được thúc đẩy bởi ít nhất ba yếu tố khác: Thứ nhất là định hướng địa chiến lược thay đổi của Ankara ở Syria trong nỗ lực cân bằng Iran và Nga. Thứ hai là cần phải duy trì quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump - đồng minh duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington. Và thứ ba là xoa dịu dư luận trong nước.

3 yếu tố của Thổ Nhĩ Kỳ

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ quá 'cao tay' khi cho S-400 'tịt ngòi' trước ngày khai hỏa: Vừa 'đẹp lòng' Mỹ, trong khi Nga cũng khó nổi cơn thịnh nộ? (Hình 2).

Tổng thống Erdogan đã dùng cái cớ COVID-19 để tránh khủng hoảng với Nga-Mỹ.

Tại Syria, khi Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với các đối tác Nga và Iran trong cuộc chiến Idlib vào tháng 2 vừa qua, lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã trở nên gắn kết hơn. Trong khi các giới hạn hợp tác với Moscow lại được phơi bày rõ ràng, cả ở phía tây bắc và đông bắc của Syria.

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng 3, khoảng cách niềm tin giữa hai bên đã gia tăng đáng kể trên đường cao tốc M4 quan trọng ở miền Nam Idlib.

Về phần mình, Washington hoàn toàn nhận thức được rằng họ không thể có đồng minh nào khác ngoài Ankara có khả năng cân bằng Nga và chống lại sự hiện diện quân sự thân Iran ở miền Bắc Syria và xung quanh Deir ez-Zor.

Một yếu tố khác nữa đã thay đổi nhận thức của Thổ Nhĩ Kỳ, đó là mối quan hệ cá nhân giữa ông Erdogan và ông Trump, trong đó Tổng thống Mỹ đã khá khoan dung đối với Ankara trước áp lực của Quốc hội về các lệnh trừng phạt.

Theo một nguồn tin ở Ankara, cuộc khủng hoảng xoay quanh số phận mục sư Andrew Brunson năm 2018 đã dạy cho Tổng thống Erdogan một bài học về hậu quả của việc tranh cãi với người đồng cấp Trump, và đại dịch COVID-19 có lẽ là một cơ hội trời cho để tránh một cuộc khủng hoảng mới liên quan đến S-400.

Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng tháng 11/2019, Tổng thống Trump từng nhấn mạnh lằn ranh đỏ cho Ankara, nói rằng ông sẽ không còn có thể bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ một khi S-400 được kích hoạt. Chính vì vậy, một cái cớ đến từ COVID-19 có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ hoãn đưa vũ khí Nga vào triển khai mà không sợ mất mặt.

Cuối cùng, ở mặt trận trong nước, kích hoạt S-400 hiện có nguy cơ bị phe đối lập yêu cầu chuyển hệ thống đến biên giới Syria để bảo vệ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.

Khoảng 22.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được triển khai tại 56 tiền đồn trên khắp Idlib, nhưng không có bất kỳ khả năng phòng thủ nào trước các tên lửa đạn đạo và không quân tầm trung, khiến cho hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng kể từ tháng 2 trở lại đây.

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy chiến dịch tại Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ đã thiếu sự ủng hộ của công chúng so với các chiến dịch quân sự trước đó ở Syria.

Tổng thống Erdogan sẽ rất khó để giải thích lý do tại sao ông lại chỉ kích hoạt hệ thống ở Ankara trong khi các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib lại đang rất cần lá chắn phòng vệ này.

Tuy nhiên, việc chuyển S-400 tới biên giới rõ ràng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới với Moscow. Do đó, cách tốt nhất chỉ có thể là tạm thời cất hệ thống phòng không vào một chỗ.

Hoãn kích hoạt có thể chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài thời gian trong một vài tháng. Cuối cùng Tổng thống Erdogan sẽ phải xử lý khủng hoảng thế nào để không gây phẫn nộ cho cả Nga và Mỹ sẽ là câu hỏi khó.

Máy bay Israel vượt mặt S-400, ra vào Syria "dễ như đi chợ": Nga "đau đầu" nhìn đối thủ lộng hành mà không thể xuất kích?

Thứ 5, 23/04/2020 | 13:00
Hoạt động trinh sát ở Lebanon cho phép Israel xác định các mục tiêu sau này có thể nhắm vào ở Syria (phòng khi xung đột xảy ra), trong khi Nga và Iran lại khó có thể đáp trả một động thái được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Syria như vậy.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ "vuốt mặt" Nga, hoãn kích hoạt "rồng lửa" S-400 ngay trước "giờ G"

Thứ 4, 22/04/2020 | 15:21
Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ hoãn kích hoạt hệ thống S-400 của Nga như dự định trong tháng 4. Điều này xuất phát từ lý do gì?
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.