Thổ Nhĩ Kỳ toan tính gì khi can thiệp quân sự ở Mosul?

Thổ Nhĩ Kỳ toan tính gì khi can thiệp quân sự ở Mosul?

Thứ 6, 21/10/2016 | 10:11
0
Giữa tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng nước này sẽ quyết tâm tham gia vào “cuộc chiến chống khủng bố” nhằm quét sạch IS khỏi Mosul.

Quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ

Quân sự - Thổ Nhĩ Kỳ toan tính gì khi can thiệp quân sự ở Mosul?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Thủ tướng Iraq al-Abadi những ngày qua đã có những cuộc khẩu chiến “tay đôi” gay gắt. 

Thổ Nhĩ Kì và Iraq đang có một cuộc đấu khẩu về sự hiện diện của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại doanh trại Bashiqa ở miền bắc Iraq (nơi binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện quân bản địa chống lực lượng Hồi giáo tự xưng IS) và về việc nước nào nên tham gia vào kế hoạch tấn công IS do Mỹ hậu thuẫn tại Mosul.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm 15/10 khẳng định rằng Iraq không thể “đơn phương độc mã” đối phó, đánh đuổi lực lượng IS ra khỏi Mosul và rằng sự hiện diện của lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là yếu tố đảm bảo để Ankara không bị tấn công.

Trước đó, phát biểu tại thành phố Konya, ông Erdogan khẳng định sẽ làm tất cả mọi thứ để ngăn chặn việc đào sâu những xung đột giáo phái ở biên giới với Iraq. Vì vậy, ông cho rằng việc triển khai quân Thổ Nhĩ Kỳ tới miền bắc Iraq là điều cần thiết.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói rằng nước này sẽ quyết tâm tham gia vào những hoạt động tái chiếm Mosul, dù chính quyền Baghdad có chấp thuận hay không.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tự ý triển khai tại Iraq mà không có sự cho phép của chính quyền Baghdad. Thậm chí, ông al-Abadi còn đe dọa rằng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra một cuộc chiến trong khu vực. Ông cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập một cuộc họp khẩn để bàn về vấn đề này.

“Phản pháo” lại yêu cầu rút quân khỏi Iraq của Thủ tướng Haider al-Abadi, ông Erdogan nói: “Thủ tướng Iraq, ông hãy biết vị trí của mình. Ông không cùng đẳng cấp với tôi. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhận lệnh từ ông. Ông nên biết rằng chúng tôi sẽ làm theo cách mà chúng tôi muốn”.

Nguyên nhân của sự leo thang căng thẳng giữa hai nước là do sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Iraq. Khoảng 2.000 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã ở doanh trại quân đội Bashiqa từ năm 2015 để huấn luyện các chiến binh Hồi giáo Sunni và lực lượng người Kurd ở Iraq, gọi là lính Peshmerga. Mục đích của việc huấn luyện này nhằm chuẩn bị cho chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul từ tay IS.

Sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự đồng ý của Chính phủ bán tự trị người Kurd tại Iraq (KRG) nhưng không được chính quyền Baghdad đồng thuận, nên chính phủ Iraq yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi khu vực này.

Những mâu thuẫn qua lại giữa hai nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq không chỉ đe dọa tới sự tham gia của Ankara trong cuộc chiến tại Mosul mà còn ảnh hưởng tới bản thân cuộc chiến, khi mà chính phủ Iraq mắc phải tranh chấp với một thành viên chủ chốt của liên minh chống IS.

Hiện đang có 1,5 triệu người đang sinh sống tại thành phố Mosul, nơi được coi là thành trì của IS tại miền bắc Iraq kể từ năm 2014. Ngày 17/10, Thủ tướng Iraq đã tuyên bố chiến dịch giải phóng thành phố này. Cuộc chiến dự kiến sẽ kéo dài khoảng vài tuần hoặc vài tháng.

Mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Quân sự - Thổ Nhĩ Kỳ toan tính gì khi can thiệp quân sự ở Mosul? (Hình 2).
 

Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại rằng một khi IS bị đẩy lùi khỏi Mosul, chính quyền Baghdad sẽ gây khó dễ cho những người Hồi giáo dòng Sunni, theo phân tích của ông Ali Faik Demir, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Galatasaray, Istanbul.

Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đa phần người dân là người Hồi giáo dòng Sunni, đã cố gắng thiết lập một “trung tâm quyền lực Sunni”. Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cộng đồng người Sunni ở Mosul đã mất khi IS càn quét và chiếm đóng thành phố này.

Vì vậy, Ankara muốn củng cố sức mạnh cho người Sunni ở Iraq là để đối trọng với Iran và Iraq, nơi mà đa phần dân số là người Hồi giáo Shiite. Đây cũng chính là động lực quan trọng khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Iraq.

Tổng thống Erdogan từng nói rằng Mosul thuộc về “các cư dân Sunni ở đó”, đồng thời khẳng định rằng sau khi Mosul được giải phóng, “chỉ người Arab Sunni, người Turkmen và Sunni Kurd tiếp tục được sống” ở thành phố này.

“Về mặt lịch sử, Mosul là thành phố của người Sunni, và bất cứ nỗ lực nào nhằm thay đổi nhân khẩu học của Mosul sẽ là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ”, chuyên gia Demir nhận định.

Còn theo các nhà phân tích Iraq, sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại doanh trại Bashiqa là “sự vi phạm rõ ràng chủ quyền quốc gia. Baghdad coi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng chiếm đóng bởi quân đội đã được đưa tới Bashiqa mà không có sự phối hợp trước, hay thỏa thuận, với chính phủ Iraq”, Wathiq al-Hashimi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược tại Baghdad, nói.

Bên cạnh đó, ông al-Hashimi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn “kiểm soát Mosul để tạo ra một vùng đệm, cho phép Ankara nhắm đến mục tiêu là những chiến binh PKK”. PKK là lực lượng Đảng Công nhân người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.

Theo các nhà phân tích, lo lắng của Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng lực lượng dân quân đa sắc tộc sẽ giúp quân đội Iraq giải phóng Mosul không chỉ đơn giản là mong muốn bảo vệ người Sunni trong khu vực.

“Nếu những lực lượng này tiến vào Mosul thì những cư dân Sunni của thành phố sẽ đi đâu? Tất nhiên, họ không thể tới Syria, vì vậy họ sẽ di chuyển lên phía bắc tới Thổ Nhĩ Kỳ”. chuyên gia Demir đặt câu hỏi.

Ông cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi lưu trú của 2,7 triệu người tị nạn. “Và họ không thể tiếp nhận thêm một làn sóng người tị nạn nào nữa, chính vì thế chính phủ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tiến hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng người dân Mosul sẽ ở lại Mosul sau khi IS bị đánh bật khỏi thành phố này”, theo Demir.

Về phản ứng của Mỹ, Washington đã lên tiếng đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng chính phủ Iraq. Nhưng các nhà phân tích cho rằng Mỹ chỉ đang “thể hiện tài hùng biện” về vấn đề này.

“Tất cả các bên có liên quan tới cuộc chiến, trong đó có Mỹ, đang cố gắng định vị mình trong thời kỳ hậu IS. Họ có thể nói về tầm quan trọng của chủ quyền và lãnh thổ của Iraq, nhưng không ai trong số đó có mong muốn Iraq quay trở lại hiện trạng như trước khi IS xuất hiện. Bởi họ biết rằng điều này khó có thể xảy ra trong thực tế”.

Mỹ tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tạo ra “trung tâm quyền lực Sunni” quanh Mosul và Washington không nhất thiết phải phản đối ý tưởng này, Demir nói.

“Lúc này không có chuyện đúng, sai ở miền bắc Iraq. Bất kỳ điều gì xảy ra với Mosul có thể là khởi đầu cho một chuỗi phản ứng dây chuyền có thể thay đổi toàn bộ bản đồ khu vực. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chờ đợi”, Mertin Gurcan, nhà phân tích an ninh và cựu cố vấn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhận định.

Danh Tuyên

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời NATO ngay khi bà Clinton trở thành tổng thống?

Thứ 2, 17/10/2016 | 11:43
Những tuyên bố và hành động gần đây của bà Clinton về vấn đề người Kurd và Syria dường như đã vượt quá sức chịu đựng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình hình Syria: Khủng bố bị ‘dọn sạch’ hoàn toàn ở Aleppo

Thứ 6, 21/10/2016 | 09:29
Trong diễn ra lệnh ngừng bắn quân sự kéo dài 11 tiếng vào ngày 20/10, những kẻ khủng bố có vũ trang sẽ được rời khỏi thành phố Aleppo.

Sai lầm 'định mệnh' trong chính sách của Obama ở Syria

Thứ 5, 20/10/2016 | 21:34
Hơn bất kỳ nơi nào khác, ở Mỹ, việc thay đổi chính sách sẽ bị chế nhạo, và bị coi là một lựa chọn tồi tệ hơn cả việc tiếp tục chính sách thất bại hiện tại.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời NATO ngay khi bà Clinton trở thành tổng thống?

Thứ 2, 17/10/2016 | 11:43
Những tuyên bố và hành động gần đây của bà Clinton về vấn đề người Kurd và Syria dường như đã vượt quá sức chịu đựng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình hình Syria: Khủng bố bị ‘dọn sạch’ hoàn toàn ở Aleppo

Thứ 6, 21/10/2016 | 09:29
Trong diễn ra lệnh ngừng bắn quân sự kéo dài 11 tiếng vào ngày 20/10, những kẻ khủng bố có vũ trang sẽ được rời khỏi thành phố Aleppo.

Sai lầm 'định mệnh' trong chính sách của Obama ở Syria

Thứ 5, 20/10/2016 | 21:34
Hơn bất kỳ nơi nào khác, ở Mỹ, việc thay đổi chính sách sẽ bị chế nhạo, và bị coi là một lựa chọn tồi tệ hơn cả việc tiếp tục chính sách thất bại hiện tại.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.