Thời kỳ huy hoàng của chứng khoán đã qua

Thời kỳ huy hoàng của chứng khoán đã qua

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 7, 26/02/2022 | 07:30
0
Năm 2022 được kỳ vọng sẽ bùng nổ nhờ sự hồi phục của nền kinh tế, nhưng chuyên gia vẫn khuyến cáo nhà đầu tư phải có chiến lược rõ ràng và cẩn trọng khi xuống tiền.

Theo báo cáo của FiinGroup, VN-Index hiện vẫn dao động quanh mốc 1.500 điểm trong khi thanh khoản còn khá yếu trong giai đoạn 2 tháng đầu năm 2022. Mức thanh khoản bình quân của cả 3 sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCoM trong gần hai tháng đầu năm 2022 chỉ tương đương mức bình quân năm 2021 và bằng khoảng 80% so với bình quân của thời kỳ đỉnh cao là quý 4/2021.

Số tài khoản mở mới tăng mạnh, dòng tiền cho vay margin tăng từ 150 nghìn tỷ đồng tại 30/9/2021 lên 175 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021 và số dư tiền gửi trên thị trường của nhà đầu tư ở mức cao. Tâm lý chung của thị trường là chờ đợi, nhà đầu tư vẫn đang ngóng chờ những yếu tố tích cực để có thể “giải ngân” trong thời gian tới. 

Với chủ đề “Triển vọng đầu tư năm 2022”, tọa đàm thường niên do FiinGroup tổ chức đã mang tới những nhận định và đánh giá về triển vọng đầu tư qua các kênh đầu tư cổ phiếu và bất động sản từ các chuyên gia cho các nhà đầu tư cá nhân.

Chứng khoán đã thiết lập nền giá mới

Theo đánh giá của FiinGroup, năm 2022 việc lựa chọn danh mục đầu tư sẽ trở nên khó khăn hơn do sự tăng trưởng bùng nổ của VN-index trong năm 2021 khiến hầu hết các cổ phiếu thuộc nhiều nhóm ngành đều đã tăng mạnh và thiết lập nền giá mới. Do đó, việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu nào đều cần sự suy nghĩ cẩn trọng của nhà đầu tư.

Tài chính - Ngân hàng - Thời kỳ huy hoàng của chứng khoán đã qua

Bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính, FiinGroup chia sẻ định giá cổ phiếu 2022 không còn thấp như trước nữa.

"Lưu ý, định giá của khối ngân hàng chạm vùng cao này xuất hiện không quá nhiều trong chuỗi lịch sử. Mà đa số thời gian nó nằm ở dưới. Nói như vậy để thấy rằng, chúng ta đang bắt đầu năm 2022 với một nền định giá không còn thấp như những năm trước nữa", bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính, FiinGroup nhấn mạnh.

Theo đó, bà Vân chia sẻ, trong nửa cuối 2021 thị trường chứng kiến những diễn biến bất thường về giá, những cổ phiếu có nền tảng cơ bản không tốt thì bất ngờ tăng trưởng mạnh và ngược lại.

Theo đó, cổ phiếu được chia thành 3 loại:

Thứ nhất, cổ phiếu có nền tảng cơ bản nhưng đang tìm động lực phát triển. Có thể kể đến loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp sữa, mặc dù tình hình kinh doanh tương đối ổn định nhưng chưa thực sự có đà để bứt phá.

Thứ hai, cổ phiếu của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh nửa đầu năm nhưng giá lại không tăng, do triển vọng lợi nhuận kém tích cực. Khi các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng nửa đầu năm không còn nhiều thì giá sẽ tự xuống.

Thứ ba, cổ phiếu giá giảm do tăng trưởng của công ty không theo kịp với kỳ vọng của thị trường.

Chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường lại cho rằng, giá cổ phiếu thể hiện giá trị nền tảng của doanh nghiệp và các yếu tố liên quan đến thị trường. Khi nhà đầu tư nhìn từng nhóm cổ phiếu cần hiểu cá tính của loại cổ phiếu đó, hiểu cá tính của nhóm ngành mình quan tâm. Với những loại nhất định cần có hành vi ứng xử tương đương, nếu không thì rủi ro danh mục sẽ không tương xứng. 

Trả lời về mối quan tâm của nhà đầu tư rằng nếu kịch bản lạm phát không kiểm soát được như kì vọng thì sẽ ảnh hưởng đến kênh cổ phiếu như thế nào, theo ông Tường, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất 1 cách đột ngột thì chứng khoán cũng sẽ chịu ảnh hưởng, hay nói cách khác là tạo ra một cú sốc thị trường.

Tuy nhiên, trong dài hạn, lạm phát tăng sẽ làm lợi cho giá của cổ phiếu. Cổ phiếu hàng hóa chắc chắn được hưởng lợi, sau đó là nhóm cổ phiếu liên quan đến hàng hóa đầu vào. Khi giá tăng đến mức gây ra bất ổn hoặc mất cân bằng về điều kiện kinh tế, thì đó sẽ là tín hiệu xấu cho toàn bộ thị trường.

Cổ phiếu nào có khả năng bật lên trong năm 2022?

Theo bà Vân, dựa theo triển vọng về tăng trưởng lợi nhuận, nhà đầu tư có thể tham khảo giải ngân vào 3 chủ đề chính.

Thứ nhất, chủ đề phòng thủ, liên quan đến những nhóm ngành tránh được rủi ro lạm phát như ngành điện và ngành dược. Đây cũng là nhóm ngành có triển vọng lợi nhuận tích cực hậu Covid-19. 

Đối với ngành dược, một số doanh nghiệp đang chuẩn bị đưa thêm dây chuyền, nhà máy vào hoạt động. "Yếu tố tích cực này sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của nhóm dược phẩm không chỉ năm 2022 mà có thể giúp cái ngành này có tăng trưởng kéo dài sang đến tận năm 2023", bà Vân nói.

Tài chính - Ngân hàng - Thời kỳ huy hoàng của chứng khoán đã qua (Hình 2).

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu năm nay có thể bật lên nhờ sự phục hồi của nền kinh tế.

Thứ hai, chủ đề đầu tư công gồm nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và vật liệu xây dựng. 

Trong đó, nhóm ngân hàng được kỳ vọng sẽ có những bước tăng trưởng tốt trong năm nay nhờ nhiều yếu tố như: tín dụng tăng trưởng do nỗ lực kích thích kinh tế của chính phủ; thu nhập từ phí của nhóm ngân hàng sẽ hồi phục trở lại khi kinh tế hồi phục; một số ngân hàng đã phải trích lập dự phòng trước thời hạn của Thông tư 01, 03 và 14 nên đến năm 2022 sẽ không phải trích lập, thậm chí còn có cơ hội là hoàn nhập trở lại.

Đối với nhóm vật liệu xây dựng, giãn cách xã hội là một yếu tố khiến tăng trưởng lợi nhuận suy giảm trong năm 2021. Khi những yếu tố bất lợi qua đi, đây là nhóm có thể nhanh chóng chuyển từ suy giảm mạnh sang tăng trưởng cao trong năm 2022.

Thứ ba, chủ đề hưởng lợi từ phục hồi hậu Covid-19 gồm ngành bán lẻ, cá nhân và thuỷ sản. 

Đối với bán lẻ, triển vọng tăng trưởng năm 2022 khá phân hóa. Bởi lẽ, cơ hội sẽ có thể đến với những doanh nghiệp có lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng thấp hơn so với trung bình ngành.

Bà Vân đưa ra nhận định "Đối với ngành hàng cá nhân, câu chuyện tăng trưởng năm 2022 sẽ xuất phát từ nền tăng trưởng thấp trong, thậm chí suy giảm trong năm 2021. Đối với ngành thủy sản, dù năm 2021 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá tích cực. Tuy nhiên nếu so với giai đoạn trước khi Covid-19 xảy ra thì mức tăng trưởng lợi nhuận hiện nay vẫn chưa thực sự hồi phục".

Đầu tư bất động sản cần xác định mình là ai

Thứ 6, 25/02/2022 | 20:40
Chuyên gia khuyến cáo năm 2022 khi tham gia vào thị trường bất động sản các nhà đầu tư cần xác định cho bản thân một tâm thế đầu tư đúng đắn.

Đường đua lợi nhuận 2022 của công ty chứng khoán: Tham vọng hay an toàn?

Thứ 4, 23/02/2022 | 07:30
Sau một năm báo lãi lớn, nhiều công ty chứng khoán đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 ở mức kỷ lục, một số khác lại đặt kế hoạch đi lùi.

Rủi ro thị trường chứng khoán

Thứ 3, 11/01/2022 | 17:12
Chứng khoán Việt Nam đang được xem xét để nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi, những vụ việc "bán chui" cổ phiếu sẽ làm thị trường thiếu minh bạch.
Cùng tác giả

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.

GELEX thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:00
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo Gelex đánh giá nền kinh tế vĩ mô năm 2024 dự kiến sẽ phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Cần làm gì để xây dựng mô hình khu công nghiệp phát triển bền vững?

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:35
Phó Chủ tịch VCCI cho biết còn nhiều “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị trong việc phát triển bền vững các KCN.

Nhận diện điểm sáng đầu năm 2024, nhà đầu tư nên "bỏ trứng" vào "rổ" nào?

Thứ 3, 26/03/2024 | 15:38
Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Chủ tịch Coteccons: Giấy phép là trở ngại lớn khi đầu tư vào Việt Nam

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:18
Chủ tịch Xây dựng Coteccons cho rằng Việt Nam còn rất nhiều dư địa trong việc thu hút vốn từ các NĐT nước ngoài nhưng trước mắt cần tháo gỡ các khó khăn còn tồn tại.
Cùng chuyên mục

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

Lăng kính chứng khoán 28/3: Có nên chốt lời ở thời điểm này?

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
VN-Index vẫn trong nhịp tăng trung hạn, NĐT có thể cân nhắc chốt lời từng phần những cổ phiếu đang có dấu hiệu suy yếu và có nhịp tăng điểm tốt trong thời gian qua.
     
Nổi bật trong ngày

Thêm một nhà băng ngược dòng tăng lãi suất huy động

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:28
Khách hàng có số dư tối thiểu 100 triệu đồng và gửi kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ được VPBank cộng thêm 0,1%/năm so với lãi suất niêm yết hiện hành.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.