Chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh, hết ngày 20/1, miền Bắc vẫn có hiện tượng mưa, rét với nền nhiệt giảm sâu, nhiệt độ trong ngày duy trì ở mức 15 độ C, riêng ở Sa Pa, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 6 đến 8 độ C.
Thế nhưng, sau ngày 20/1 (26 tháng Chạp), những ngày tiếp theo nhiệt độ tăng nhanh mỗi ngày 2-3 độ C.
Trang Accuweather của Mỹ dự báo nhiệt độ Hà Nội dao động 16-18, vùng núi cao như Sa Pa, Sìn Hồ chỉ ở mức 9 đến 14 độ C.
Cơ quan khí tượng cho biết, những ngày tiếp theo, không khí lạnh yếu dần, nhiệt độ tăng nhanh cho đến sát Tết Canh Tý.
Ngày 21/1 (27 Tết), Hà Nội hửng nắng, cao nhất lên 24, thấp nhất 19 và tăng thêm 2độ trong ngày tiếp theo.
TP.Vinh (Nghệ An) giữ nguyên mức nhiệt ở ngưỡng16-22 độ. Từ ngày mai, Bắc Trung Bộ duy trì mức nhiệt 18-21, sau đó mỗi ngày tăng 1-2 độ C.
Nam Bộ và Tây Nguyên vẫn đang trong mùa khô nên thời tiết từ nay đến trước Tết Canh Tý tương đối ổn định.
Ngày 23/1 (29 Tết), TP.HCM 23-34 độ, Tây Nguyên 13-32 độ C.
Theo cơ quan khí tượng Việt Nam, trừ Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 12/2019 các vùng miền khác cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ 0,5-1 độ.
Tổ chức khí tượng thế giới ghi nhận nhiệt độ toàn thế giới năm 2019 cao thứ nhì từ trước đến nay, chỉ kém năm 2016.
Riêng châu Á, 2019 là năm có nhiệt độ cao thứ ba trong chuỗi 110 năm qua, chỉ kém năm 2015 và năm 2017.
Minh Anh (