Thông tin “vào năm 2050, TP.HCM và ĐBSCL sẽ bị xóa sổ” là giả định cực đoan, chưa đủ cơ sở khoa học

Thông tin “vào năm 2050, TP.HCM và ĐBSCL sẽ bị xóa sổ” là giả định cực đoan, chưa đủ cơ sở khoa học

Thứ 7, 02/11/2019 | 08:18
0
Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu khẳng định, thông tin “vào năm 2050, TP.HCM và ĐBSCL sẽ bị xoá sổ” là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

Nghiên cứu của Climate Central - tổ chức nghiên cứu khoa học phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đăng trên tạp chí Nature Communications đưa ra nhận định toàn bộ TP.HCM và ĐBSCL của Việt Nam, nơi có hơn 20 triệu người sinh sống, gần như bị xóa sổ vào 2050.

Môi trường - Thông tin “vào năm 2050, TP.HCM và ĐBSCL sẽ bị xóa sổ” là giả định cực đoan, chưa đủ cơ sở khoa học

Hình ảnh giả định được tổ chức Climate Central (Mỹ) công bố.

Báo Vietnamnet đưa tin, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương - Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), nghiên cứu đã sử dụng sử dụng số liệu Lidar và mô hình thần kinh nhân tạo nhằm hiệu chỉnh và cập nhật số liệu địa hình STRM DEM. Tuy nhiên, một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Cụ thể: chỉ sử dụng số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh cho toàn cầu; Các giả thiết về mực nước biển dâng kết hợp với triều cường là tình huống cực đoan rất khó xảy ra và không được IPCC (Ban Liên Chính phủ về BĐKH) khuyến cáo.

Theo bà Hương, trong nghiên cứu của Climate Central, số liệu địa hình ven biển (Coastal DEM) được xây dựng trên cơ sở hiệu chỉnh sai số của STRM DEM (số liệu địa hình của NASA –NASA’s Shutter Radar Topography Mission, 2000).

Thực tế, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa. Vì vậy, bài báo đã hiệu chỉnh số liệu địa hình ven biển thông qua sử dụng số liệu địa hình Lidar tại Mỹ và mạng thần kinh nhân tạo MLP, sau đó áp dụng cho toàn cầu. Như vậy, nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho ĐBSCL nên số liệu địa hình trong nghiên cứu này chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực.

Năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tại kịch bản này, số liệu địa hình được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho khu vực ĐBSCL được lấy từ mô hình số địa hình kích thước ô lưới là 2mx2m của 13 tỉnh BSCL do Cục Viễn thám quốc gia thực hiện năm 2008; Bản đồ số địa hình tỷ lệ 1:2.000 do dự án bay chụp Lidar của Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện. Các số liệu này đều được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực.

Về giả định nghiên cứu, các tác giả sử dụng kịch bản nước biển dâng 2m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, tất nhiên, sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao.

Theo báo Tiền Phong đưa tin, các tác giả đã sử dụng kịch bản nước biển dâng 2m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Vì thế, kết quả đưa ra không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ). Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo Đánh giá lần thứ năm của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (AR5). “Đây là một giả định cực đoan”, PGS Hương khẳng định.

Theo PGS Hương, các số liệu tốt nhất và cập nhật nhất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng trong kịch bản năm 2016. Kịch bản này cho thấy, với mực nước dâng 100cm, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TPHCM, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó sẽ tiếp tục cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập trên cả nước do nước biển dâng.

Phong Linh (tổng hợp)

Bộ trưởng bộ TN&MT đánh giá cao dự án xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản

Thứ 4, 30/10/2019 | 14:51
Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đánh giá cao công nghệ Nano Bioreactor, mong muốn được hợp tác với Nhật Bản để cùng nhau xử lý ô nhiễm trên các con sông tại Việt Nam.

Tổng cục Môi trường nói gì về tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội?

Thứ 3, 02/04/2019 | 18:58
Tổng cục Môi trường cho rằng nhận định Hà Nội là thành phố ô nhiễm bụi mịn đứng thứ hai Đông Nam Á là chưa chính xác, bởi vì trong bảng thống kê, GreenID chỉ có dữ liệu của 20 thành phố.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hàng loạt bãi tập kết rác xà bần không phép ở khu đô thị

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:31
Rác thải, xà bần gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Hải Phòng: Cả trăm tấn rong biển “bủa vây” bãi biển Đồ Sơn

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:59
Hiện cơ quan chức năng địa phương đang khẩn trương dọn lượng rong biển, ước tính lên tới cả trăm tấn, trôi dạt vào khu vực bãi biển Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng.

Quảng Ninh: Thu gom, xử lý hơn 1.500 m3 rác thải tại vịnh Hạ Long

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:57
Số rác thải này chủ yếu là phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilong ở ven bờ và trôi dạt trên vịnh Hạ Long được chính quyền Tp.Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh thu gom, xử lý.

Tạm dừng làm mặt bằng tập kết rác vì 100 người dân dựng rạp phản đối

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:00
Huyện Cẩm Thủy đã yêu cầu dừng thi công mặt bằng bãi tập kết và trung chuyển rác thải tại xã Cẩm Bình để tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, đồng thuận.

Nghệ An: Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:00
Do có lợi nhuận lớn nên hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh.
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hôm nay thời tiết có mát mẻ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (24/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.