Thư của TS người Mỹ, “Gừng” R. Davis: “Tôi có thể kể hàng giờ về Tết Việt!”

Thư của TS người Mỹ, “Gừng” R. Davis: “Tôi có thể kể hàng giờ về Tết Việt!”

Thứ 2, 04/02/2019 | 14:41
0
TS người Mỹ Ginger “Gừng” R. Davis, bang North Carolina (Mỹ) - đang nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Duke & Đại học Norwich. Từng sống ở Việt Nam gần 9 năm liền, chị có nhiều kỷ niệm nơi đây, nên chị yêu và gắn bó với Việt Nam, chị hiểu tính cách, tập quán của người Việt một cách sâu sắc.

Tôi nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử Việt Nam. Mọi người ở Việt Nam hay gọi tôi bằng cái tên trìu mến là Gừng (chính là nghĩa tiếng Việt của tên tôi!). Tôi yêu cái tên này. Cái tên mộc mạc mà gần gũi như tình cảm mà tôi dành cho đất nước và con người nơi đây.

Để theo đuổi niềm đam mê của mình, tôi đã đến Việt Nam theo chương trình học bổng Fulbright, đã sống ở Việt Nam gần 9 năm liền, để rồi tôi đã yêu và gắn bó với cái mảnh đất bình dị này vô cùng.

Tôi yêu lòng người nồng hậu, yêu ẩm thực phong phú, yêu kiến trúc nhỏ xinh mà cổ kính, yêu văn hoá sâu sắc mà đa dạng và tôi đặc biệt yêu ngày Tết. Đối với người Việt Nam, dịp Tết không chỉ là một hai ngày đầu năm, mà là cả những tuần trước thềm năm mới, khi mà bà con nô nức sắm sửa quà cáp, quần áo, trang hoàng nhà cửa; Tết cũng là thời khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới với bao ước nguyện gửi trao; đặc biệt nhất, Tết cũng là những ngày đầu năm mới, ai ai cũng mặc những trang phục đẹp nhất mà mình có, gặp gỡ nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Có lẽ bấy nhiêu lời đây chẳng thể nói được hết được tôi yêu truyền thống này của người Việt Nam thế nào. Tôi có thể ngồi kể hàng giờ về những điều đặc biệt của Tết Việt và những kỷ niệm mà tôi từng có trong dịp dễ đặc biệt này. Và người nghe tôi kể nhiều nhất có lẽ là Minh, cô con gái 11 tuổi của tôi.

Đã nhiều năm nay, năm nào tôi và con gái cũng ăn Tết 2 lần – Tết Tây và Tết Ta. Tết Tây là năm mới theo lịch phương Tây, còn Tết Ta là Tết Nguyên đán theo lịch Âm của người Việt. Nhưng có một năm, tôi và con gái ăn Tết tận 3 lần! Con gái tôi vì thế mà vui lắm, cứ tíu tít, líu lo hỏi han tôi cả ngày. Mà lý do ăn Tết tận 3 lần cũng thú vị lắm.

Xã hội - Thư của TS người Mỹ, “Gừng” R. Davis: “Tôi có thể kể hàng giờ về Tết Việt!”

Hai mẹ con tác giả trong một lần về thăm cụ và ông bà nội cháu bé. 


Tôi đã kết hôn và sinh con ở Việt Nam. Chồng tôi là một người Việt Nam chân thành, giản dị và tháo vát. Chúng tôi có được một cô con gái xinh xắn là Minh. Tuy nhiên, sau nhiều chuyện xảy ra, chúng tôi đã quyết định chia tay nhưng vẫn là bạn tốt của nhau. Tôi là người chính để nuôi dạy con, nhưng chúng tôi vẫn luôn cố gắng đảm bảo con gái có được tình yêu thương và dạy dỗ của cả cha và mẹ.

Dù đang sinh sống ở Mỹ, nhưng vẫn mang trong mình dòng máu Việt, nên con gái tôi vẫn được dạy dỗ về văn hoá, phong tục, ngôn ngữ Việt. Và quan trọng nhất là, hằng năm, chúng tôi cố gắng để con gái có cơ hội về Việt Nam thăm gia đình nhà nội. Tôi nhớ nhất là kỷ niệm mà tôi và con gái gọi là “ăn Tết 3 lần”. 

Đầu tiên là thời điểm Tết Tây ở Mỹ. Con gái ngây thơ hỏi tôi: “Dịp này thì có gì vui hả mẹ?”. Tôi giải thích cho con rằng đây là thời điểm kết thúc năm cũ để sang năm mới, và năm mới bắt đầu từ thời điểm 12 h đêm khi mà người ta gửi tới nhau những lời chúc năm mới an lành. Người lớn thường sẽ tổ chức du lịch cùng nhau còn con trẻ thì háo hức vì được nghỉ học. Con gái tôi có vẻ cũng không để tâm lắm.

Xã hội - Thư của TS người Mỹ, “Gừng” R. Davis: “Tôi có thể kể hàng giờ về Tết Việt!” (Hình 2).

Cô con gái của tác giả (giữa) có quê nội ở Việt Nam.


Vài tuần sau, tôi cho con về quê nội ở Hưng Yên để ăn Tết. Chúng tôi chỉ có ba tuần ở Việt Nam, vì tôi cần lên giảng đường để dạy sinh viên, còn con gái cũng không thể nghỉ học quá lâu. Nhìn ánh mắt con lấp lánh niềm vui khi về thăm nhà nội, mà tôi ước rằng hai mẹ con có thể ở lại chơi lâu hơn. Hai mẹ con tôi đều yêu Tết Việt lắm. Không khí Tết bắt đầu từ những cành đào hay cây quất mà nhà nhà chuẩn bị để trang trí trong nhà. Tết là mùi hương trầm thoảng trong gió khiến thời gian như chậm lại và lòng người thấy bình an. Tết là những lời thăm hỏi đầu năm của bà con chòm xóm. Tết là bánh chưng, giò xào, mứt ngọt…những món ăn truyền thống dân dã mà ăn một lần rồi chẳng thể nào quên. Những ngày đầu xuân ấy, dù có se lạnh hay mưa phùn thì lòng người Việt vẫn thấy ấm áp, bởi đấy là biểu hiện của tài lộc cho một năm may mắn đong đầy.

Đối với con trẻ, Tết Việt vui nhất có lẽ vì phong tục “lì xì”. Có đứa trẻ con nào mà không thích những phong lì xì đỏ thắm với những đồng tiền may mắn mà chúng có thể dùng để mua kẹo bánh hay đồ chơi? Con gái tôi thì đặc biệt thích lì xì, và rất phấn khích khi được cùng bố mẹ đi thăm họ hàng, dù rằng vẫn còn bẽn lẽn khi thấy những người quen lâu ngày mới gặp lại.

Còn đối với người lớn, tôi tự hỏi khi đang quay cuồng trong cuộc sống bận rộn này, người ta có còn thích Tết, có còn thấy Tết vui như ngày xưa? Trước đây, do ảnh hưởng của chiến tranh, người dân còn nghèo và cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn, kinh tế eo hẹp khiến người ta ngần ngại với những khoản chi cho ngày lễ Tết. Quần áo mới, đồ ăn ngon, lì xì cho trẻ nhỏ… tất cả đều tốn kém. Phụ nữ thì lại càng vất vả hơn, với nào là ăn uống, cúng, lễ, đủ thứ “thủ tục” đầu năm để có một cái Tết tươm tất cho gia đình. Nên nhiều khi, người lớn có phần sợ… Tết.

Đợt đó, tôi và con gái phải bay về Mỹ vào đêm giao thừa. Cả ngày 30 Tết, con gái tôi cứ quanh quẩn ở nhà chơi và nói chuyện với cụ nội, với bà nội và ba. Tôi biết con gái buồn và không muốn xa mọi người. Trên suốt chuyến bay về Mỹ, con gái tôi thủ thỉ về những con phố vắng trong đêm giao thừa, những bông hoa xuân rực rỡ và những món ăn ngon mà con lần đầu biết tới. Rồi con gái tôi lại cười ngặt nghẽo khi nhớ lại chương trình hài truyền hình Gặp Nhau Cuối Năm, “phong tục đêm 30 Tết” của người Việt, mà con xem trước đó.

Trở về Mỹ, để con gái đỡ buồn và nhớ Việt Nam, hai mẹ con tôi đi chợ người Việt ở Wilmington. Tới đây, con gái tôi vui thích khi nhận ra rằng đồng bào Việt ở Mỹ cũng vẫn ăn Tết như ở Việt Nam.

Dù rằng khu chợ rất tấp nập, nhưng lâu lâu chúng tôi lại gặp một vài người quen. Chúng tôi trao nhau những lời chúc cho một năm mới an lành, may mắn. Về tới nhà, con gái tôi vui vẻ nhảy chân sáo khắp nhà với xấp lì xì được mừng tuổi ở chợ. Tới bữa cơm, hai mẹ con tôi lại nấu những món ăn Việt Nam và con gái tôi thì thích được tự rán bánh chưng. Đó là cách để chúng tôi cảm nhận không khí Tết ở nơi xa Việt Nam đến nửa vòng Trái Đất.

Hôm sau, con gái tôi dậy từ rất sớm, háo hức được đi học để kể với bạn về trải nghiệm Tết Việt của mình. Tôi vẫn nhớ cái cảm giác tự hào của người làm mẹ khi nhìn thấy con gái mình tự tin và vui vẻ đứng trước lớp để giải thích và chia sẻ với các bạn về phong tục đặc biệt này của người Việt.

Con gái tôi thậm chí còn chuẩn bị “lì xì” cho các bạn. Có lẽ đứa con gái bé bỏng của tôi không biết rằng, con đang là một "đại sứ văn hoá", bởi chính những điều đó giúp xây dựng những sự hiểu biết lẫn nhau và giúp thắt chặt hơn mối quan hệ Việt – Mỹ.

Tết Việt trong tôi là một nét đẹp văn hoá mà tôi mong rằng, qua thời gian, vẫn sẽ luôn được gìn giữ những phong tục mà không bao giờ mất đi. Dù cuộc sống có bận rộn, hối hả đến mức nào, cứ đến ngày Tết, mỗi con người trong chúng ta lại có thời gian để bình tâm lại, dành thời gian bên những người thân yêu và thưởng khức không khí xuân an lành. Tết Việt ở Miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam có lẽ có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin rằng sắc hoa xuân và hương Tết Việt ở nơi nào cũng thắm đượm.

Ginger “Gừng” R. Davis

Thư từ Ba Lan: Có còn là miền đất hứa?

Thứ 3, 29/01/2019 | 20:25
Tác giả là nguyên Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, đồng thời cũng là một nhà văn. Ông từng viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết về cộng đồng người Việt ở châu Âu và Ba Lan. Gần Tết Kỷ Hợi 2019, thư ông gửi cho báo Người Đưa Tin như là một bài phóng sự nóng bỏng và trăn trở…

Thư từ đất nước Hồi giáo Indonesia: Tết và những niềm nhớ...

Thứ 7, 02/02/2019 | 10:00
Tác giả là một phụ nữ Việt, do công việc nên xa Việt Nam đằng đẵng. Tết Nguyên đán đến, chị hái lá dong tự trồng trong vườn rồi đi chợ mua nguyên liệu và gia vị để gói và nấu bánh chưng, rồi mua và cắm hoa, đi chùa…, để Tết không chỉ thuần là nỗi nhớ. Lối kể của chị tỉ mỉ, đầy ắp chi tiết - một đặc trưng trong tính cách của phụ nữ Á đông cổ điển, để lại dư vị xúc cảm cho người đọc.

Chuyện từ Vương quốc Bỉ: “Này, thế sắm Tết đến đâu rồi?”

Thứ 6, 01/02/2019 | 10:56
Yen Cuypers (đọc theo tiếng Việt là Yến) định cư tại Vương quốc Bỉ đã 5 năm. Chị sinh ra, lớn lên ở Hà Nội, học phổ thông tại trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, và đã có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Chị nhắn với Người Đưa Tin:“Nếu bài được đăng, nhờ tòa soạn gửi nhuận bút vào Quỹ Bệnh nhi ung thư của viện Huyết học.”

Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ

Thứ 4, 30/01/2019 | 11:08
Ông Phạm Sanh Châu từng làm Đại sứ của Việt Nam tại Unesco (Paris, Pháp), tại Liên minh châu Âu (Bruxelles, Bỉ) và tại Bỉ, Luxembourg; là Đặc phái viên của Thủ tướng Việt Nam phụ trách các vấn đề Unesco; là người Việt Nam đầu tiên ra tranh cử Tổng Giám đốc Tổ chức Unesco. Đi nhiều biết nhiều - trong những ngày cận Tết Kỷ Hợi 2019, ông gửi cho báo Người Đưa Tin một bức thư điện tử, kể về phong tục đón năm mới tại quốc gia mà ông đang làm Đại sứ: Ấn Độ.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.