Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:20
0
Xin hỏi quý báo, theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu cần có những nội dung nào? Phạm Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội)
Thạc sỹ, luật sư Quản Văn Minh (Công ty Luật số 5 - quốc gia) trả lời:
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 4 Luật Công chứng năm 2006: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của luật này gọi là văn bản công chứng. Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây: Hợp đồng, giao dịch; lời chứng của công chứng viên. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
 
Luật sư - Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Ảnh minh họa
Tại Khoản 1 Điều 339a Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng Dân sự), công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định một trong những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là: "Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu" (Khoản 6). Theo đó, tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 339a Bộ luật Tố tụng Dân sự thì đơn yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này là: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn; c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu; d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự đó; đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu; g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Gửi kèm theo đơn yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
Theo Hà Nội mới

Nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Thứ 2, 27/05/2013 | 08:30
Để nâng giá trị pháp lý của văn bản công chứng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng quy định, văn bản công chứng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch và các cơ quan, tổ chức liên quan.

'Công chứng góp phần quan trọng phòng ngừa tranh chấp'

Thứ 2, 01/04/2013 | 10:40
“Trong thời gian qua, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật trong việc giao kết những hợp đồng về bất động sản” - bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp khẳng định.

Công chứng là 'thẩm phán phòng ngừa' hành vi phạm luật

Thứ 2, 18/03/2013 | 09:14
Lâu nay, người ta vẫn coi công chứng là “thẩm phán phòng ngừa” bởi công chứng có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giảm được gánh nặng cho cơ quan xét xử.