Cây riềng mọc hoang hoặc được trồng ở khắp các tỉnh thành nên rất quen thuộc với tất cả mọi người.
Loại cây này dễ sinh trưởng, phát triển, không cần chăm sóc
Nhiều người nghĩ cả cây riềng chỉ có phần củ là ăn được, còn lại thì vất đi thế nhưng ở Điện Biên, có một bộ phận của cây riềng lại là đặc sản làm thành nhiều món ngon, đó là măng riềng
Giữa hè và đầu thu, từ những khóm riềng lại mọc lên những cây non phớt hồng hay còn gọi là mầm riềng hay măng riềng
Người Thái ở Điện Biên gọi măng riềng là “nó khá”
Để thu hái loại măng này, người dân tìm những gốc cây riềng đã già, rồi đào lấy những búp măng non màu hồng nhạt và bóng bẩy.
Măng riềng có vị ngọt nhẹ, mùi thơm độc đáo, thêm nữa là có độ dai dai, giòn giòn
Sau khi thu hái về, măng riềng được người dân chế biến thành nhiều món ngon như nộm, gỏi, xào...
Măng riềng chỉ nên luộc khoảng 7-10 phút hoặc đồ vừa chín tới sẽ cảm nhận rõ độ giòn, ngọt.
Ở các chợ quê, măng riềng được bán với giá khoảng 50.000 đồng/kg và rất đắt khách. Một số nhà hàng ở Điện Biên cũng đưa những món chế biến từ măng riềng vào thực đơn
Chi Phan (Tổng hợp)