Thưa các hiệu trưởng, đã đến lúc cần hà khắc với… phụ huynh

Thưa các hiệu trưởng, đã đến lúc cần hà khắc với… phụ huynh

Trương Ngân Hà
Thứ 7, 30/09/2017 | 15:37
0
Bên cạnh bản nội quy học sinh, nên chăng các trường học đề ra cả nội quy… cha mẹ học sinh, để đưa các phụ huynh “vào khuôn khổ” theo sở thích, nguyện vọng của họ?

Tuần qua, có hai sự việc liên quan đến ngành giáo dục xảy ra tại hai địa điểm cách nhau hàng nghìn km khiến tôi trăn trở mãi…

Câu chuyện thứ nhất khởi nguồn từ dòng status “kêu cứu về việc luân chuyển cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông” trên trang cá nhân của Phó hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ (Đắk Nông). Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu vị phó hiệu trưởng phải gỡ bỏ bài viết này vì nội dung không phù hợp.

Câu chuyện thứ hai nảy sinh khi một số phụ huynh, học sinh lên tiếng “tố” cách giáo dục “hà khắc, thiếu tình người” của trường THPT Lương Thế Vinh. Người ta bắt đầu bình phẩm về bản nội quy của ngôi trường, bao gồm cả mục “những điều cấm kỵ khi lên Facebook” yêu cầu học sinh tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai; nếu like status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm; tuyệt đối không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status…

Đa chiều - Thưa các hiệu trưởng, đã đến lúc cần hà khắc với… phụ huynh

 

 

Hai câu chuyện tưởng có chung một “nút thắt” lại tạo nên hai luồng phản ứng trái ngược. Nếu như cách làm của sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông khiến đám đông không đồng tình, vì sở chưa chỉ ra nội dung bịa đặt, hư cấu trong bài đăng của ông phó hiệu trưởng; “bộ quy tắc” về cách ứng xử trên Facebook của trường THPT Lương Thế Vinh tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhiều phụ huynh.

Họ cho rằng việc vạch ra “vùng cấm” nơi mạng ảo là cần thiết, dù có thể chính họ chưa biết cách phân tích, đánh giá một nguồn tin (tốt/xấu) cũng như kiểm soát được cảm xúc của người đọc với bài đăng của mình.

Trước đó, đã có nhiều ý kiến chê trách người mẹ lên Facebook phàn nàn về lượng bài tập về nhà và những hình phạt mà cô giáo chủ nhiệm ở ngôi trường này dành cho con mình.

Có người nhẹ nhàng khuyên bảo, rằng những quy định khắt khe sẽ giúp các em “nên người”. Có người trích dẫn lời nói của thầy Văn Như Cương, khẳng định người mẹ đang nhầm lẫn giữa “nghiêm khắc” và “hà khắc”. Lại có người gay gắt: Không thích thì chuyển trường, vắng mợ thì chợ vẫn đông. 

Lúc này đây, cuộc tranh cãi xoay quanh các “triết lý giáo dục” vẫn chưa hạ nhiệt và dễ nhận thấy, hầu hết những người “tố” đều là cựu học sinh, cựu phụ huynh của ngôi trường nổi tiếng.

Cá nhân tôi thì cho rằng, việc status “chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt” lan toả với tốc độ chóng mặt trên Facebook không phải lỗi của vị phụ huynh kia; còn những người đang chỉ trích người mẹ “làm lớn chuyện”, “làm hư con” đang tìm cách áp đặt lối tư duy, quan điểm và mục tiêu giáo dục của mình lên người khác.

Đa chiều - Thưa các hiệu trưởng, đã đến lúc cần hà khắc với… phụ huynh (Hình 2).

Đã bao giờ bạn hỏi: "Hôm nay ở trường con thế nào?".

 

Một bài đăng trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ vì nội dung “đặc biệt” mà phần nào đó, thể hiện một “tiếng nói chung”, chứng tỏ nó đã tạo ra sự đồng cảm ở nhiều người dùng.

Và người ta chỉ nghĩ đến việc "gỡ" một bài đăng không đúng ý trên mạng và quên chuyện quan trọng hơn - gỡ những khúc mắc ngoài đời thực. Thực tế đã cho thấy, “chiếc khuôn” dù cứng nhắc đến đâu cũng có cách phá vỡ. Sợ nhất là suy nghĩ của chúng ta vừa khít với chiếc khuôn ấy mất rồi. 

Thiết nghĩ, để tránh những rắc rối tương tự, các vị Hiệu trưởng ở các trường công lập, tư thục, dân lập nên sớm nghĩ đến việc đề ra bản nội quy…. cha mẹ học sinh, quy định rõ phụ huynh có con em đang theo học tại trường được làm gì và bị cấm làm gì. Nhờ đó mà tất cả bậc phụ huynh dù “coi con là số 1” hay muốn gửi con vào trại lính sẽ biết đâu là môi trường giáo dục phù hợp với... mình nhất. Vì đồng quan điểm với nhà trường nên họ cũng không phải mất công lên Facebook “tố” thầy cô nữa.

Còn những đứa trẻ được học tập, rèn luyện trong môi trường đó sẽ trở nên năng động, sáng tạo hay biến thành một chú rô-bốt ngoan ngoãn, rụt rè thì… hên xui!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Thầy cô đang biến trường học thành “lò rèn” đúng nghĩa?

Thứ 6, 29/09/2017 | 07:00
Tôi nhớ đến một câu nói về giáo dục và thấy thấm thía: “Dạy học không chỉ là một công việc mà còn là một nghệ thuật”.

Nội quy HS trường Lương Thế Vinh: Chuyện đáng mừng chứ sao lại đáng trách?

Thứ 6, 29/09/2017 | 19:30
Quy định mà nhà trường THPT Lương Thế Vinh ban hành đã góp phần giúp các thầy cô gián tiếp bảo vệ học sinh của mình.

Cứ “tố” thầy cô đi, ai sẽ dạy dỗ con anh chị!

Thứ 5, 28/09/2017 | 11:40
Chuyện phụ huynh học sinh “tố” cô giáo chủ nhiệm ở trường Dân lập Lương Thế Vinh hà khắc, “không tình người, chỉ có hình phạt và nước mắt” làm dậy sóng dư luận. Còn tôi, không ủng hộ chị phụ huynh. Đơn giản tôi nghĩ… cứ “tố” thầy cô đi, ai sẽ dạy con anh chị?
Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...