“Thừa thầy thiếu thợ” và sự lựa chọn khôn ngoan

“Định kiến”chỉ những học trò nào có học lực quá kém hay gia đình không có điều kiện về tài chính thì mới không theo học lên phổ thông, không vào đại học không những gây hại từng gia đình, mỗi đứa trẻ mà còn để lại hệ quả xấu cho xã hội. Điều này lý giải vì sao ở các nước phát triển tỷ lệ“thầy” luôn ít hơn“thợ” đáng kể trong cơ cấu lao động.

Thông tin năm nay có hơn 10.000 học sinh ở TPHCM không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập mà chủ động theo học tư thục, học nghề hay các kế hoạch du học... thực rất đáng mừng.

Đáng mừng hơn nữa, hiện có những học sinh khá đã chủ động “rớt” lớp 10 bằng cách không tham gia kỳ tuyển sinh mà tham gia đào tạo nghề.

Học nghề cũng là một lựa chọn tốt cho nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở

Khi mà lộ trình sai lầm về con đường học vấn vẫn “ăn sâu bám rễ” trong tư tưởng của hầu hết mọi người: Học hết cấp 2 thì sẽ cố gắng thi đỗ lên cấp 3 bằng mọi giá. Hết 3 năm cấp 3 lại tiếp tục thi lên đại học, cao đẳng... thì việc rẽ ngang sang học nghề thực là một bước tiến lớn trong nhận thức của thế hệ trẻ.

Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” nảy sinh từ “định kiến”: Chỉ những học trò nào có học lực quá kém hay gia đình không có điều kiện về tài chính thì mới không theo học lên phổ thông, không cố gắng vào đại học đã và vẫn đang khiến tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thất nghiệp lớn.

Theo số liệu được ông Nguyễn Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông tin trên Vietnamnet, năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên là 0,51%/tổng lực lượng lao động, cao gấp 1,6 tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trình độ cao đắng, gấp 2,6 lần tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trình độ trung cấp chuyên nghiệp và gấp 6 lần lao động dạy nghề.

Năm 2017, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trình độ đại học trở lên là 0,46% trên tổng lực lượng lao động, cao gấp 3,2 - 3,9 lần tỉ lệ thất nghiệp ở 3 nhóm lao động có trình độ thấp hơn.

Ngoài sự chưa tương xứng giữa bằng cấp và chất lượng thực sự của lao động được đào tạo, số liệu này rõ ràng cũng cho thấy nhu cầu “thiếu thợ” của xã hội hiện tại.

Thêm nữa, thu nhập của những người học nghề nghiêm túc, bài bản không hề thua kém những người có bằng cấp cao.

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc các bạn trẻ sớm nhận ra được đam mê bản thân và năng lực của mình, xác định được đường hướng tương lai, đó là dấu hiệu đáng khích lệ.

Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, tỷ lệ “thầy” vẫn vượt xa tỷ lệ “thợ” trong cơ cấu lao động.

Theo số liệu từ thời báo kinh doanh, cơ cấu trình độ lao động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay là 1 đại học, 1 cao đẳng và 1 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, ở các nước châu Âu hiện nay, cơ cấu trình độ lao động là 1 đại học, thì có 3 trình độ cao đẳng và 10 công nhân kỹ thuật. Ở các nước phát triển, cơ cấu trình độ lao động là cứ 1 trình độ đại học sẽ có 5 – 6 trình độ cao đẳng và từ 14 - 15 công nhân kỹ thuật.

Ứng xử văn hóa nơi công cộng là hành vi văn minh, biểu thị sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng. Tuy nhiên, trước khi trông đợi sự tự nguyện trong ứng xử tốt nơi công cộng, nhất thiết cần đến các quy định của pháp luật để ngăn chặn các hành vi ứng xử không phù hợp.

Học nghề đã không còn quá xa lại với giới trẻ tại nhiều quốc gia phát triển. Theo hệ thống giáo dục tiên tiến, học sinh được phân luồng từ rất sớm và dễ dàng nhận ra đam mê, sở thích và năng lực bản thân để chọn môi trường học tập phù hợp. Cùng với đó, phương pháp giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, người học được đảm bảo kiến thức, kỹ năng mang tính ứng dụng cao, sát với thực tiễn. Đây cũng là cách để giới trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong học tập và phát huy khả năng sáng tạo, đưa năng suất lao động ngày càng gia tăng khi bước vào môi trường làm việc thực tế sau này.

Ở Singapore, 65% học sinh chọn các trường nghề, viện kỹ thuật sau THCS. Theo tờ Chosun Ilbo, học viên tốt nghiệp trường nghề ở Hàn Quốc tỷ lệ có việc làm là 61%, trong khi đó tỷ lệ này ở cử nhân đại học là 52.6%.

Thu Hương

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Cô giáo bàng hoàng chứng kiến mẹ học sinh bị sát hại ngay trong buổi học trực tuyến

Thứ 5, 13/08/2020 | 19:55
Một người phụ nữ tại Indianatown, Florida (Mỹ) bị sát hại ngay trong nhà riêng. Đáng sợ hơn, cảnh tượng hãi hùng đó được diễn ra trước mắt cô giáo và nhiều học sinh khác trong buổi học trực tuyến qua Zoom.

Câu chuyện đẫm nước mắt của nam sinh 12 năm học sinh giỏi vẫn “lỡ” tốt nghiệp

Thứ 4, 12/08/2020 | 13:00
Với kết quả học tập 12 năm học sinh giỏi, Lê Hoàng Nhật vẫn không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ vì căn bệnh ung thư máu. Đối diện với ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh, em chỉ ước được một lần bước vào phòng thi và đánh dấu quãng đời học sinh bằng tấm bằng tốt nghiệp.