Thực hiện thủ tục hành chính đất đai: Nhiều địa phương vi phạm

Thực hiện thủ tục hành chính đất đai: Nhiều địa phương vi phạm

Thứ 2, 22/01/2018 | 20:00
0
Tổng cục Quản lý đất đai thanh tra các nội dung về Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 tại 8 tỉnh, thành phố đã phát hiện nhiều tồn tại trong quản lý ở một số địa phương sử dụng đất đặc biệt là việc chấp hành thực hiện thủ tục hành chính còn chưa đúng quy định.

Theo tổng cục Quản lý đất đai, trong năm 2017, thực hiện theo Quyết định 1675 ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 07 ngày 7/12/2016 của bộ TN&MT về Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020, Tổng cục đã ban hành kế hoạch chi tiết thực hiện thanh tra năm 2017. Theo đó, Tổng cục đã xây dựng kế hoạch thực hiện tập trung vào các nội dung như: Thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai các cấp, trọng tâm là các thủ tục về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (kể cả thông qua đấu giá); đăng ký lần đầu và biến động sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục từ ngày 1/7/2014 đến thời điểm thanh tra.

Kết quả, trong năm 2017, Tổng cục đã thanh tra các nội dung tại 8 tỉnh, thành phố là Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai và Phú Thọ. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều tồn tại trong quản lý ở một số địa phương, sử dụng đất, đặc biệt là việc chấp hành thực hiện thủ tục hành chính còn chưa đúng quy định.

Kết nối- Chính sách - Thực hiện thủ tục hành chính đất đai: Nhiều địa phương vi phạm

Tổng cục Quản lý đất đai đã phát hiện ra nhiều vi phạm về đất đai ở địa phương.

Cụ thể, thời gian thực hiện nhiều thủ tục còn chậm, kéo dài quá thời gian quy định; một số thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê, chuyển mục đích đấu giá đất bị chia thành nhiều thủ tục và người sử dụng đất phải nhiều lần phải nộp hồ sơ.

Đặc biệt, một số việc thực hiện không cần thiết, làm phức tạp thủ tục như: Hồ sơ thủ tục phải nộp còn có nhiều giấy tờ sai quy định, cụ thể, giấy cam kết chưa được cấp Giấy chứng nhận, Giấy cam kết chuyển nhượng đất, cam kết việc sử dụng đất đúng hiện trạng, xác nhận tình trạng hôn nhân, cam kết tài sản riêng; bản khai quan hệ nhân thân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Cơ quan thuế yêu cầu chuyển quá nhiều giấy tờ ngoài quy định để xác định nghĩa vụ tài chính phục vụ việc ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận.

Một số thủ tục công việc không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, có quá nhiều tờ trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng TN&MT. UBND cấp xã vẫn thẩm tra hồ sơ, xác định trên thực địa và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biến động; Sở TN&MT xác nhận việc thu hồi trên trang 3, 4 của Giấy chứng nhận.

Một số việc không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định: Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận không đúng mẫu, không ghi đủ nội dung; khi xác nhận hồ sơ không ghi vào sổ theo dõi, không ghi ngày ký xác nhận đã kiểm tra vào đơn; các xã tiếp nhận và giải quyết xong không trực tiếp chuyển lên huyện theo cơ chế một cửa liên thông mà trả lại hồ sơ cho người dân đi nộp; thủ tục đính chính hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận nhưng làm tờ trình với nội dung cấp mới; bản sao Giấy chứng nhận để lưu không sao y bản chính theo quy định; Giấy chứng nhận thu hồi để lưu không xác nhận lý do thu hồi. UBND cấp xã cho thuê đất công ích mà không thực hiện việc đấu giá đất, không cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Ngoài ra, một số trường hợp thực hiện không đúng trình tự như Giấy chứng nhận trước khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; bàn giao đất thực địa cho trường hợp giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, trúng đấu giá trước khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; việc phê duyệt giá đất bồi thường trong thủ tục thu hồi đất thực hiện trước khi quyết định thu hồi đất; việc triển khai xây dựng giá đất giao, cho thuê chỉ được thực hiện sau khi có quyết định giao, cho thuê…

Theo Tuyết Nhi (Báo TN&MT)

Chỉ rõ những điểm nghẽn trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường

Chủ nhật, 21/01/2018 | 13:28
Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã nhận diện rõ những khó khăn, vướng mắc mang tính chất đặc thù trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường của từng tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.

Người dân không cần đến trụ sở vẫn làm được thủ tục hành chính

Chủ nhật, 24/12/2017 | 13:00
Ra mắt cổng dịch vụ công trực tuyến, tới đây người dân và doanh nghiệp ở TP. Thái Nguyên có thể ở nhà tự truy cập để khai báo làm thủ tục hành chính với cơ quan công quyền.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.