Tiền ảo nhưng hệ lụy thật, cần khung pháp lý cập nhật

Tiền ảo nhưng hệ lụy thật, cần khung pháp lý cập nhật

Chủ nhật, 21/03/2021 | 07:02
0
Mỗi người dân cần hết sức thận trọng với dạng kinh doanh mời chào đến mấy trăm % lãi suất lợi nhuận khi tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo đang có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi.

Hiện nay, trên thế giới có trên 1.500 loại tiền ảo khác nhau đang lưu hành. Ở Việt Nam, hoạt động giao dịch tiền ảo thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, thu hút nhiều cá nhân tham gia mua bán, đầu tư, nổi bật nhất là bitcoin. Các giao dịch tiền ảo chủ yếu là mua đi-bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đáng chú ý, xuất hiện nhiều trường hợp như Lion Group - huy động vốn để đầu tư trong lĩnh vực ngoại hối tại sàn FX Trading Markets với lãi suất cam kết lên tới 1% ngày, 288%/năm, theo phương thức đa cấp (4 cấp). Hiện nay, đã có gần 40.000 người tham gia nhưng khoảng một tháng gần đây thì sàn này đã không cho nhà đầu tư rút tiền.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều công việc, biện pháp, cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp.

Cụ thể, do sớm nhận thức những rủi ro, hệ lụy của bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác nên ngay từ tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông cáo báo chí cảnh báo rủi ro của bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác tới các cá nhân, tổ chức. Cuối tháng 10/2017, khi tiền ảo bắt đầu có dấu hiệu "sốt" trên phạm vi toàn cầu và lan sang Việt Nam, NHNN đã tái khẳng định quan điểm rằng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp, rủi ro và hệ lụy khó lường và tiêu cực của tiền ảo đối với thị trường Việt Nam, ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan, NHNN, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm phòng ngừa, kiểm soát các giao dịch, hoạt động tiền ảo, giảm thiểu những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của tiền ảo đến người dân và xã hội.

Đối thoại - Tiền ảo nhưng hệ lụy thật, cần khung pháp lý cập nhật

Người dân khi tham gia vào các hệ thống thanh toán trên mạng cần bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân.

Cơ chế nào để bịt lỗ hổng “ảo”?

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có khung pháp luật rõ ràng, đầy đủ, điều chỉnh đối với tiền ảo và còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra. Đây thực sự là một thách thức đối với các nhà làm luật, những người áp dụng pháp luật ở Việt Nam.

Theo TS. Trần Văn Biên, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá. Bởi lẽ, Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Với quy định trên, tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong các loại nêu trên.

TS. Trần Văn Biên cho rằng việc chưa có quy định nào của pháp luật dân sự khẳng định tiền ảo là một loại tài sản dẫn đến những hệ quả tiếp theo là các quan hệ dân sự như sở hữu, thừa kế, hợp đồng hay bồi thường thiệt hại liên quan đến tiền ảo đều không có cơ chế để giải quyết một cách phù hợp.

Ví dụ, khi ví điện tử của một chủ thể bị xâm nhập và bị ăn trộm một số lượng tiền ảo nhất định thì có đòi lại được không? Khi các bên mua bán tiền ảo không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản thì áp dụng trách nhiệm dân sự gì? Các cá nhân chuyển tiền cho nhau thì làm sao để phát hiện đâu là giao dịch hợp pháp, đâu là giao dịch bất hợp pháp?

TS. Nguyễn Minh Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng xây dựng pháp luật bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ là một thách thức không chỉ với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 yêu cầu pháp luật phải có sự điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại. Cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng làm cơ sở để giải quyết những quan hệ xã hội nảy sinh trong các giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo đang diễn ra trên thực tế nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia.

Theo TS. Trần Văn Biên, cần có một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam, từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm “các loại tài sản khác do pháp luật quy định”.

Khung pháp lý hợp lý, toàn diện dựa trên nền tảng xác định tiền ảo là một loại tài sản sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo.

Việc xác định được tình trạng pháp lý của tiền ảo sẽ là cơ sở vững chắc, tạo nền móng cho quá trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan, như quản lý hoạt động ICO (phương thức huy động tiền điện tử), sàn giao dịch, thuế đối với tiền ảo...

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Minh Oanh cho rằng Việt Nam chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán bởi có thể việc chấp nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ khi điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ, tài chính và nhận thức của người dân chưa cao.

Trong tương lai, khi nền tảng công nghệ, thị trường tài chính đã phát triển, sự tồn tại và phát triển của đồng tiền ảo đã ổn định thì lúc đó Việt Nam mới tính đến việc cân nhắc, xem xét tiền ảo có là một phương tiện thanh toán hay không.

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Oanh, để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp, kiểm soát được một cách tối đa các hoạt động liên quan đến tiền ảo, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia, Việt Nam chỉ nên công nhận các giao dịch liên quan đến tiền ảo đối với các ví giao dịch được đăng ký và có danh tính. Cần cấm tuyệt đối các hoạt động liên quan đến tiền ảo ẩn danh. Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự đối với các chủ thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo không đăng ký.

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền ảo đã có được những khoản lợi nhuận khổng lồ, tuy nhiên, chúng ta lại không hề thu được khoản thuế nào bởi Việt Nam chưa có khung pháp luật về tiền ảo. Chính vì vậy, TS. Trần Văn Biên đề xuất pháp luật về thuế của Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh, quy định cụ thể về sắc thuế và cách tính thuế đối với loại tài sản mới này.

Tuy nhiên, trước khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện, mỗi người dân khi tham gia vào các hệ thống thanh toán tiền ảo đều phải tự có kiến thức bảo vệ mình. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết hằng năm, NHNN đều chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như các trung gian thanh toán thường xuyên cảnh báo cho người sử dụng và tất cả những giao dịch thông qua các ngân hàng được phép, các tổ chức trung gian thanh toán được phép một cách công khai.

“Điều mà chúng tôi muốn lưu ý người dân khi tham gia vào các hệ thống thanh toán này là cần bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân của mình, tuân thủ những quy định để bảo đảm quyền lợi của mình khi tham gia”, Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, về phía Bộ Công an, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết Bộ đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành có liên quan nghiên cứu về loại hình đầu tư kinh doanh tiền ảo, từng bước đưa loại hình đầu tư kinh doanh này vào khuôn khổ, theo nhiệm vụ, chức năng của pháp luật Việt Nam để có thể kiểm soát được.

Chánh Văn phòng Bộ Công an cũng cho biết, các trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng, sử dụng hình thức đầu tư, kinh doanh, môi giới của những hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng internet, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi có đầy đủ chứng cứ thì cơ quan công an có thể tiến hành xử lý.

Theo Baochinhphu.vn

Lòng tham thật từ... đầu tư vào tiền ảo

Thứ 5, 11/03/2021 | 11:12
Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ "cắm đầu" đào tiền ảo Pi với giấc mơ một ngày nào đó trong tay mình có "vàng".

Đầu tư tiền ảo trên sàn Forex: Lao như "thiêu thân" và chiêu trò biến tướng

Thứ 4, 03/03/2021 | 10:39
Sử dụng tiền ảo để làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật.
Cùng tác giả

Hoa hậu Việt Nam 2020: Nóng bỏng cùng phần thi bikini

Thứ 6, 13/11/2020 | 06:00
Vóc dáng nóng bỏng của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2020 trong đêm thi Người đẹp biển khiến người đối diện không thể rời mắt.

Vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020: Những con số gây sốc

Thứ 4, 11/11/2020 | 20:11
Vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020 khiến nhiều người choáng ngợp. Đây là chiếc vương miện thể hiện cho nữ quyền.

TP. Cần Thơ từ chối xử lý rác của Trà Vinh: Không ai thích nhận rác

Thứ 4, 11/11/2020 | 20:00
Chuyện TP.Cần Thơ từ chối hỗ trợ xử lý 30.000 tấn rác thải của Trà Vinh là câu chuyện thu hút sự quan tâm và đáng suy ngẫm. Chẳng ai muốn nhận rác của người khác!

Hoa hậu Việt Nam: Dàn hậu váy áo lộng lẫy, khoe sắc trong buổi họp báo

Thứ 4, 11/11/2020 | 18:07
Nhiều Hoa Á hậu đã cùng nhau hội ngộ về buổi họp báo Chung kết toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2020 để chờ đón những điều bất ngờ tại cuộc thi năm nay.

Bà trùm Hoa hậu Phạm Kim Dung: Hé lộ về người đàn ông cuộc đời

Thứ 2, 09/11/2020 | 13:00
“Thật sự mọi thứ trở nên tươi thắm, tuyệt vời khi tôi gặp ông xã tôi bây giờ là Đạo diễn Hoàng Nhật Nam”.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.