Tiết lộ những tình tiết ly kỳ về vụ đào tẩu của cựu Thủ tướng Yingluck

Tiết lộ những tình tiết ly kỳ về vụ đào tẩu của cựu Thủ tướng Yingluck

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 30/08/2017 | 08:00
0
Cuộc đào thoát khỏi đất nước của nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã làm chao đảo chính trường Thái Lan nhiều ngày qua. Giới quan sát lý giải, với tính chất của một chính quyền quân sự, sẽ rất khó cho bà Yingluck có thể rời bỏ đất nước mà không có sự giúp đỡ của một nhân vật có quyền lực nào đó.

Để lại con trai ở Thái Lan

Việc bà Yingluck trốn thoát ngay trước phiên toà ngày 25/8 để tránh phán quyết trong vụ kiện chống lại bà về sai sót ở chương trình trợ giá lúa gạo được đánh giá là bất ngờ.

Bởi lẽ hai ngày trước đó, hôm 23/8, người ta còn thấy nữ cựu Thủ tướng quỳ gối trước các nhà sư để dâng lễ vật theo một nghi thức lễ hội truyền thống.

Khoảng 9h sáng, bà tham gia phóng sinh cá tại chùa gần sông Chaophraya ở Thủ đô Bangkok. Và theo lời các trợ lý của bà, đến thời điểm đó, bà Yingluck vẫn giữ ý định trình diện tại phiên tòa luận tội sáng 25/8. Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ trong vòng 1 ngày, bà đã rời khỏi Thái Lan.

Tiêu điểm - Tiết lộ những tình tiết ly kỳ về vụ đào tẩu của cựu Thủ tướng Yingluck

Việc bà Yingluck trốn thoát ngay trước phiên toà ngày 25/8 đã làm chao đảo chính trường Thái Lan nhiều ngày qua. 

Một nguồn tin thân cận cho biết, bà Yingluck Shinawatra vẫn có ý định có mặt tại phiên tuyên án, tuy nhiên bà đã lựa chọn ra đi vì theo nguồn tin bà nắm được, tòa án sẽ ra phán quyết nghiêm khắc đối với bà và sẽ không cho bà tại ngoại.

“Bà ấy không phải một người hấp tấp. Bà ấy luôn luôn lên kế hoạch một cách rất cẩn thận. Việc rời đi thực sự là một quyết định vào phút chót", nguồn tin cho hay. 

Cũng theo nguồn tin này, bà Yingluck đã bỏ trốn cùng với hai trợ lý, chỉ để lại cậu con trai Supasek Amornchat, 15 tuổi, ở lại Thái Lan.

Để đánh lạc hướng dư luận, lúc 10h55 sáng 24/8, vài giờ trước khi rời đi, bà Yingluck vẫn đăng một dòng trạng thái trên tài khoản Facebook cá nhân khuyên người ủng hộ không nên tới phiên tòa hôm sau, đồng thời xin lỗi vì không thể gặp mặt họ vì lý do an ninh.

Việc bà Yingluck bỏ trốn khỏi Thái Lan trót lọt bất chấp mạng lưới an ninh dày đặc làm dấy lên đồn đoán bà có thể đã được những nhân vật có ảnh hưởng trong chính quyền Thái Lan hỗ trợ.

Tờ Asia Nikkei trích dẫn nhiều nguồn tin khác nhau cho rằng, không phải ai khác mà chính quyền quân sự đã lật đổ Chính phủ Yingluck trong một cuộc đảo chính năm 2014 và nỗ lực nhiều năm để làm suy yếu ảnh hưởng của gia đình Shinawatra... là thế lực giúp bà Yingluck rời đi.

Tờ Bangkok Post cho hay, với sự trợ giúp trên, nữ chính khách dễ dàng qua Campuchia, đến Singapore và cuối cùng có mặt ở Dubai đúng theo kế hoạch.

Giới quan sát  lý giải, với tính chất của một chính quyền quân sự, sẽ rất khó cho bà Yingluck có thể rời bỏ đất nước, mà không có sự giúp đỡ của một nhân vật có quyền lực nào đó.

Tuy nhiên, hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan (NCPO), chính quyền quân sự đương thời của Thái Lan hôm 28/8 cũng bác bỏ thuyết âm mưu nói rằng, họ bí mật đồng ý cho bà Yingluck thoát khỏi đất nước trước khi phiên tòa diễn ra. Tuyên bố này cũng đưa ra cùng lúc phía Campuchia khẳng định, không có chuyện Phnom Penh để nữ chính khách Thái Lan đi qua nước mình trong kế hoạch trốn thoát.

Giới chức Thái Lan, trong đó có Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan cũng bác bỏ đồn đoán này. Họ khẳng định, không biết bằng cách nào bà Yingluck có thể lọt qua lưới an ninh cũng như không biết tung tích hiện nay của bà.

Đề nghị Interpol phối hợp truy tìm

Một số nguồn tin thân cận với giới quyền lực Thái Lan cho rằng, lý do khiến các quan chức có động thái “bật đèn xanh” cho cuộc đào thoát của bà Yingluck là nhằm tránh sức ép và bất ổn xã hội, đặc biệt khi mà vẫn có rất nhiều người ủng hộ nữ cựu Thủ tướng.

Tuy nhiên, nguồn tin trong NCPO cho biết, việc trốn thoát của nữ chính khách hoàn toàn không có lợi cho NCPO, khi thực tế họ phải đối mặt với chỉ trích khắc nghiệt từ công chúng.

Tiêu điểm - Tiết lộ những tình tiết ly kỳ về vụ đào tẩu của cựu Thủ tướng Yingluck (Hình 2).

Việc bà Yingluck trốn thoát bí hiểm khiến giới chức Thái Lan, đặc biệt là chính quyền quân sự đối mặt với không ít chỉ trích.

Ngày 28/8, Phó Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan (RTP), Đại tướng Srivara Ransibrahmanakul đã chỉ thị cho bộ phận hợp tác quốc tế của cảnh sát đề nghị Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) phối hợp truy tìm cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra. 

Tướng Apichart cũng cho hay, RTP sẽ liên lạc với UAE, một quốc gia thành viên của Interpol để yêu cầu xác minh thông tin về sự hiện diện của bà Yingluck tại quốc gia Trung Đông này.

Ông nói, nếu cảnh sát nước ngoài phát hiện tung tích của bà Yingluck, RTP sẽ yêu cầu một lệnh truy bắt quốc tế đối với nhân vật này. Trước đó, lệnh truy nã bà Yingluck đã được tòa án đưa ra sau khi bà không xuất hiện tại tòa vào ngày 25/8. 

Giới quyền lực Thái Lan bẽ bàng

Việc bà Yingluck trốn thoát bí hiểm khiến giới chức Thái Lan, đặc biệt là chính quyền quân sự đối mặt với không ít chỉ trích. Sự biến mất bí ẩn của nữ cựu Thủ tướng khiến cho công chúng nước này nghi ngờ chính quyền đã để bà trốn thoát.

Nhà hoạt động chính trị Srisuwan Janya, Tổng thư ký tổ chức chính trị Hiệp hội bảo vệ hiến pháp Thái (APTC), cho biết, dân chúng có đủ lý do để tin rằng giới chức an ninh đã để cho bà Yingluck trốn thoát vì trước đó, bà bị lực lượng này theo dõi chặt chẽ. 

“Làm sao giới chức biết khi nào và từ đâu bà ấy sẽ bỏ trốn? Việc trốn thoát của bà Yingluck là điều bất ngờ vì trước đó bà luôn nói sẽ không bỏ đi. Hơn nữa, luôn có cảnh sát túc trực trước cổng nhà bà mọi lúc”, Phó thủ tướng Prawit khẳng định.

Lãnh đạo APTC Srisuwan kêu gọi mở cuộc điều tra truy cứu trách nhiệm của Phó Thủ tướng Prawit và lãnh đạo cảnh sát quốc gia Chakthip Chaijinda vì không ngăn cản được bà Yingluck đào thoát.

Trong khi đó, giới chức Thái Lan vẫn không có lời giải thích chính thức về việc làm thế nào mà bà Yingluck có thể dễ dàng trốn thoát ngay trước thời điểm then chốt khi phán quyết của tòa án được đưa ra.

Xem thêm >> Thuyết âm mưu trong vụ đào tẩu của bà Yingluck và khối tài sản bị phong tỏa

V.T.H

Thuyết âm mưu trong vụ đào tẩu của bà Yingluck và khối tài sản bị phong tỏa

Thứ 3, 29/08/2017 | 19:52
Với việc đào thoát khỏi đất nước, nữ cựu Thủ tướng Thái Lan được cho là đã để lại khối tài sản lớn. Tuy nhiên, điều đó chưa bất ngờ bằng thông tin bà ra mà không mang theo cậu con trai...

Tiết lộ mới về hành trình đào tẩu bí hiểm của bà Yingluck

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:15
Nữ cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được cho là trốn khỏi nước này bằng đường biển. Không có nhiều khả năng bà Yingluck vượt biên giới đường bộ như ở Chanthaburi và Trat, vì có thông tin cho rằng đây là vùng rừng núi vẫn còn nhiều mìn chưa nổ.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.