Thuốc đông y chứa độc ở Việt Nam: Muốn là có

Thuốc đông y chứa độc ở Việt Nam: Muốn là có

Thứ 4, 28/08/2013 | 15:47
0
Ngay sau khi giới chức trách nước ngoài cảnh báo một số loại thuốc đông y Trung Quốc bị phát hiện nhiễm hàm lượng thạch tín cao, Người Đưa Tin đã khảo sát thực thị trường trong nước và kết quả là: Muốn là có.

Biết cấm vẫn bán?!

Phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được nhắc đến như "thủ phủ" của thuốc đông dược của Thủ đô Hà Nội. Gọi thế cũng chẳng ngoa chút nào, khi nó quy tụ đủ chủng loại, từ "thượng vàng hạ cám" có xuất xứ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đến những loại xa xỉ nhất như những viên dạng con nhộng có hình thù quái lạ, chữa bách bệnh. Người mua chỉ cần đọc tên thuốc hay bệnh đang gặp, đều được người bán đáp ứng... không giới hạn một cách tức thì.

Xã hội - Thuốc đông y chứa độc ở Việt Nam: Muốn là có

 Rất nhiều mẫu thuốc có thể nhiễm chất thạch tín trong nước dùng

Trong vai một người đang bị cơn đau họng kinh niên hành hạ, tôi tìm đến một cửa hàng ngay đầu phố, hỏi loại thuốc Niu-Huang Chieh-tu-pein (Ngưu hoàng) để mua. Nhìn vào mảnh giấy ghi tên thuốc, bà chủ khẽ liếc ánh mắt ngờ vực rồi phán: "Sản phẩm y học cổ truyền Trung Hoa này được hướng dẫn sử dụng để điều trị các bệnh quai bị, viêm họng, viêm amiđan, đau răng, nhiễm trùng da, biếng ăn và sốt ở trẻ nhỏ... Sau một hồi truy vấn người mua làm công việc gì, bà chủ vội khua tay đuổi khách vì một vị khách khác cũng đang lân la nhòm vào mảnh giấy ghi tên thuốc.

Biết thất bại, tôi bước sang một cửa hàng nhỏ hơn, hay nói đúng ra là một quán đông y "cóc" vỉa hè với muôn hình vạn trạng hộp thuốc được bầy trong một tủ thuốc nhỏ. Bắt đầu bằng câu chuyện mua hộ vợ loại thuốc Bak Foong Pills (giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt - PV), cô bé bán hàng chừng 20 tuổi cầm ngay mảnh giấy ghi tên thuốc yêu cầu tôi đợi, để hỏi ông chủ xem có không. Chừng 5 phút mất dạng vào một con ngõ, cô bé quay ra cho biết, có nhiều loại chứa công năng tương tự, còn loại này nếu muốn phải đặt, chiều quay lại may ra có. Lấy cớ đã quen dùng, tôi yêu cầu đặt hàng hai hộp, chiều lấy, gật đầu đồng ý nhưng cô ta cũng không kèm với theo câu nói: "Không chắc là có đâu nhá, nhưng sẽ cố gắng".

Định rút lui với những thông tin không như mong đợi, bất ngờ tôi nhận được cú vỗ vai của một người đàn ông lạ. Chẳng cần giới thiệu, gã này ghé vào tai tôi hỏi nhỏ: "Cậu đang tìm loại thuốc gì?", chưa kịp phản ứng, gã đã với ngay mảnh giấy ghi tên thuốc tôi cầm sẵn trên tay ngó tới, ngó lui, rồi nói: "Thuốc em tìm sao giống mấy loại mà bên y tế và quản lý thị trường mấy ngày qua "săn" thế? Em mua làm gì?". Tỏ vẻ tỉnh bơ, tôi thổ lộ, quê tận Thái Bình đang cần vì người thân đã quen dùng. Ngó một hồi từ chân đến cổ vị khách xa lạ là tôi, gã cho biết: "Đây là những loại thuốc đang bị cấm, trước đây được bầy bán la liệt, nhưng không phải cấm là không có, bởi còn nhiều cửa hàng trước đây đã nhập loại này về, nay không dám bày bán công khai". Vừa nói gã vừa phán, "chú chi trước cho anh 500.000 đồng, gọi là lệ phí tìm hàng cấm, anh tìm cho chú, đảm bảo bao nhiêu cũng có".

Lấy cớ cần ngay để gửi về quê, cần gấp, tôi được gã đưa đến gặp một người đàn ông ở cuối phố Lãn Ông, liếc vội những danh mục thuốc ghi trên giấy, người đàn ông này khẳng định là có nhưng phải chờ ít nhất hai ngày và yêu cầu PV đưa tiền trước, ghi lại địa chỉ nhà, số điện thoại, sẽ có người đến giao tận nơi. Thấy PV còn lưỡng lự, ông này vội len vào đám đông đi khuất. 

Sở dĩ PV lựa chọn hai loại thuốc đông y Trung Quốc này, bởi mới đây, các cơ quan quản lý y tế ở châu Âu vừa lên tiếng cảnh báo, một số loại thuốc Đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và thạch tín cao đến mức nguy hiểm. Theo đó, sản phẩm có nhiều tên gọi khác nhau như Niu-Huang Chieh-tu-pein (Ngưu hoàng), Bak Foong Pills,... có chứa hàm lượng thạch tín cực cao, trên mức cho phép đến nhiều lần. Các chuyên gia y tế châu Âu cho hay, nếu dùng đúng liều hàng ngày như khuyến cáo trên toa thuốc, người dùng nhiều khả năng đưa vào cơ thể một lượng thạch tín vô cơ tương đương 1/2 liều, có thể gây tử vong. Do đó, người uống loại thuốc này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chỉ trong thời gian ngắn và đối với người có sức đề kháng kém, có thể dẫn tới tử vong.

Đáng nói hơn, cách đây không lâu, nhà chức trách Hong Kong cũng đã ra lệnh thu hồi sản phẩm Đông y chuyên trị rụng tóc có tên gọi Hairegenerator, sau khi kết quả kiểm nghiệm mẫu cho thấy, hàm lượng chì trong loại thuốc này cao gấp 11 lần ngưỡng an toàn.

"Thuốc độc"

Giật mình với hàng loạt loại thuốc đông y chứa chất độc hại vẫn được bán trên thị trường, PV đã tìm gặp TS. Trần Công Trường, viện Y học Cổ truyền Quân đội, được ông cho biết: "Thuốc đông y nhiễm thạch tín là quá nguy hiểm vì thạch tín (hay còn gọi là asen) là một hóa chất cực kỳ độc hại, nếu sử dụng hàm lượng quá mức cho phép có trong thực phẩm dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khoẻ".

TS. Trường phân tích: Hàm lượng thạch tín đi vào cơ thể có thể ức chế các chức năng sinh học của Photpho (P), mà P lại là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nguyên tố này tham gia vào quá trình cấu tạo xương, răng, hoà hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào, đặc biệt là màng tế bào. Ngoài ra, còn tham gia vào các cấu tạo của ADN, ARN, ATP… Sự ức chế P còn làm chậm hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Trong công nghiệp, thạch tín thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thủy tinh, thuốc rụng lá, thuốc pháo... ở dạng hợp chất vô cơ, thạch tín rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao. 0,06g thạch tín vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Với liều lượng gấp đôi, nó sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cho người.

Cũng theo TS. Trường, thông thường, khi sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thạch tín sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Ngộ độc thạch tín thường có hai dạng: Cấp tính và mạn tính. Ngộ độc cấp tính: Có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi thạch tín vào cơ thể. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ. Ngộ độc mạn tính: Dạng này xảy ra do tích lũy liều lượng nhỏ thạch tín trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm: Mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, đi đứng loạng choạng, xét nghiệm có thạch tín trong nước tiểu, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm.

Nhiều bác sĩ đông y khẳng định, dùng thuốc Đông y giả không những không chữa khỏi bệnh mà còn có thể thêm bệnh, tiền mất tật mang. Với những loại thuốc được tẩm ướp các chất bảo quản độc hại, hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng thuốc thì những hậu quả, tác hại nguy hiểm mà nó gây ra cho người sử dụng là khôn lường. Khi hàm lượng hoạt chất thấp thì người bệnh uống thuốc không đủ liều lượng, không khỏi bệnh. Còn dùng phải thuốc giả, thuốc có những độc tố có thể gây nên dị ứng, nhưng dị ứng thuốc Đông y thường diễn ra muộn hơn (sau 10 - 20 ngày) so với thuốc Tây y nên người bệnh khó nhận biết, đồng thời tình trạng người bệnh cũng thường nặng hơn các loại thuốc khác, điều trị khó khăn hơn.

 

Luật sư Lâm Văn Quang, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Việc biết hoặc bỏ qua không cần biết sản phẩm thuốc mình cung cấp cho người bệnh có tác hại thì hành vi của người bán đều có dấu hiệu cấu thành tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" theo Điều 157 Bộ luật Hình sự. Cụ thể: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

"Phạm tội trong các trường hợp có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm và hình phạt cao nhất cho tội danh này là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm", luật sư Quang cho biết.

 

Vương Trần

'Đông dược' hay độc dược?

Thứ 5, 23/05/2013 | 13:50
Đông dược nhập lậu không có nguồn gốc rõ ràng, lại được bảo quản bằng hóa chất độc hại, đó là thực trạng tại “thủ phủ” đông dược ở xã Ninh Hiệp (H.Gia Lâm, TP.Hà Nội).

Sản xuất ma túy từ thuốc tân dược: Dập tắt từ trứng nước

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Đối với việc sản xuất ma túy tổng hợp, theo vị trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an tỉnh Hà Nam, phải dùng các biện pháp mạnh để ngăn chặn hành vi này. Khi có dấu hiệu phát sinh, cần phải "đập nát" nó từ trong trứng nước.

Hiểm họa ma túy làm từ thuốc tân dược: Sự hủy diệt kép

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Cậu ấm, cô chiêu sẵn tiền "xài" heroin, "đá", còn những kẻ "quê mùa" vì đua đòi cũng mon men "đẳng cấp" đành ngậm ngùi mua thuốc Tây có tiền chất gây nghiện tự chế thuốc để thỏa mãn cơn vật... Những kẻ này đâu biết họ đang chìm trong ảo giác và giết hại người khác bất kỳ lúc nào...

'Thần y' bán thuốc 'đểu' khắp đường phố Hà Nội

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:20
Đeo khẩu trang kín bưng khuôn mặt, nữ “thần y lang thang” chỉ tay vào mẹt thuốc tân dược, thuốc đông y không tên, không tuổi, không ngày sản xuất, hạn sử dụng, khẳng định: “Thuốc chúng tôi bán là “thuốc chuẩn” lấy từ bệnh viện ra đấy. Chất lượng đảm bảo. Nhiều người dùng, nhưng chưa thấy ai chết đâu mà sợ”.

Chuyện về 'người đẹp thuốc nổ' đầu tiên của Việt Nam (Kỳ 2)

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:40
Giờ đây, mỗi lúc nhớ lại những kỷ niệm của quãng đời đi theo Cách Mạng thì những kỷ niệm của bà trong những lần gặp Bác vẫn khiến bà xúc động nhất. Đó như là nguồn sức mạnh vô song giúp bà thêm tin yêu cuộc sống và phấn đấu hết mình...

Rớt nước mắt với giấc mơ đồng phục ở trường làng

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:22
Mỗi lần về quê, tôi lại ái ngại khi thấy các ông bố bà mẹ phân vân giữa việc cho con cái đi học tiếp hay nghỉ ở nhà vì... đồng phục.

Kỳ lạ những người đàn bà ăn thuốc bột trộn vỏ ốc

Thứ 7, 24/08/2013 | 11:09
Một loại thuốc bột có màu xanh, không vấn điếu được người dân trực tiếp cho vào miệng để thoả mãn cơn nghiền. Tục ăn thuốc bột đã trở thành một nét văn hóa từ lâu đời của người dân tộc Xơđăng, Cadong ở vùng núi cao tỉnh Quảng Nam.