Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020

Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 5, 06/02/2020 11:00

Tổng doanh thu tháng 1 năm 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt hơn 16% kế hoạch.

Năm 2020 là năm thứ năm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2020 góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, cùng cả nước vượt qua những khó khăn, thách thức để đẩy nhanh phát triển kinh tế đi đôi với với việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Ý thức điều này, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Tiêu dùng & Dư luận - Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020

Tháng 1 năm 2020, mặc dù là tháng Tết Nguyên đán Canh Tý (thời gian nghỉ dài ngày) song mọi hoạt động của Tập đoàn được duy trì, diễn ra bình thường. Với sự nỗ lực và tập trung cao độ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra các chỉ tiêu sản xuất và tài chính. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, công tác an ninh, an toàn trên các công trình dầu khí được đảm bảo; các nhà thầu dầu khí, các đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tập đoàn. Ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, Tập đoàn đã yêu cầu tất cả các đơn vị tập trung, bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ nhằm quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2020.

Tuy nhiên, dự báo tình hình trong nước và thế giới tháng 2 cũng như trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn bởi những rủi ro bất định từ thị trường, dịch bệnh, thiên tai,… cùng với giá dầu thế giới biến động khó lường. Những yếu tố này tác động không thuận lợi tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn nói riêng cũng như kinh tế trong nước và thế giới nói chung. Trước tình hình đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn đã Chỉ thị yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác dự báo, chủ động ứng phó với các diễn biến của thị trường trước tác động tiêu cực của dịch bệnh do nCoV gây ra, giảm thiểu tối đa thiệt hại cũng như tận dụng cơ hội để có kế hoạch sản xuất và tiếp cận thị trường một cách kịp thời và hợp lý.

Tiêu dùng & Dư luận - Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020 (Hình 2).

KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 1 NĂM 2020

1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

- Công tác khai thác dầu khí tháng 1 thực hiện theo đúng kế hoạch, vượt 8,5% kế hoạch tháng.

- Sản xuất đạm toàn Tập đoàn tháng 1 đạt 147,3 nghìn tấn, vượt 2,5% kế hoạch tháng.

- Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn tháng 1 đạt 1,201 triệu tấn, vượt 5,3% kế hoạch tháng.

2. Về chỉ tiêu tài chính toàn Tập đoàn

- Tổng doanh thu toàn Tập đoàn tháng 1 ước đạt 66,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,2% kế hoạch tháng.

- Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tháng 1 đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, vượt 17,1% kế hoạch tháng.

CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT:

1. Tập đoàn và các đơn vị đã tổ chức các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân, đón Tết Nguyên đán trên mọi miền Tổ quốc vui tươi, đầm ấm, an toàn, lành mạnh, không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật "Mãi mãi niềm tin theo Đảng" và “Đảng là cuộc sống của tôi” nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020), đón chào Xuân mới Canh Tý 2020.

- Hỗ trợ các địa phương hàng chục tỷ đồng để thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý. Riêng Công ty mẹ - Tập đoàn là 5,250 tỷ đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020 (Hình 3).

- Tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân nghĩa tình Dầu khí 2020”, chi 54 tỷ đồng chăm lo Tết cho công nhân lao động dầu khí và người lao động hưu trí có hoàn cảnh khó khăn.

- Kiểm tra sản xuất và chúc Tết, động viên cán bộ, kỹ sư, tập thể lao động trên các giàn khoan, công trình dầu khí.

2. Chỉ đạo tất cả các đơn vị thuộc Tập đoàn tăng cường các biện pháp an toàn, sức khỏe, môi trường, hướng dẫn để người lao động dầu khí chủ động phòng tránh, ngăn ngừa lây lan, bùng phát dịch bệnh do nCoV gây ra.

3. Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tăng cường công tác dự báo, chủ động ứng phó với các diễn biến của thị trường trước tác động tiêu cực của dịch bệnh do nCoV.

4. Trước tình hình diễn biến phức tạp do dịch bệnh nCoV, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam VNPoly đã kịp thời sản xuất, xuất bán ra thị trường 5 tấn nguyên liệu (sợi DTY) để sản xuất khẩu trang y tế; Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã sản xuất thành công nước rửa tay khô sát khuẩn (cồn gel diệt khuẩn, VPI-gel). Sản phẩm đã được Viện Pasteur T kiểm nghiệm và công nhận có khả năng tiêu diệt nhanh và hiệu quả tới 99,99% các loại vi sinh vật phổ biến.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH:

Để chủ động các biện pháp ứng phó với tác động tiêu cực, giảm thiểu tối đa thiệt hại từ dịch bệnh do nCoV gây ra mà cụ thể là sự suy giảm sức mua của thị trường, nhằm mục tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng 2 và các tháng tiếp theo trong năm 2020, Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên tập trung thực hiện:

1. Khẩn trương, chủ động phân tích, đánh giá và dự báo tác động của dịch bệnh do nCoV đến việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; đề ra biện pháp giảm thiểu thiệt hại cũng như tận dụng cơ hội phát sinh.

Tiêu dùng & Dư luận - Tình hình sản xuất kinh doanh tháng đầu năm 2020 (Hình 4).

2. Thực hiện tiết giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận, cụ thể là: chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng… Rà soát danh mục vật tư dự phòng chiến lược, có giải pháp chia sẻ vật tư dự phòng giữa các nhà máy có chung công nghệ và nhà sản xuất để giảm tối đa lượng vật tư tồn kho và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

3. Cập nhật tối ưu các định mức kỹ thuật vận hành sản xuất, xem xét nâng công suất, sản lượng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, ổn định và hiệu quả bền vững.

4. Đề ra các giải pháp ngắn hạn và trung hạn (về kế hoạch sản xuất, sản phẩm, chi phí, đầu tư) để ứng phó với các ảnh hưởng tiêu cực và nắm bắt cơ hội do tác động của dịch bệnh do nCoV gây ra. Phối hợp đầu mối, đối tác kinh doanh, kiểm soát rủi ro thị trường, tối ưu hóa công tác tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt cần chủ động tiếp cận thị trường mà trước đây chưa thâm nhập được nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh mang tính thời điểm.

5. Chủ động chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác giữa các đơn vị trong Tập đoàn, trong ngành, trong nước.

Thu Hà

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.