Tình yêu biển đảo trong mắt người trẻ

Tình yêu biển đảo trong mắt người trẻ

Chủ nhật, 28/07/2013 | 19:50
0
Phải tiết kiệm từng đồng uống nước… nhưng Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc (K54, khoa khoa học Chính trị, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) vẫn quyết định bắt tàu vào Đà Nẵng. Cả hai đã không ngại khó, ngại khổ để thu thập tài liệu, phục vụ cho đề tài khoa học nghiên cứu về biển, đảo và tình yêu của thế hệ trẻ dành cho biển, đảo quê hương.

“Sợ nhất là không đủ thời gian”

Hiệp và Phúc đều là những sinh viên rất đam mê nghiên cứu khoa học nên trong một lần nói chuyện, cả hai đã nảy ra ý định nghiên cứu một đề tài khoa học có liên quan đến biển, đảo Việt Nam. Hai bạn trẻ mong muốn tìm ra những căn cứ khẳng định chủ quyền của hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; tiến hành điều tra xã hội học trong giới trẻ để đánh giá thực trạng nhận thức của các bạn trẻ về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo; đồng thời, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để nâng cao nhận thức, giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu biển, đảo.

Xã hội - Tình yêu biển đảo trong mắt người trẻ

Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc (ngoài cùng, bên trái) vinh dự được Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan trao giải đặc biệt của chương trình Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông, do HV Ngoại Giao tổ chức

Từ khi tiến hành nghiên cứu, Hiệp và Phúc đã dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để đến thư viện và tìm đọc các tài liệu có liên quan đến chủ quyền biển, đảo. Hai bạn trẻ chỉ dành từ 3 – 4 tiếng một ngày để ngủ. Trong báo cáo khoa học của mình, Hiệp phụ trách phần tìm hiểu lịch sử, căn cứ pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa, còn Phúc thực hiện chương phản ánh thực trạng. Để có được những đánh giá khách quan nhất, Hiệp và Phúc đã cùng nhau đi vào Đà Nẵng để phát phiếu điều tra xã hội học tại các trường đại học và khu công nghiệp có đông lao động trẻ. “Theo bạn, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi nào?”; “Bạn hãy kể tên những quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?”; “Ý nghĩ chợt xuất hiện trong đầu khi bạn nghe tới các cụm từ Hoàng Sa, Trường Sa?”… là những câu hỏi được Hiệp và Phúc nhấn mạnh trong các mẫu phiếu điều tra.
“Kết quả điều tra của chúng mình tại Đà Nẵng và Hà Nội đã cho thấy, mặc dù hiểu biết về chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo của các bạn trẻ vẫn còn hạn chế nhưng các bạn ấy đều khẳng định rất yêu đất nước và có mối quan tâm đến chủ quyền biển, đảo quốc gia. Đặc biệt, rất nhiều bạn đã ủng hộ phương án giáo dục biển, đảo cho thế hệ trẻ và khẳng định việc đưa vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình sách giáo khoa là cần thiết”, bạn Cao Huy Hiệp chia sẻ.

Mong muốn được một lần ra Trường Sa

Hiệp và Phúc đã mất hơn 5 tháng để hoàn thiện nghiên cứu “Vấn đề giáo dục nhận thức về chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thế hệ trẻ Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu này đã giành giải Đặc biệt của Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức (năm 2012). Tiếp tục phát triển mạch đề tài về biển, đảo, Hiệp và Phúc đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với số điểm xuất sắc. Hai bạn dự định sẽ tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn nữa về chủ đề này trong tương lai, với mong muốn truyền “lửa” đam mê và kiến thức biển, đảo cho các bạn trẻ.

Khi thực hiện các đề tài giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho sinh viên, Phúc và Hiệp luôn tâm niệm: Với sinh viên nói chung, việc giáo dục chủ quyền biển, đảo là hết sức cần thiết vì sinh viên là tinh hoa của giới trẻ, hơn ai hết họ cần hiểu biết về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng. Từ đó, họ mới có nhận thức và hành động đúng đắn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

“Được ra Trường Sa”, đó là mong muốn lớn nhất của hai sinh viên trẻ Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc. Hai bạn chưa bao giờ được đặt chân lên Trường Sa và đây là một ước mơ cháy bỏng: “Chúng mình luôn nghĩ đến Trường Sa – Hoàng Sa và ước mơ sẽ có một ngày được tận mắt chứng kiến cuộc sống của những người lính, những người dân đang ngày đêm bám biển, giữ gìn biển, đảo Tổ quốc”.

Theo Sinh viên Việt Nam

Nghị lực của thủ khoa có bố mẹ đều mất vì ung thư

Thứ 6, 26/07/2013 | 12:50
Chưa đầy hai năm, thủ khoa HV Bưu chính Viễn thông - Bùi Chí Hướng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sống nương tựa cùng bà nay đã già yếu, cậu luôn cố gắng vươn lên.

Kỳ công để có 30 giây tỏa sáng của nữ dancer xinh đẹp

Thứ 6, 26/07/2013 | 10:04
Dancesport đang từng bước trở thành phong trào rèn luyện thân thể và cả tâm hồn dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, để có được 30 giây tỏa sáng trên sàn đấu cùng những bước nhảy uyển chuyển, mỗi vận động viên dancesport đã phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và công phu như thế nào.

Nữ sinh mồ côi bật khóc khi nhận tin đỗ thủ khoa

Thứ 6, 26/07/2013 | 09:21
Bố mất sớm, năm mẹ con nương tựa nhau nên cuộc sống khá khó khăn. Khi nhận được tin thi đỗ thủ khoa, cả Tâm và mẹ cùng mất ngủ và khóc.

Thủ khoa phố núi chia sẻ bí quyết luyện thi qua mạng

Thứ 6, 26/07/2013 | 08:56
Đỗ thủ khoa khối A1 trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với điểm số 28 điểm, em Vũ Hoài Sơn (học sinh lớp 12 Chuyên Anh, trường THPT Chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết phần lớn thời gian em dành để ôn thi qua mạng.

Siêu xe, vàng khối chất đống trong đám cưới thiếu gia TQ

Thứ 6, 26/07/2013 | 08:19
Hôn lễ của con cái hai đại gia tỉnh Giang Tô đang khiến dư luận Trung Quốc xôn xao.

Xúc động với tự thú bỏ đại học của nam sinh nghèo

Thứ 6, 26/07/2013 | 09:02
Quyết định gác lại giấc mơ đại học của cậu bạn đã khiến nhiều cư dân mạng phải rơi nước mắt.