Luật sư: 'Tòa án chưa ủng hộ xử lý nợ xấu'?

Luật sư: 'Tòa án chưa ủng hộ xử lý nợ xấu'?

Thứ 5, 14/03/2013 | 16:33
0
Phải chăng một số tòa án chưa ủng hộ việc xử lý nợ xấu của ngân hàng khi trả lại đơn khởi kiện của ngân hàng đối với trường hợp người bị kiện bỏ trốn khởi nơi cư trú nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng?

Khách hàng bỏ “của” chạy

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn, có hiện tượng nhiều người không có tiền, để thoát khỏi áp lực trả nợ ngân hàng họ thường lựa chọn giải pháp tạm thời thay đổi nơi cư trú, sẵn sàng bỏ lại tài sản bảo đảm, kể cả trường hợp tài sản đó là bất động sản có giá trị lớn. Hiện tượng này ngày càng xảy ra phổ hiện khi các ngân hàng thực hiện các biện pháp quyết liệt để đẩy lùi nợ xấu.

Khi khách hàng thay đổi nơi cư trú, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì không thể áp dụng các biên pháp xử lý nợ như động viên trả nợ, yêu cầu bàn giao tài sản, thu giữ tài sản bảo đảm, nên đành phải khởi kiện ra tòa án. Biện pháp khởi kiện tại tòa án thường là biện pháp cuối cùng được áp dụng sau khi đã áp dụng hàng loạt các biện pháp xử lý nợ (thu giữ tài sản, xử lý tài sản…) mà không thể thu hồi được nợ.

Luật sư - Luật sư: 'Tòa án chưa ủng hộ xử lý nợ xấu'?

ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi ngân hàng nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu chứng minh khách hàng không trả nợ và văn bản xác nhận địa chỉ cư trú của chính quyền địa phương, thì tòa án lại không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết. Lý do tòa án đưa ra là ngân hàng không cung cấp được địa chỉ sinh sống hiện tại của người bị kiện, nên không đủ điều kiện khởi kiện và phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.

 Việc tòa án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp này không những gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, mà còn có thể bị người lợi dụng, bỏ “của” chạy, thường xuyên thay đổi nơi cư trú nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Qúa trình xử lý nợ xấu của ngân hàng vốn đã rất khó khăn do một thời gian dài khách hàng không trả nợ, nay tưởng đưa ra tòa án sẽ có cơ hội được thu hồi nợ, thì lại phải “bó tay” khi tòa án trả lại đơn khởi kiện.

Tòa án có đúng không?

Đối chiếu căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng để trả đơn khởi kiện của ngân hàng, có thể thấy, Tòa án đã áp dụng quy định pháp luật thiếu thuyết phục, chưa phù hợp với tinh thần hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, tại mục 8.6, Nghị quyết số 02/2006 /NQ-HĐTP và Công văn số 109/KHXX Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: đối với trường hợp người bị kiện không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện cố tình dấu địa chỉ. Toà án vẫn tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật dân sự.

 Ngoài ra, theo quy định pháp luật hiện hành, địa chỉ của người bị kiện ghi trong đơn khởi kiện được xác định theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của bị đơn, chứ không bắt buộc là nơi người bị kiện đang sinh sống. Tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về lựa chọn Toà án nơi giải quyết tranh chấp xác định “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Theo Điều 12, Luật Cư trú, thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân.

Gần đây, trước thực trạng Tòa án áp dụng pháp luật thiếu thuyết phục, để bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tối cao một lần nữa hướng dẫn các tòa án địa phương phải thụ lý giải quyết theo thủ tục của Bộ luật dân sự đối với trường hợp người bị kiện thay đổi nơi cư trú không khai báo địa chỉ mới với chính quyền địa phương và ngân hàng. Hy vọng trong thời gian Tóa án nhân dân tối cao sẽ kịp thời có hướng dẫn chấn chỉnh các tòa án địa phương để các ngân hàng có cơ hội giảm thiểu nợ xấu thông qua biện pháp khởi kiện.

Luật sư Cao Văn Tuân - Công ty FaroLaw Việt Nam

* Email: luatsu@nguoiduatin.vn

Nợ xấu của Agribank: Gần 28 nghìn tỷ đồng!

Thứ 6, 25/01/2013 | 11:07
Mặc dù đạt mục tiêu đề ra trong năm 2012 là nợ xấu dưới 6% nhưng tính đến 31/12/2013, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng này đang là 27.800 tỷ đồng.

Nợ xấu tăng cao, quản lý và điều hành yếu kém tại VDB

Thứ 6, 11/01/2013 | 10:03
Sáng 10/1, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo về công tác thanh tra quý IV năm 2012. Đồng thời thông báo kết luận thanh tra về việc "chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)".

'Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác'

Thứ 2, 11/03/2013 | 07:22
Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.