'Tôi tự hào vì mang trong mình dòng máu Việt Nam'

'Tôi tự hào vì mang trong mình dòng máu Việt Nam'

Thứ 4, 24/07/2013 | 12:34
0
Đó là tâm sự của Việt kiều Mỹ tên là Michael Bùi. Hơn 30 năm sống ở nước ngoài, anh theo dõi từng thay đổi của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Quê hương luôn ở trong tim

Qua Mỹ từ khi mới 10 tuổi, lớn lên và trưởng thành nơi xứ người, Michael Bùi luôn thường trực suy nghĩ: "Tôi là người Việt Nam", dù hấp thụ nền văn hóa tây phương. "Khi xa quê hương, những hình ảnh của tuổi thơ ấu lớn lên trên quê nhà cứ ám ảnh tôi mỗi ngày", Michael Bùi chia sẻ.

Hiện Michael Bùi có hai quốc tịch, Việt Nam và Hoa Kỳ. Anh biết ơn cả hai, quê hương thứ hai đã tạo cơ hội cho anh học ba ngành là cử nhân ngành truyền thông, cử nhân ngành kinh tế học và theo học tiến sĩ ngành chính trị học.

Michael Bùi học ngành kinh tế học với hy vọng sẽ góp phần giúp phát triển kinh tế cho quê nhà. Học xong, anh nhờ phía trường học tìm cho mình công việc có liên quan đến việc giúp đỡ kinh tế cho Việt Nam. Giáo viên trong trường đã giới thiệu anh đến thực nghiệm tại cơ quan trực thuộc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ (US-Vietnam Trade Council), do cựu Đại sứ Mỹ, ông Peter Perterson làm chủ tịch.

Hơn hai thập kỷ qua, chính cơ quan này đã đi đầu trong việc giúp bình thường hóa chính trị và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; Giúp đỡ giáo dục các tiêu chuẩn thương mại quốc tế, thực hành tốt nhất và quản trị tốt về các vấn đề chính sách trong đó có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các cam kết BTA (Hiệp định song phương Việt-Mỹ) và WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và để hỗ trợ những nỗ lực cho Việt Nam hội nhập toàn cầu và phát triển cho đến hôm nay.

Xã hội - 'Tôi tự hào vì mang trong mình dòng máu Việt Nam'

Michael Bùi (giữa) trong chuyến ra thăm Trường Sa tháng 4/2012

Những năm làm việc tại Washington D.C và New York, Michael Bùi đảm nhiệm công việc tiếp đón và hỗ trợ các phái đoàn Chính phủ Việt Nam qua Mỹ làm việc và học tập. Anh cũng cố gắng giúp các cán bộ của bộ Ngoại giao Việt Nam về các hoạt động liên quan đến chính sách giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và các hoạt động liên quan đến cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Với bất cứ việc gì, anh đều làm hết sức mình. Michael Bùi chưa hài lòng với những gì bản thân đã làm, lúc nào anh cũng đau đáu những dự định cho quê hương.

Michael Bùi chia sẻ: "Với cộng đồng người Việt ở Mỹ, tôi đã phát hành báo chí nhằm đưa thông tin thiết thực của sự đổi mới ở trong nước. Cùng với đó, phản ảnh lại những thông tin tuyên truyền một chiều tại hải ngoại. Đối với việc phát triển kinh tế cho Việt Nam, tôi thành lập cơ sở thương mại để hỗ trợ tăng số người du lịch và kiều hối về Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, tôi đã thành lập tạp chí Trẻ Magazine, công ty du lịch và kiều hối tại Mỹ để mong đáp ứng phần nào cho sự phát triển nhanh chóng cho đất nước. Công ty của tôi có chức năng dựng các tour khuyến khích nhiều người du lịch Việt Nam và đẩy giá dịch vụ xuống thấp nhất trong toàn hệ thống du lịch Việt Nam".

Đau đáu những trăn trở

Trò chuyện với PV, anh bày tỏ quan ngại về "chảy máu" chất xám càng trở nên sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê, ước tính có khoảng 400.000 trí thức đang ở nước ngoài có kiến thức chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán... Đây là những ngành, nghề rất cần phát triển trong nước.

Michael Bùi nói: "Chúng ta đang bỏ đi các cơ hội tiềm năng nói trên vì nước ta chưa có đội ngũ nhân lực đủ sức kết hợp được với các cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết các rào cản. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài chưa có cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước".

Anh cho rằng để trí thức kiều bào có thể tham gia trực tiếp vào việc phát triển giáo dục, đào tạo ở Việt Nam, nên thành lập Trung Tâm đào tạo tổng hợp của người Việt Nam ở nước ngoài và do giáo sư kiều bào tổ chức giảng dạy. Trí thức kiều bào sẵn sàng làm cầu nối để giúp đất nước tiếp thu công nghệ tiên tiến, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Mặt khác, trong nước, Chính phủ nên dành ngân sách ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, đầu tư đúng mức cho giáo dục đào tạo, tập trung phát triển nhân lực trình độ cao.

Sống ở Mỹ lâu, Michael luôn trăn trở khi việc gìn giữ tiếng Việt, văn hóa và bản sắc dân tộc trong thế hệ người Việt thứ 3, thứ 4 còn chưa có cơ chế rõ ràng, biết bao thế hệ thứ 2 và thứ 3 đã mất đi cơ hội tiếp cận. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng người Việt với đất nước cũng như việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Hiện còn thiếu cơ chế, chính sách và các biện pháp khả thi hiệu quả nhằm duy trì, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, thu hút sự đóng góp tương xứng với tiềm năng tài lực và trí lực của bà con vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hiện tại, Michael Bùi đã về sống tại Việt Nam với công việc kinh doanh và dạy học. Anh về nước với hy vọng sẽ truyền tải lại những gì mình học được, góp thêm cho các thế hệ sau có đầy đủ hành trang, kiến thức để giúp đất nước hội nhập vững vàng trong xu thế toàn cầu hóa.                           

Yến Dương

8X Việt kiều vào đề Văn: Nữ sinh ồ ạt xin kết bạn

Thứ 5, 11/07/2013 | 09:20
Xuất hiện ở câu nghị luận trong đề văn khối D sáng nay, Trần Hùng John – chàng Việt Kiều đi xuyên Việt với chiếc ví rỗng, đã lập tức gây sự chú ý của dân mạng..

Việt kiều trên tuyển: Lần này là 'hàng xịn'

Thứ 6, 25/01/2013 | 15:09
ĐT Việt Nam đã thực sự bước vào đợt tập huấn chuẩn bị cho trận đấu quan trọng sắp tới gặp UAE tại vòng loại Asian Cup 2015 và sự chú ý đương nhiên dồn về 2 Việt kiều Mạc Hồng Quân và Michal Nguyễn.

Muôn kiểu cầu thủ Việt kiều về nước

Chủ nhật, 20/01/2013 | 10:23
Khoảng chục năm gần đây, rất nhiều cầu thủ Việt kiều hồi hương xin khoác áo đội tuyển Việt Nam.

Khám phá casino nơi Việt kiều thắng kiện 55,5 triệu USD

Thứ 6, 11/01/2013 | 08:50
Nằm trong góc của câu lạc bộ Palazzo (khách sạn Sheraton Sài Gòn), chiếc máy đánh bạc ký hiệu số 13 vẫn đang được để nguyên hiện trạng khi ông Ly Sam được thông báo trúng 55 triệu USD từ tháng 10/2009.

Phận gái "làng Việt kiều" mòn mỏi đợi tình

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Dọc theo bờ biển, không ít ngôi làng sống phụ thuộc vào biển, khi giá xăng dầu leo thang, tài nguyên biển giảm sút, nhiều ngôi làng đã phải tìm kiếm thêm công việc khác để mưu sinh. Có ngôi làng tìm cách xuất khẩu lao động, làng khác cử người lên phố làm thuê… Cuộc sống của họ đôi khi rơi vào vòng tiêu cực.