Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 12/08/2020 | 19:00
4
Thay vì chào đón, thông báo về vắc xin Covid-19 đầu tiên được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 11/8 đã gây cảm giác khó chịu và hoài nghi trên truyền thông chính thống của phương Tây.
Tiêu điểm - Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Nga tuyên bố ra mắt vắc xin COVID-19 hôm 11/8.

Ngày 11/8, Nga công bố vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới với tên gọi Sputnik V. Đây được coi là một bước tiến lớn nhằm ngăn chặn đại dịch hiện đã khiến hơn 737.000 người thiệt mạng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, thay vì được tán dương, sự phát triển đột phá đến từ Nga lại chỉ nhận được sự hoài nghi từ truyền thông phương Tây.

Đố kỵ?

Được phát triển bởi viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya, vắc xin chống virus corona của Nga đã trải qua một loạt thử nghiệm kể từ ngày 18/6 và đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt.

Thay vì chào đón, thông báo được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 11/8 đã gây cảm giác khó chịu và hoài nghi trên truyền thông chính thống của phương Tây.

"Moscow đang cắt giảm các thử nghiệm để ghi điểm chính trị và tuyên truyền", tờ The New York Times đưa ra lời nhận định. Trong khi tờ Wall Street Journal bày tỏ lo ngại về "tính an toàn" và "hiệu quả" của vắc xin Nga, thì tờ The Guardian cáo buộc "sự phát triển của Sputnik V được đánh dấu bởi sự mờ ám đáng lo ngại và các vấn đề đạo đức".

Giới phân tích độc lập đã giải thích vì sao truyền thông phương Tây lại có phản ứng khó hiểu như vậy.

"Phản ứng này có thể được mô tả như một trường hợp đố kỵ, vừa ghen tị và bối rối khi Nga đã chứng tỏ mình đang làm tốt hơn nhiều so với các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, trong việc giải quyết trực tiếp mối đe dọa virus đối với sức khỏe con người và nền kinh tế mà không làm lãng phí thời gian”, Gilbert Doctorow, nhà phân tích chính trị độc lập ở Brussels, nêu quan điểm.

Theo Doctorow, những người hoài nghi, chỉ trích và gièm pha Nga, vì họ biết rất ít về đất nước này và không biết gì về cộng đồng khoa học của Nga cũng như những thành tựu trong thập kỷ qua, cụ thể trong lĩnh vực miễn dịch học và chống các bệnh truyền nhiễm.

Guy Mettan, chính trị gia người Thụy Sĩ và là giám đốc điều hành của câu lạc bộ Báo chí Geneva không ngạc nhiên trước phản ứng từ báo chí chính thống phương Tây.

 “Lý do có cách tiếp cận như vậy là hệ quả của những định kiến ​​và khuôn mẫu đã in hằn vào gốc rễ của những người có thái độ bài xích mọi thứ về Nga, vốn đang phát triển từ khoảng một thập kỷ nay. Việc có quá nhiều những tin tức xấu và tiêu cực về Nga đã khiến nhiều nhà báo không thể thay đổi lập trường và tin chắc rằng nếu Nga tạo ra những điều tốt đẹp thì đó chỉ là giả”, Mettan cho biết.

Thành tựu khoa học Nga

Tiêu điểm - Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga? (Hình 2).

Tốc độ ra mắt vắc xin COVID-19 nhanh bất ngờ của Nga khiến truyền thông phương Tây hoài nghi.

Các nhà khoa học Nga đã đưa ra lời giải thích rõ ràng về tốc độ phát triển nhanh chóng của loại vắc xin mới khiến phương Tây đặt câu hỏi. Mấu chốt của vấn đề là vắc xin Covid-19 được tạo ra trên cơ sở những nghiên cứu có sẵn.

Kể từ những năm 1980, trung tâm Gamaleya đã phát triển một nền tảng công nghệ sử dụng adenovirus dưới dạng phương tiện truyền dẫn, hay còn gọi là “vectơ”, có thể mang vật liệu di truyền từ virus khác vào tế bào.

Phương pháp này được sử dụng để tạo ra vắc xin chống lại virus Ebola vào năm 2015. Phương pháp phòng ngừa Ebola đã được sử dụng trên hàng nghìn người trong vài năm qua, tạo ra một nền tảng cho sự phát triển của vắc xin COVID-19.

"Khối lượng lớn công việc đã được thực hiện trong những năm gần đây, cho phép các nhà phát triển không lãng phí thời gian cho tất cả các thí nghiệm tối ưu hóa về sau, mà nhanh chóng chuyển sang sản xuất vắc-xin cần thiết chống lại COVID-19", Pavel Volchkov, người đứng đầu phòng thí nghiệm công nghệ gen tại viện Vật lý và Công nghệ Moscow giải thích về tốc độ phát triển của Sputnik V và hiệu quả của nó.

Cạnh tranh trong sản xuất vắc xin

Một yếu tố khác là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty và các quốc gia trong việc trở thành bên đầu tiên sản xuất một loại vắc xin hiệu quả.

"Vì nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã phản ứng rất tệ với đại dịch COVID-19, sẽ rất khó để thừa nhận rằng họ cũng đã thất bại trong việc sản xuất một loại vắc xin thích hợp!", Mettan chỉ ra.

Theo Mettan, việc từ chối thành công của Nga là điều thường được truyền thông phương Tây sử dụng khi đưa tin về các sự kiện liên quan đến Nga.

Tuy nhiên, giới quan sát đặt ra câu hỏi là, liệu sự cạnh tranh về mặt chính trị của các nhà hoạch định chính sách và giới truyền thông phương Tây có quan trọng hơn là sức khỏe và hạnh phúc của con người giữa đại dịch chết người hay không.

Giới quan sát cho rằng, quyết định tung ra loại vắc xin được nhiều người mong đợi của Nga đáng được hoan nghênh hơn là những lời chế nhạo trên báo chí phương Tây. "Giữa đại dịch này, thời gian là điều cốt yếu", Mettan nhấn mạnh.

Mỹ công bố hợp đồng vaccine Covid-19 hàng tỷ USD sau tuyên bố của Nga

Thứ 4, 12/08/2020 | 10:15
Không lâu sau khi Nga tuyên bố có vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch mạnh mẽ" chống Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hợp đồng vaccine Covid-19 mới với công ty Moderna trị giá 1,5 tỷ USD.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.