TP.HCM cho phép dạy thêm: Nay cấm, mai cho, mốt thế nào?

TP.HCM cho phép dạy thêm: Nay cấm, mai cho, mốt thế nào?

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:42
0
Thông tin mới nhất từ Thành ủy TP.HCM cho phép dạy thêm trong trường học trên cơ sở học sinh tự nguyện đã ngay lập tức nhen lên niềm vui lẫn sự nghi ngại trong dư luận.

Dạy thêm – học thêm luôn là vấn đề nóng của ngành giáo dục. Điều đó xuất phát từ chính thực tế các lớp học ngoài giờ chính khóa nở rộ tràn lan từ trong nhà trường đến các trung tâm bồi dưỡng kiến thức và thậm chí, cả ở nhà giáo viên. Lớp mới mở ào ào, học sinh đến nườm nượp. Dường như cả một thế hệ đang cùng nhau chạy đường dài trong cuộc đua mở mang tri thức.

Ai có thể “bình chân như vại” trước “con lốc” học thêm ào ào ngoài kia? Ai đã xao lòng khi bị gán “lạc hậu”, “lỗi nhịp” vì khư khư nói KHÔNG với học thêm? Ai đã bất chợt lo lắng con cái sẽ bị “đì”, “o ép” vì không tham gia lớp học thêm của giáo viên đứng lớp? Ai từng tặc lưỡi, bấm bụng chọn giải pháp an toàn cho con học thêm vài buổi theo lời gợi ý của thầy cô?

Chẳng phải tự nhiên mà một thành phố đầu tàu ban hành lệnh cấm dạy thêm trong trường học và kiên quyết khẳng định sẽ chấm dứt triệt để tình trạng này. Bởi những tiêu cực, biến tướng từ phong trào dạy thêm đã gây ra bao điều tiếng không đáng có trong một môi trường mang tính mô phạm, chuẩn mực.

Cafe8 - TP.HCM cho phép dạy thêm: Nay cấm, mai cho, mốt thế nào?

 Dù mệt mỏi, bơ phờ nhưng các bậc phụ huynh vẫn phải... "tự nguyện" cho con em mình học thêm ngoài giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Niên.

Chúng ta từng ngậm ngùi trước lời gợi ý từ giáo viên muốn tăng sĩ số lớp. Chúng ta đã ngán ngẩm kiểu dạy hời hợt giờ chính khóa và quá nhiệt tình ở lớp dạy thêm. Chúng ta càng phẫn nộ với chiêu bài xử ép, phân biệt đối xử giữa “gà nhà” và “gà người khác”… Dù không phải là tất cả nhưng những “con sâu làm rầu nồi canh” ấy tồn tại không ít. Tiếng xấu đổ đầu nhà giáo, học sinh bơ phờ, phụ huynh ca thán.

Lệnh cấm vừa ban ra, tiếng phản đối không ít và lời đồng tình cũng rất nhiều. Sau nhiều tranh cãi, sau giọt nước mắt của một thầy hiệu trưởng, sau lùm xùm xử phạt một giáo viên tiếng Anh ở trường Tiểu học Bành Văn Trân (Q. Tân Bình, TP.HCM), một quyết định mới đã được ban hành. Có vẻ như sức ép dư luận đã mạnh hơn rất nhiều so với quyết tâm chấm dứt dạy thêm trong trường học tại TP.HCM thời gian qua.

Giờ đây, cấp quản lý lại cho phép các trường học tổ chức dạy thêm trên cơ sở học sinh tự nguyện. Sự nhượng bộ đáng kể này đã đem lại niềm hân hoan cho khá nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, cách quản lý trước sau bất nhất cùng tình thế “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của cơ quan chức năng một lần nữa khiến dư luận thất vọng.

Một mệnh lệnh hành chính có sức ảnh hưởng lớn trong dư luận xã hội lại chỉ có “tuổi thọ” vỏn vẹn… hai tháng. Mọi người đang băn khoăn tự hỏi: Nay cấm, mai cho, mốt thế nào? Chẳng ai đoán trước được số phận của phong trào dạy thêm học thêm sẽ đi về đâu trong tương lai.

Dù vậy, với lá chắn “tự nguyện”, có vẻ như phong trào dạy thêm học thêm lại đi vào đúng quỹ đạo vốn có của nó. Dạy để ôn luyện, nâng cao kiến thức cho học sinh. Dạy để tăng thu nhập, làm giàu. Học để có kiến thức. Và học chỉ để vừa lòng thầy cô, đổi điểm số.

Học sinh tự nguyện đăng kí học thêm môn gì, với thầy cô nào. Học sinh được khảo sát, phân chia lớp học dựa trên trình độ học vấn. Nhà trường quản lý và minh bạch chương trình, nội dung, đối tượng, học phí… Lý thuyết được tô hồng vậy đó nhưng thực tế đâu đơn thuần “một màu”. Những lá đơn viết sẵn vẫn đều đặn phát ra để phụ huynh đặt bút – “Đơn xin học thêm tự nguyện”. Ranh giới mong manh giữa tự nguyện và gợi ý, ép khéo cực kì mong manh.

Khi nào căn bệnh thành tích vẫn tồn tại, chương trình học vẫn nặng kiến thức, khoảng cách giữa học tập và thi cử vẫn chênh lệch thì dạy thêm vẫn có đất sống. Và “liều thuốc” đặc trị những tiêu cực, biến tướng của nó vẫn chưa được kê đơn.

Thanh Nguyễn

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1: Nhiều em tương tự đang được che đậy

Thứ 4, 05/10/2016 | 07:02
Dư luận xôn xao về câu chuyện của cháu Vũ bởi vì, trường hợp của cháu bị phát hiện và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Dạy tiếng Trung, tiếng Nga cho học sinh: Cố đấm ăn… ngoại ngữ

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:16
Thông tin Bộ GD&ĐT thí điểm đưa tiếng Trung, tiếng Nga… để dạy trong trường học đã thổi bùng lên cuộc tranh luận gay gắt về tính khả thi và hiệu quả của nó.

Giáo viên dạy thêm, phụ huynh và học sinh 'nếm' đủ!

Thứ 4, 31/08/2016 | 05:30
Câu chuyện học thêm, dạy thêm đã từng “nóng” từ hơn 20 năm trước. Cho tới giờ, dư luận vẫn còn tranh luận: Có nên cho phép giáo viên dạy thêm? Thật kỳ lạ! Chúng ta đều đã từng là học sinh kia mà!

Học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1: Nhiều em tương tự đang được che đậy

Thứ 4, 05/10/2016 | 07:02
Dư luận xôn xao về câu chuyện của cháu Vũ bởi vì, trường hợp của cháu bị phát hiện và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Dạy tiếng Trung, tiếng Nga cho học sinh: Cố đấm ăn… ngoại ngữ

Thứ 5, 27/10/2016 | 11:16
Thông tin Bộ GD&ĐT thí điểm đưa tiếng Trung, tiếng Nga… để dạy trong trường học đã thổi bùng lên cuộc tranh luận gay gắt về tính khả thi và hiệu quả của nó.

Giáo viên dạy thêm, phụ huynh và học sinh 'nếm' đủ!

Thứ 4, 31/08/2016 | 05:30
Câu chuyện học thêm, dạy thêm đã từng “nóng” từ hơn 20 năm trước. Cho tới giờ, dư luận vẫn còn tranh luận: Có nên cho phép giáo viên dạy thêm? Thật kỳ lạ! Chúng ta đều đã từng là học sinh kia mà!