TPHCM: Đề xuất lập vành đai “ngăn chặn” xe 3,4 bánh chở hành vào trung tâm từ xa, liệu có khả thi?

Nguyễn Lành

Đề cấm xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào trung tâm TP.HCM được xem là giải pháp chống ùn tắc, giảm tai nạn giao thông ở TP.HCM. Tuy nhiên, do nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của người dân nên dường như tình trạng vẫn tái diễn và không thể dẹp bỏ. Mới đây, sở Giao thông vận tải TP.HCM tiếp tục đề xuất mới trình lên UBND TP.HCM. Theo nhiều chuyên gia, việc này rất khó xử lý.

Nỗi ám ảnh khi tham gia giao thông

Theo ghi nhận của PV, tại các cung đường lớn, trung tâm thành phố, luôn xuất hiện nhiều xe ba bánh chở hàng từ các quận vùng ven vào trung tâm thành phố. Cụ thể, đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP.HCM thường xuyên có nhiều xe ba gác vận chuyện vật liệu xây dựng len lỏi tới các công trình xây dựng, có lúc họ lưu thông cùng giờ cao điểm khiến tình trạng kẹt xe tăng thêm, người đi đường hết sức lo lắng. Với nhiều sự xuất hiện của các loại xe chở cồng kềnh, nhất là sắt, thép... là nổi ám ảnh người đi đường.

Bà Nguyễn Thị Hải, ngụ tại đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình chia sẻ: Hàng ngày nhiều xe 3 bánh chở hàng với những thanh sắt, thép dài loằng ngoằng, chiếm hết diện tích đi đường, nhất là tại những điểm ôm cua, những giao lộ đường lớn, khiến người dân chúng tôi rất lo sợ, chúng tôi thường nghĩ đó là những “hung thần đường phố” cần dẹp bỏ sớm. Nếu thành phố hạn chế được những xe này lưu thông thì chắc chắn giao thông thành phổ bớt kẹt đường hơn, nhất là thời gian cao điểm, người dân lưu thông nhiều.

Trong khi đó, tại các cung đường như Quốc lộ 13, Đinh Bộ Lĩnh, Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh thường xuyên xuất hiện nhiều xe thô sơ 3 bánh chở hàng cồng kềnh như vật liệu xây dựng, sắt, thép, đồ dùng gia đình,... Bởi đây là tuyến đường cửa ngõ nối từ các tỉnh miền Đông vào TP.HCM, nên lưu lượng xe đi lại đông đúc, thời điểm sáng sớm, nhiều người bức xúc khi phải chen chúc bên cạnh những chiếc xe cồng kềnh hàng hóa này.

Để làm sao giảm tải được bài toán cấm xe ba gác lưu thông, lãnh đạo TPHCM cũng tìm cách hỗ trợ những người dân hành nghề xe 3-4 bánh thuộc diện khó khăn nhưng vẫn không thể ngăn chặn nổi. Để xử lý quyết liệt hơn, UBND TP.HCM tiếp tục đề nghị sở ban ngành tham mưu phương án giải quyết. Mới đây sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất mới về việc này.

Đó là lập vành đai giới hạn để từng bước cấm xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào khu vực trung tâm theo từng giai đoạn. Cụ thể, từ năm 2020 - 2021 đề xuất cấm các loại xe 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh vào khu vực trung tâm, được giới hạn bởi các tuyến đường thuộc quận 1, quận 3 như: Hai Bà Trưng - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thị Nghĩa - Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng.

Đặc biệt, những tuyến đường thuộc các quận ngoài trung tâm thường xuyên xuất hiện xe 3 bánh xe thô sơ 3-4 bánh cũng cấm như đường Phan Đình Giót (đoạn từ Nguyễn Văn Trỗi đến Trường Sơn), Trường Sơn (đoạn từ Phan Đình Giót đến Hồng Hà), Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Kiệt (thuộc quận 1, TP.HCM).

Xử lý như “bắt cóc bỏ dĩa”?

Đại diện sở Giao thông vận tảiTP.HCM cho biết, liên quan việc xe thô sơ, xe 3-4 bánh tự chế lưu thông vào nội thành, TP HCM đã thu hồi, tiêu hủy gần 29.000 xe 3-4 bánh tự chế, chi 160 tỷ đồng hỗ trợ những người thuộc diện bị ảnh hưởng. Dù vậy, theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện thành phố vẫn còn khoảng 30.000 xe 3-4 bánh tự chế hoạt động..

Vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc, Chánh văn phòng an An toàn giao thông TP.HCM cho biết, kể từ năm 2009, Thành phố đã có chủ trương hạn chế xe 3-4 bánh và chỉ đạo không phát triển các loại xe này. Cơ quan chức năng liên tục rà soát, kiểm tra các cơ sở làm sắt, làm thùng xe, chế các loại xe này, nếu phát hiện chắc chắn bị xử lý. Thời gian qua, nhiều xe 3-4 bánh tự chế vẫn hoạt động theo kiểu buôn bán lòng lề đường nhiều, ảnh hưởng trật tự giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

Cũng theo ông Phúc, hiện UBND Thành phố đang chỉ đạo các quận huyện, rà soát, đánh giá lại tình hình chuyển đổi nghề của lực lượng lao động liên quan các xe, tiến hành rà soát tình trạng số lượng các xe lưu thông tại Thành phố để có hướng xử lý. Theo báo cáo gần nhất, hiện Thành phố có khoảng hơn 30.000 xe thô sơ 3-4 bánh tự chế, chỉ có hơn 2000 xe 3-4 bánh được cấp biển số. Thành phố đã xử lý, tiêu hủy gần 28.000 xe 3-4 bánh tự chế, hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề lên tới 158 tỷ đồng.

Theo Giáo sư Trương Văn Vỹ, chuyên gia Xã hội học tại TPHCM cho biết, việc xử lý các loại xe ba gác, xe 3-4 bánh vào trung tâm thành phố nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe, giúp bảo vệ người đi đường, và ảnh hưởng mỹ quan đô thị thành phố, tôi cho rằng cần thiết và là một chủ trương đúng đắn của thành phố.

Giáo sư Vỹ tin rằng người dân sẽ rất ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, nhiều năm trước Thành phố đã thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả. Vấn đề là cần xử lý tận gốc thì mới dẹp bỏ được tình trạng các loại xe này lưu thông vào trung tâm. Lời giải còn là bài toán mưu. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xe tồn tại là thành phố chưa giải quyết tận gốc việc làm cho những người lao động liên quan hành nghề chở xe 3-4 bánh.

Cũng theo giáo sư Vỹ, công việc mưu sinh của người lao động không ổn định, thì việc cấm họ hành nghề, cấm những chủ xe này lưu thông bán hàng vỉa hè, lòng lề đường không khả thi. Việc xử lý giống “như bắt cóc bỏ dĩa”, xử lý hôm nay ngày mai họ tái diễn. Do đó, cần có phương án chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp cho họ, cũng cần xử lý ngh minh những cơ sở sản xuất các loại xe này.

Nguyễn Lành