TP.HCM: Quy định tách thửa mới, “công cụ” chặn hành vi trục lợi

TP.HCM: Quy định tách thửa mới, “công cụ” chặn hành vi trục lợi

Dương Thanh Tùng
Thứ 2, 07/08/2017 | 19:36
0
Sở TN&MT TP.HCM vừa hoàn thiện dự thảo quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa mới. Quy định này được kỳ vọng là “bộ công cụ” mới nhằm ngăn chặn tình trạng cá nhân, tổ chức lợi dụng quy định tách thửa để trục lợi như trong thời gian qua.

Những dấu hiệu đáng mừng...

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cho hay, thời gian qua, ở một số quận, huyện có tình trạng cá nhân, tổ chức lách luật, xây dựng công trình tạm bợ để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tiến hành tách thửa.

Theo ông Thắng, để hạn chế tình trạng này, Sở đã hoàn thiện dự thảo về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa mới, nhằm tránh gây hiểu nhầm và quan trọng là lách luật của các chủ đất. Đến nay, Sở đã trình TP xem xét, quyết định và ban hành.

Theo tìm hiểu, nếu được thông qua, quyết định này sẽ điều chỉnh nhiều điểm trong quyết định 33, được cho là còn nhiều kẽ hở cho các đối tượng, tổ chức trục lợi từ việc tách thửa.

Cụ thể, toàn bộ TP.HCM chỉ còn lại 2 khu vực so với 3 khu vực như trước đây. Khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình sẽ có diện tích tối thiểu là 50m² nếu muốn tách thửa đối với đất trống, mặt tiền đường 4m. Đất có nhà ở hiện hữu sẽ là 45m² và mặt tiền đường lớn hơn 3m.

Xã hội - TP.HCM: Quy định tách thửa mới, “công cụ” chặn hành vi trục lợi

Cần kiểm soát mật độ xây dựng trên quy định tách thửa để đảm bảo hạ tầng giao thông.

Khu vực 2 là các quận, huyện còn lại với diện tích tối thiểu để tách thửa là 80m² đối với đất trống, mặt tiền đường từ 5m. Đối với đất có nhà ở hiện hữu sẽ là 50m², mặt tiền đường 4m.

Như vậy, so với quy định tách thửa cũ, nếu dự thảo được thông qua, diện tích đã giảm từ 30 đến 40/nền. Trước thông tin này, nhiều người dân hết sức vui mừng vì có thể chuyển nhượng, mua bán đất với diện tích “vừa đủ”.

Đánh giá về quy định lần này, ông Thắng cũng cho rằng: “Đã đáp ứng được yêu cầu của người dân”.

Còn nhà còn… lo

Tuy nhiên, trong dự thảo lần này vẫn còn “phân biệt” đất trống và đất có nhà ở hiện hữu. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, đây chính là kẽ hở cho đầu nậu vin vào để trục lợi.

Giải thích rõ hơn về hiện tượng này, TS. Nguyễn Hồng Quang, giảng viên trường đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM phân tích: “Thực tế cho thấy, các căn nhà “hộp diêm” mọc lên như nấm, các đầu nậu, chủ đất vẫn hợp thức hóa và chuyển nhượng bình thường”.

“Ví như, nếu đất trống là 80m² nhưng đối với đất có nhà ở chỉ cần 50m², giảm được gần một nửa. Vì vậy, tôi cho rằng, không nên quy định đất có nhà hay không. Còn nếu chi tiết thì nên quy định rõ, nhà như thế nào, chứ không thể có những ngôi nhà “hộp diêm” hay nhà tạm mà trong đó không hề có bất cứ hoạt động sinh sống nào”, TS. Quang khuyến nghị.

Luật sư Nguyễn Thái Hùng, đoàn Luật sư TP.HCM lại phân tích: “Việc cá nhân mua bán đất liên tục cho nhiều người về bản chất là kinh doanh bất động sản nhưng không kê khai nộp thuế doanh nghiệp, không đăng ký kinh doanh là vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, các giao dịch hiện nay đều được ký hợp đồng khống, hợp đồng “ma” với số tiền giao dịch cực thấp, chỉ bằng 30 – 70% giá trị thật của những giao dịch đó. Mục đích của họ là để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân. Đây là những kẽ hở và rất cần sự quyết liệt không chỉ ở những người thực hiện chính sách mà còn ở cán bộ công quyền khi thực thi công vụ”.

Xã hội - TP.HCM: Quy định tách thửa mới, “công cụ” chặn hành vi trục lợi (Hình 2).

Liệu quy định mới có ngăn được những căn nhà "hộp diêm" tràn lan?

Bên cạnh đó, việc quy định thửa đất trên 2.000m² phải lập dự án, nhiều ý kiến cho rằng không khả thi. Thay vào đó, cần phải có yêu cầu tối thiểu về hạ tầng giao thông, diện tích công cộng...

Một lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn chia sẻ: “Việc quy định như trên thì các chủ đầu tư vẫn có thể lách luật bằng cách phân lô bán nền. Để hạn chế tình trạng này buộc họ phải tuân thủ các tiêu chí tối thiểu về hạ tầng giao thông, diện tích công cộng... khi tách thửa đối với những thửa đất có diện tích lớn”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho rằng: “Khống chế thửa có diện tích trên 2.000m² thì đầu nậu lách được hết. Cho nên, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được hạ tầng giao thông để đảm bảo được hạ tầng đô thị”.

Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân

Liên quan đến quy định tách thửa lần này, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Dù chưa ban hành chính thức nhưng quy định lần này được chuẩn bị hết sức công phu. Quy định này khắc phục được các hạn chế, kẽ hở bị lợi dụng của quy định trước đây (quyết định 33 – PV). UBND TP sẽ cân nhắc trên tinh thần đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân để hoàn thiện và ban hành chính thức quy định mới”.

TP.HCM: Dùng những ngôi nhà 'ma' để lách luật bán đất nền

Thứ 3, 04/07/2017 | 13:33
Để phân lô bán nền một cách hợp pháp, các đầu nậu lén lút xây nhiều căn nhà "ma" nhỏ như phòng vệ sinh, nhà kho...

Quy định mới về tách thửa tại các địa phương

Thứ 7, 13/05/2017 | 18:37
UBND TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương đang xem xét phê duyệt dự thảo quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất.

Đất 'sốt' bất thường tại TP.HCM: Có hay không 'bàn tay' đầu cơ?

Thứ 4, 03/05/2017 | 20:16
Chuyên gia cho rằng, giá đất TP.HCM "nhảy múa" xuất phát từ tâm lý đám đông và “cò” đất đầu cơ.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.