Trả lại quỹ đạo cho bộ GD&ĐT quản lý các trường hệ cao đẳng

Trả lại quỹ đạo cho bộ GD&ĐT quản lý các trường hệ cao đẳng

Thứ 3, 27/04/2021 | 07:47
0
Theo các chuyên gia, cần chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ bộ LĐ-TB&XH về bộ GD&ĐT để loại bỏ những bất cập ảnh hưởng đến phát triển đất nước.

Phá hoại cơ cấu nhân lực, phá vỡ nền kinh tế

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi bộ Nội vụ, bộ LĐ-TB&XH, bộ GD&ĐT về việc “quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp”. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến về kiến nghị của hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về việc chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ bộ LĐ-TB&XH về bộ GD&ĐT. Cụ thể, một mặt chuyển giao các bộ Nội vụ, bộ LĐ-TB&XH, bộ GD&ĐT nghiên cứu; mặt khác, giao Bộ trưởng bộ Nội vụ thừa lệnh của Thủ tướng trả lời hiệp hội bằng văn bản.

Trước đó, ngày 17/3/2021, hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề xuất chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ bộ LĐ-TB&XH về bộ GD&ĐT. Hiệp hội đã chỉ ra những bất cập, hạn chế và khó khăn khi chuyển trường cao đẳng về cho bộ LĐ-TB&XH quản lý; đồng thời, kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh các luật về giáo dục theo định hướng đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đổi tên luật Giáo dục nghề nghiệp thành luật Giáo dục nghề với các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao cấp nghề.

Trao đổi về kiến nghị trên, TS. Lê Viết Khuyến (Phó Chủ tịch hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) chỉ rõ một số bất cập: “Cái sai “chết người” là dưới sự quản lý Nhà nước của tổng cục Dạy nghề (bộ LĐ-TB&XH), họ đã biến các trường cao đẳng chuyên nghiệp, vốn đào tạo kỹ thuật viên/cán sự, thành bắt buộc như đào tạo thợ; lấy cung cách đào tạo thợ để áp cho đào tạo kỹ thuật viên/cán sự...

Giáo dục - Trả lại quỹ đạo cho bộ GD&ĐT quản lý các trường hệ cao đẳng

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ bộ LĐ-TB&XH về bộ GD&ĐT.

Điều đó dẫn đến làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực. Cơ cấu nguồn nhân lực ít nhất phải có 3 loại: người lao động trực tiếp (thợ, nhân viên), người ở vị trí trung gian (kỹ thuật viên, cán sự) hay bậc cao hơn (trong kỹ thuật là các kỹ sư hay các chuyên viên). Nhưng họ đã biến thành chỉ còn có 2 bậc, chỉ còn thợ và kỹ sư/chuyên viên, mất bậc trung gian kỹ thuật viên.

Phá hoại cơ cấu nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì cơ cấu nhân lực không thể đáp ứng. Tác hại lớn nhất cũng chính là phá vỡ nền kinh tế”.

Bên cạnh đó, TS. Lê Viết Khuyến cũng chỉ ra, việc đưa học sinh tốt nghiệp THCS lên đào tạo từ 3-3,5 năm, rồi cấp một loạt bằng cấp, tạo ra nguồn nhân lực “dởm”. “Người ta lý giải, cao đẳng không phải thuộc giáo dục đại học. Trong khi, toàn thế giới xếp cao đẳng thuộc trình độ giáo dục đại học, bây giờ lại làm méo mó đi, rút ngắn thời gian, cô gọn chương trình... Sở dĩ, các trường cao đẳng vốn thuộc giáo dục đại học nhưng bên tổng cục Dạy nghề hay cả bộ LĐ-TB&XH chưa từng quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, mà bây giờ lại nắm quản lý cao đẳng, nên phải biến hóa đi cho nó không phải là giáo dục đại học nữa.

Giáo dục - Trả lại quỹ đạo cho bộ GD&ĐT quản lý các trường hệ cao đẳng (Hình 2).

Theo TS. Lê Viết Khuyến, hiệp hội kiến nghị trả lại hệ cao đẳng cho bộ GD&ĐT quản lý là theo đúng thông lệ chung, để quay trở lại đúng quỹ đạo.

Vừa rồi, các trường cao đẳng với hàng loạt giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, sau khi bị thanh tra, lập biên bản không đạt tiêu chuẩn bậc thợ, đòi hỏi phải có chứng chỉ thực hành thì mới được công nhận là giảng viên. Ai đời lại có đòi hỏi “quái gở” như vậy? Có hai loại giảng viên, giảng viên thực hành thì đòi hỏi tay nghề còn giảng viên dạy các môn cơ sở, lý thuyết mà đòi hỏi chứng chỉ nghề như giảng viên thực hành là chuyện nực cười vô cùng!

Thời gian qua chứng tỏ bộ LĐ-TB&XH không đủ năng lực để quản lý Nhà nước bậc cao đẳng, làm méo mó, làm sai đi những gì vốn có. Chính vì vậy, hiệp hội mới kiến nghị trả lại hệ cao đẳng cho bộ GD&ĐT quản lý, theo đúng thông lệ chung, để quay trở lại đúng quỹ đạo. Nếu vẫn để bên bộ LĐ-TB&XH quản lý, thì sẽ biến các trường cao đẳng thành dạng thấp hơn cao đẳng, không đạt chuẩn cao đẳng” - ông phân tích.

Tồn tại nhiều vấn đề khi tiếp tục để bộ LĐ-TB&XH quản lý

Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục chuyên nghiệp (bộ GD&ĐT), thực tế trên thế giới, không chỉ hệ cao đẳng mà đối với giáo dục nghề nghiệp đều nên thuộc bộ GD&ĐT. Đối với đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng ngắn hạn hoặc đào tạo lại tại doanh nghiệp thì nên để cho bộ LĐ-TB&XH quản lý.

TS. Hoàng Ngọc Vinh cũng chỉ ra 6 vướng mắc cơ bản nếu tiếp tục để bộ LĐ-TB&XH quản lý hệ cao đẳng như hiện nay: “Thứ nhất, về quy hoạch, có thể nói là không thực hiện được. Thứ hai, hiệu quả không cao do trùng lắp nguồn lực, chồng chéo trong đầu tư dạy nghề. Quy hoạch phải mang tính hệ thống và tổng thể, nếu để như hiện nay, sẽ rất khó đảm bảo. Hiện nay, đầu vào tuyển sinh có 3 dòng chảy, rất khó dự báo, khó quy hoạch, bởi giáo dục phổ thông và giáo dục đại học với giáo dục nghề nghiệp thuộc 2 Bộ khác nhau. Không chủ động được đầu vào thì các trường cũng rất khó trong việc phân bổ nguồn lực, thành lập trường hay sáp nhập, giải thể cũng gặp nhiều vướng mắc.

Thứ ba, luật pháp có thể những khoảng trống hoặc bị trùng lắp, gây ra khó khăn cho các cơ sở giáo dục đào tạo.

Thứ tư, phương diện phân luồng liên thông hay hợp tác dạy văn hóa trong nhà trường cũng đang vướng mắc, do khung pháp lý khác nhau.

Bên cạnh đó, giáo dục nghề nghiệp hiện nay do bộ LĐ-TB&XH quản lý không phù hợp ở chỗ, khi thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp, sẽ có câu chuyện địa phương được giao quyền quản lý, nhưng thực chất, các sở LĐ-TB&XH không phải cơ sở truyền thống làm về giáo dục. Thành ra, họ gặp những khó khăn nhất định về chuyện quản lý Nhà nước trên địa bàn, khi không hiểu mà quản lý thì một là gây ách tắc, hai là không quản lý được, không có kiến thức thì không kiểm tra, không chỉ đạo được. Trong khi đó, tại 63 tỉnh thành, các “ông thầy” (sở GD&ĐT) có truyền thống giáo dục từ xưa, có thể không quen giáo dục nghề nghiệp, nhưng nhắc đến giáo dục là đã có kinh nghiệm.

Cuối cùng, chất lượng, sự cân đối trình độ nhân lực và trách nhiệm giải trình hiện nay không rõ ràng. Chẳng hạn, khi Quốc hội hỏi đến mất cân đối nhân lực thì bộ GD&ĐT hay bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm? Nói quy trách nhiệm người đứng đầu nhưng Bộ trưởng nào mới là người chịu trách nhiệm?”.

Giáo dục - Trả lại quỹ đạo cho bộ GD&ĐT quản lý các trường hệ cao đẳng (Hình 3).

Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, thực tế trên thế giới, không chỉ hệ cao đẳng mà đối với giáo dục nghề nghiệp đều nên thuộc bộ GD&ĐT.

“Trước bối cảnh đòi hỏi đổi mới và nâng tầm trình độ nhân lực của người Việt Nam, nên có những bước đi mạnh dạn hơn, thống nhất quản lý Nhà nước, không phải chỉ về giáo dục nghề nghiệp, mà giáo dục và đào tạo phải gắn với nhau” - nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục chuyên nghiệp nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, PGS.TS Hoàng Dương Hùng (Hiệu trưởng trường đại học Quảng Bình) cũng bày tỏ: “Theo quan điểm của tôi, giáo dục đào tạo tất cả các bậc là phải đưa về bộ GD&ĐT quản lý. Bởi vì học là học suốt đời, do đó, phải có con đường rõ ràng cho học sinh, sinh viên, học viên. Nếu liên thông được thì hệ thống chương trình đào tạo của các bậc học là phải có sự thống nhất ngay từ đầu.

Còn bây giờ để một phần là bộ GD&ĐT, một phần là bộ LĐ-TB&XH, sau đó, có thể liên thông để học thêm nữa thì vấn đề này rất khó phối hợp và làm cản trở quá trình học tập của người học cũng như làm hệ thống giáo dục của chúng ta không thống nhất”.

Theo tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (bộ LĐ-TB&XH), đến hết năm 2020, cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 trung tâm giáo dục nghề nghiệp), trong đó, có 680 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 35,5%).

Thủy Tiên

Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch

Thứ 2, 26/04/2021 | 10:17
Năm học 2021-2022, các trường đại học tiếp tục tăng học phí, trong đó, nhiều trường có mức thu tăng vọt so với năm trước, khiến người học đứng ngồi không yên. 

Cán bộ cứ đi họp… là có tiền

Thứ 2, 26/04/2021 | 10:13
Chuyện lạ lùng xảy ra tại một trường đại học, khiến bất cứ ai nghe cũng phải bật cười vì công việc “vất vả” kiếm tiền của cán bộ đang làm việc trong ngành giáo dục.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.