Trách nhiệm xã hội - yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phục hồi

Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Hồng Nhung

Thứ 2, 29/11/2021 16:59

Trong giai đoạn đầy thách thức hiện nay, các doanh nghiệp đã chọn việc san sẻ, đồng hành với cộng đồng để cùng vượt qua khó khăn cũng là một mục tiêu trọng yếu.

Yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phục hồi

Theo kết quả khảo sát về tình hình sức khỏe tài chính doanh nghiệp do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thực hiện trong tháng 8 với sự tham gia của hơn 21.000 doanh nghiệp, 70% số doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng kinh doanh do đứt gãy chuỗi cung ứng và không có đủ chi phí để duy trì hoạt động. 16% số doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh một phần, còn lại đã giải thể.

Phần đông các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ 42,7%, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn chiếm 27,15%, chính sách hỗ trợ chưa kịp thời chiếm tỷ lệ 18,23%, doanh nghiệp thiếu vật tư, nguyên liệu sản xuất chiếm 11,92%. Những lĩnh vực và ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là bán buôn và bán lẻ, công nghiệp chế biến, vận tải và dịch vụ ăn uống…

Kinh tế vĩ mô - Trách nhiệm xã hội - yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phục hồi

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm) nhấn mạnh, yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi sau đại dịch một phần lớn là nhờ vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Dẫn nghiên cứu của UniCharm tại tọa đàm “San sẻ trách nhiệm vượt khó mùa dịch” do Báo Đầu Tư tổ chức, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm) cho biết cho biết năm vừa qua là năm doanh nghiệp có chỉ số BCI (chỉ số niềm tin kinh doanh) thấp nhất từ trước đến nay, hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều cảm thấy mất niềm tin vào tình hình kinh doanh trước bối cảnh quá nhiều biến động hiện nay. Nhưng đồng thời chỉ sau một thời gian ngắn chỉ số niềm tin kinh doanh đã hồi phục trở lại.

Ông Minh nhấn mạnh, yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi sau đại dịch một phần lớn là nhờ vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mặc dù đã trải qua một quý kinh doanh tệ, đa phần các doanh nghiệp đều rất nhanh chóng lấy lại thăng bằng và tìm ra một chiến lược kinh doanh riêng cùng với đó đều có phương án bảo đảm an toàn cho ng lao động, nên đến tháng 10 chỉ số tăng trưởng đã có sự hồi phục rõ rệt.

Cùng ý kiến với ông Nguyễn Hải Minh, bà Phan Thu Hà, đại diện Alphanam Group cho biết doanh nghiệp đã rất chủ động trong việc ứng phó với Covid-19. Ngay khi dịch bệnh diễn ra, phía doanh nghiệp đã lên kịch bản cho mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và đề ra phương án giải quyết.

“Chúng tôi quan niệm luôn đi trước một bước và chủ động  đứng lên “đánh” Covid”, đại diện Alphanam Group cho biết.

Gắn thương mại với phát triển bền vững

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Chiến lược Nguồn nhân lực, Truyền thông và Đối ngoại, AEON Việt Nam cho biết phía tập đoàn rất tự hào vì có thể san sẻ khó khăn mùa dịch cùng với khách hàng, cộng đồng, nhân viên và các bộ ban ngành.

Với quy mô lớn, AEON gặp không ít thách thức do dịch bệnh và những đợt giãn cách xã hội tại nhiều địa phương. Thách thức đặt ra là làm cách nào đạt được mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa tiếp tục phát triển kinh tế khiến doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian để có thể thích ứng và chuyển biến kịp thời.

Kinh tế vĩ mô - Trách nhiệm xã hội - yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phục hồi (Hình 2).

Đại diện AEON cho biết Covid-19 là động lực giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ đánh giá bối cảnh Covid là tác nhân thúc đẩy giúp doanh nghiệp buộc phải “tăng tốc” việc chuyển đổi để tồn tại. Từ khi Covid-19 diễn ra, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn tích cực tổ chức các chương trình nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết của nhân viên, bên cạnh đó đóng góp vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng mà Chính phủ kêu gọi.

“Khi dịch bệnh diễn ra, chúng tôi nhận thấy rằng nhân viên chính là tài sản quý giá nhất. Tiền không mua được mạng sống, ở thời điểm đó chúng tôi hoạt động dựa trên nền móng là văn hóa cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp” bà Huệ chia sẻ.

Đồng quan điểm với với Giám đốc Chiến lược Nguồn nhân lực, Truyền thông và Đối ngoại, AEON Việt Nam, bà Dung Nguyễn, Giám đốc Marketing, Công ty Home Credit Việt Nam cho biết thời gian vừa qua doanh nghiệp hoạt động dựa trên tôn chỉ đặt tháo gỡ khó khăn giúp người dân làm trọng tâm.

Home Credit theo đuổi chiến lược phát triển sáng tạo, bền vững, đảm bảo cho vay đúng người đúng việc và “định hướng cho vay có trách nhiệm khiến Home Credit khác biệt với các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng trên thị trường. Doanh nghiệp theo đuổi con đường đưa cho khách hàng sản phẩm phù hợp dựa trên nhu cầu cá nhân cũng như khả năng tài chính của họ. Hỗ trợ khách hàng tiếp cận với nguồn vốn nhưng đảm bảo họ không thấy đó là gánh nặng” bà Dung cho biết.

Giai đoạn dịch vừa qua, nhận thấy đa số khách hàng gặp khó khăn trong việc chi trả, doanh nghiệp đã ngay lập tức thực hiện cơ chế cho giãn nợ để khách hàng có thể tập trung vào những mục tiêu trước mắt. Bên cạnh đó cũng tổ chức những cơ chế tích cực để hỗ trợ nhân viên của mình.

Để thích ứng với đại dịch cộng đồng doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn. Song song với đó, Chính phủ cũng rất quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân khi gặp khó khăn.

Bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định, trong giai đoạn vô cùng khó khăn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức.

Kinh tế vĩ mô - Trách nhiệm xã hội - yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp phục hồi (Hình 3).

Toàn cảnh Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “San sẻ trách nhiệm vượt khó mùa dịch”.

Các doanh nghiệp đã chung tay chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, cộng đồng, tổ chức cứu trợ, vận chuyển và thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền Tổ quốc, đóng góp lớn về tài chính vào Quỹ vaccine quốc gia và hỗ trợ các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Việt Nam đối với đất nước.

Hiện nay, doanh nghiệp đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong khi các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.