Trái đất

Trái đất "phình ra", thiên tai sắp ập đến

Thứ 2, 25/03/2013 | 19:03
0
Các nhà khoa học lo ngại, diện tích hành tinh xanh dần tăng lên sẽ gây ra những thảm họa tự nhiên kinh hoàng, thậm chí chính các nhà nghiên cứu cũng không thể đưa ra được dự báo chính xác.

Băng tan - mối nguy hiểm rình rập trái đất

Những năm gần đây, báo chí và giới truyền thông liên tục đưa tin về việc tảng băng khổng lồ Nam Cực và Greenland đang tan với tốc độ nhanh đáng báo động. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng nước lớn đang đổ vào các đại dương, khiến mực nước biển tăng lên mỗi năm. Cứ như vậy, lượng nước này bị dồn về phía xích đạo khiến Trái đất phình ra trông thấy rõ.

Các nhà sử học cho rằng, trước đây trái đất không hoàn toàn có dạng hình cầu. Thực tế, tác động phục hồi sau thời kỳ băng hà cách đây 20.000 năm đã khiến Trái đất ngày càng phình ra và trở thành một khối cầu hoàn hảo. Các nhà sử học cho biết, Trái đất cũng từng phình to như một quảá bí ngô rồi lại xẹp đi. Tuy nhiên, phần xích đạo bỗng nhiên lại phát triển trong những thế kỷ gần đây. Theo thông tin đo đạc thu được từ hai vệ tinh song sinh Grace, quá trình thay đổi hình dáng của trái đất đang diễn ra khá nhanh.

Ngay từ năm 2006, NASA công bố, nhiệt độ trung bình trên Trái đất đã tăng thêm 1 độ khiến tốc độ ấm lên tại Tây Nam cực diễn ra nhanh gấp hai lầân so với dự báo trước đây của Liên Hiệp Quốc. Các nhà nghiên cứu lo ngại nguy cơ mực nước biển trên toàn thế giới có thể tăng lên 3,3m nếu băng tại khu vực này tan chảy hoàn toàn. Còn theo số liệu của trung tâm Nghiên cứu địa cực Byrd, trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2010, hàng năm nhiệt độ trung bình tại Tây Nam cực tăng thêm 2,4 độ C, cao gấp 3 lần so với mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu và đây cũng là khu vực có mức tăng nhiệt độ cao nhất thế giới.

Việt Nam Xanh - Trái đất 'phình ra', thiên tai sắp ập đến

Chính vì tốc độ tăng nhiệt độ quá nhanh đã khiến các dòng sông băng ở Tây Nam cực tan chảy nhanh hơn dự đoán, làm mực nước biển cũng bị tăng lên đến mức báo động. Các nhà khoa học tại trường đại học Tổng hợp bang Ohio (Mỹ) cảnh báo, các quốc gia nằm ở khu vực có địa hình trũng từ Bangladesh tới Tuvalu, nhất là các thành phố ven biển từ London (Anh) đến Buenos Aires (Argentina) đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi mực nước biển dâng cao.

Theo các số liệu nghiên cứu do Ủy ban liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu công bố, mực nước biển đã tăng khoảng 20cm trong thế kỷ qua và dự báo sẽ tăng từ 18-59cm trong thế kỷ này, thậm chí còn cao hơn nữa, nếu các sông băng ở Nam cực và Greenland tan chảy với tốc độ nhanh hơn do hiện tượng Trái đất ấm dần lên liên quan đến những hoạt động do con người gây ra.

Hiện tại, mực nước biển đang tăng khoảng 1mm mỗi năm do lượng băng tan chảy ở Tây Nam cực và Greenland dồn về. Tất cả các kết quả thu được đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của giới khoa học về quan điểm lục địa băng nằm ở điểm cuối của địa cầu là nơi duy nhất không chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng Trái đất nóng lên. Tình trạng nóng lên của hành tinh xanh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người và sự sống của các loài động vật khác. Vậy, khi băng Nam cực tan hết, Trái đất sẽ ra sao? Con người sẽ phải chịu những tác động gì?

Trái đất "nở" ra, thiên tai được báo trước

Theo đo đạc, diện tích đại dương tăng lên đáng kể từ sau khi vùng đất thống nhất bị tách ra. Chính việc đại dương ngày một rộng lớn hơn đã làm Trái đất phình to ra và dần lấn vào đất liền. Đã có một thời gian, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi "Nếu Trái đất đã từng nhỏ hơn trong quá khứ và đang phát triển thêm mỗi năm thì điều gì sẽ xảy đến với loài người?". Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sự tăng kích thước của Trái đất và dự đoán hậu quả của nó để lại.

Trái đất phình ra đồng nghĩa với việc lượng nước trên địa cầu tăng lên đáng kể. Mặc dù khó có thể dự báo mực nước biển trong tương lai, các chuyên gia tán đồng rằng, hiện tượng ấm lên toàn cầu kéo dài sẽ có thể khiến cho mực nước biển dâng lên hàng mét, đe dọa sự tồn tại của nhiều thành phố ven biển và các quốc đảo.

Thời gian vừa qua, nhiều vùng đất đã bị thu hẹp lại do biển lấn dần vào đất liền. Nhiều thiên tai xảy ra, khiến con người không kịp trở tay. Điển hình là vụ sóng thần ở Nhật Bản cách đây hơn một năm. Các nhà nghiên cứu gọi đó là "thảm họa nhân tạo" với sự giúp sức của đại dương. Họ phân tích, chính hiệu ứng nhà kính đã gây ra sự nóng lên toàn cầu, khiến các đại dương bị ảnh hưởng. Việc này tác động đến các lớp địa chất nằm im dưới đáy đại dương, tạo nên các trận động đất ngầm gây ra trận sóng thần lớn, gần như quét sạch cả một thành phố của Nhật Bản.

Đây là điều đáng lo ngại đối với con người bởi họ sẽ còn tiếp tục hứng chịu nhiều thiên tai khác xảy ra khi Trái đất "béo lên" khiến các thảm họa ập đến. Vấn đề chỉ được giải quyết khi con người nhanh chóng hành động và quyết tâm cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

Về vấn đề băng tan ở Nam cực và Greenland, hậu quả dài hạn của băng tan và kích thước đại dương "nở ra" sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với những thiệt hại của cuộc khủng hoảng nợ quốc tế hay vụ đánh đổ chế độ độc tài ở Lybia vốn là những tin tức đang rất thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Hiện tượng giảm khối lượng và diện tích băng không chỉ làm đảo ngược hệ sinh thái vùng Nam cực, ảnh hưởng tới nhiều động vật, vốn là cư dân của băng đại dương, mà nó còn ảnh hưởng lớn đến các loài khác.

Nếu băng vĩnh cửu ở Nam cực biến mất trong những tháng mùa hè, Trái đất sẽ mất một tấm gương khổng lồ phản chiếu lượng nhiệt Mặt trời bức xạ trở lại vũ trụ, giúp Trái đất duy trì trạng thái mát mẻ. Hiện tượng tan băng sẽ làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu và đảo ngược diễn biến thời tiết. Theo dự báo, sắp tới trong tương lai, một số đất nước sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi bản đồ bởi nó sẽ bị đại dương nhấn chìm trong đợt biến đổi địa chất tiếp theo.

Các thảm họa thiên nhiên như bão, giông lốc, hiện tượng El Nino và La Nina đang gây ảnh hưởng đến con người với biên độ và sức mạnh ngày càng tăng. Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng không cần đến thiết bị hiện đại, chúng ta cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang xuất hiện với tần suất ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. Tất cả những cơn bão này đều xuất phát từ biển và đại dương. Những chấn động ở biển và đại dương liên tục diễn ra khiến các nhà nghiên cứu không kịp dự báo và đôi khi dự báo sai mức độ nghiêm trọng của các tác hại do chúng gây ra.

A.M

Hé lộ kế hoạch di cư 80.000 người lên sao Hoả

Chủ nhật, 30/12/2012 | 06:56
Đã gần nửa thế kỷ kể từ khi nhà du hành Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969, loài người chưa từng chinh phục thêm hành tinh nào khác. Một người Mỹ đang quyết tâm thay đổi điều đó. Nhưng, cái cách ông định tiến hành lại khiến nhiều người phải kinh ngạc bởi tính "siêu tưởng".

Nghi vấn cái chết của chỉ huy lực lượng đặc nhiệm SEAL

Thứ 6, 04/01/2013 | 10:13
Chưa hết bàng hoàng vì hung tin một nữ cảnh sát Afghanistan nổ súng sát hại cố vấn quân sự NATO, quân đội Mỹ một lần nữa lại hoang mang khi đón nhận tin sốc, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ tại "chảo lửa" này bất ngờ tự sát trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ổn định tình hình tại tỉnh Uruzgan.