Trại phong Quả Cảm - cảm nhận chút thôi

Trại phong Quả Cảm - cảm nhận chút thôi

Thứ 2, 08/04/2013 | 09:06
0
Nếu có bị "điên", chắc hẳn chúng tôi cũng chỉ mong có cơ hội được "điên" như thế! Vì ngày hôm nay đây, tôi đã tin, mọi người cũng đã tin vào tất cả những gì chúng tôi đã thấy.

Trước ngày ấy một hôm, nó buồn lắm, mọi chuyện cứ thế ập đến với nó, làm nó chẳng kịp để mà nghĩ ra được cách gì để thay đổi cái thực tế này! Đêm hôm ấy, dường như nó thức trắng đêm, chẳng thể nhắm mắt ngủ, nó chỉ biết khóc và cầu nguyện!

Nó sợ... sợ lắm! Nó sợ tất cả những dự định của nó sẽ bỗng chốc bị trở nên vô nghĩa!

Ngày ấy đã tới - là ngày hôm nay đây. Giờ mình còn chẳng tin nổi là ngày hôm nay đã trôi qua với mình sao lại êm đềm đến thế! Sáng dậy sớm chuẩn bị đồ đạc cho  chuyến đi, vui có, buồn có, hồi hộp cũng có, và... cả chút lo sợ nữa. Chặng đường từ Hà Nội đến thành phố Bắc Ninh không phải là xa, ngồi trên xe... không hình dung nổi rồi sẽ ra sao, tâm trạng rối bời đủ cả...

Phải chăng cái rào cản bấy lâu nay giữa chúng ta với căn bệnh phong là do chính chúng ta dựng nên bởi những suy nghĩ kém tích cực cũng như thiếu kiến thức về căn bệnh này. Nếu chỉ nghe thôi, thì chắc hẳn dù ít dù nhiều các bạn vẫn còn đôi chút lo sợ, nhưng phải đến nơi đây, được tận mắt thấy các cụ sống và lao động, được trò chuyện với các cụ, thì mới hiểu được, đâu mới là suy nghĩ đúng đắn!

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Phục vụ và gắn bó với nơi đây suốt 24 năm qua - một quãng thời gian không phải là ngắn! Thời gian đầu biết bao khó khăn, Sơ đã từng bị nói là "điên", khi một lòng một dạ muốn đến đây để giúp các cụ, từ những công việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét dọn… cho đến những công việc tưởng chừng như không phải dành cho phái nữ - đó là đục chân giả (các cụ nơi đây đa số là không còn chi, chân cũng cụt bởi sự gặm nhấm của căn bệnh phong). Trải qua bao  khó khăn, ngay cả gia đình cũng phản đối và luôn nghi ngờ về việc mình làm, với tình yêu thương vô bờ đối với các cụ, Sơ nói, Sơ chưa bao giờ hối hận, ngay cả hiện tại Sơ cũng chẳng hối hận điều gì cả, bởi "đó là niềm hạnh phúc của Sơ"...

Ôi cái tuổi thanh xuân nay còn đâu?... dành trọn cả với nơi này rồi... Có ai "điên" mà được như thế? Tôi thật khâm phục Sơ biết nhường nào!

Niềm tin mỗi người đã vững hơn khi được Sơ chia sẻ về căn bệnh và những người sống cùng với căn bệnh nơi đây. Chúng tôi gần gũi với các cụ hơn khi những lời ca tiếng hát của tất cả các bạn được cất lên. Phòng truyền thống hôm nay bỗng nhiên nhỏ bé thấy lạ! Chẳng còn trống chỗ nào cả, nhìn cụ nào cũng tươi cười rạng rỡ đến dự buổi giao lưu văn nghệ, chúng tôi vui lắm, chỉ muốn hát thật hết mình để đáp lại các cụ thôi. Những tràng pháo tay giòn giã làm tan đi mọi sự mệt mỏi, nếu như có cả những tràng pháo tay của các cụ hòa vào cùng chúng con thì hay biết mấy... con đã suýt không kìm nổi nước mắt - là khi con đi mời bánh kẹo các cụ đấy! Nắm lấy những đôi bàn tay chẳng còn nguyên vẹn, đặt vào đó những cái bánh chiếc kẹo, cụ nào cũng cất vào túi, cứ nghĩ các cụ không thích ăn... nào đâu con đã vô tâm quá, chẳng biết rằng, các cụ nắm chiếc bánh trên tay cũng khó, huống chi là cầm để ăn! Giây phút con nhận ra điều đó... con đã thấu hiểu được phần nào những khó khăn mà các cụ đã và đang phải trải qua! Con thương các cụ lắm!

Trưa hè oi ả, mệt nhưng chẳng ai nghỉ cả, người dọn dẹp, người xúm vào đóng gói quà cho các cụ. Những hành động của chúng con tuy đơn sơ, những món quà của chúng con tuy nhỏ bé, nhưng gói trọn trong đó là cả tấm lòng và tình thương yêu của chúng con cùng mọi người dành cho các cụ! Hẳn các cụ sẽ không quên cái tên này vào ngày chúng con gặp lại các cụ! Mỗi người nơi đây đều có một hoàn cảnh khác nhau, qua những câu chuyện mà các cụ kể chúng con nghe, chúng con hạnh phúc lắm khi biết rằng, ngày hôm nay chúng con không chỉ mang đến cho các cụ những món quà về vật chất, mà lớn hơn thế đó là món quà về tinh thần! Những lời cám ơn lặp đi lặp lại, những ánh mắt như cười lên trong chiều hôm làm chúng tôi lưu luyến nơi đây quá!

Chuyến đi của chúng tôi được kết thúc bằng một thánh lễ. Được cất lên lời kinh tiếng hát cùng các cụ nơi đây, quả thật, còn điều gì hạnh phúc hơn thế nữa!

Tạm biệt các cụ cùng mọi người nơi đây (trại phong Quả cảm, Bắc Ninh) để trở về Hà Nội, những lời chào xen lẫn lời cám ơn, những nụ cười hòa cùng những lời hứa hẹn, hẹn ngày trở lại, hẹn gặp lại các cụ vào một ngày không xa!

Nhìn qua ô cửa kính... chiều tà, nắng đã tắt, ông mặt trời đỏ rực còn ló một nửa phía đằng xa. Hẳn trong lòng mỗi chúng tôi giờ cũng như ông mặt trời kia vậy, dù nắng có tắt, thì niềm tin và tình yêu thương trong chúng tôi vẫn luôn rực lửa và căng tràn sức sống, không bao giờ lụi tàn!                      

Phạm Ngọc

Những thợ giày 'đặc chủng' ở làng phong Văn Môn

Thứ 6, 08/03/2013 | 17:06
Trong căn phòng nhỏ với vài dụng cụ đóng giày thủ công, ngày ngày tiếng búa vẫn gõ đều đặn liên hồi. Từ đây, những đôi giày kỳ dị, chẳng giống ai ra đời. Điểm đặc biệt là những đôi giày ấy giúp những bàn chân dị tật vì bệnh phong có thể đi lại một cách thoải mái mà không hề cảm thấy đau đớn.

Chuyện tình cảm động của hai cụ già làng phong

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:31
Chúng tôi có dịp đến thăm gia đình cụ Hoàng Văn Bòng và Trần Thị Nhung ở trại phong xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Mặc dù đã ở cái tuổi xế chiều, cơ thể đã bị căn bệnh quái ác “gặm nhấm” từng ngày nhưng họ vẫn vượt qua nỗi đau về thể xác, nương tựa vào nhau sống nốt quãng đời còn lại.

'Bà tiên' gieo mầm sống ở làng phong Quả Cảm

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:41
Hơn 20 năm trước, người ta gọi soeur Xuân là "bà điên" khi tất cả mọi người kì thị, "không muốn dây vào người hủi" thì bà nộp đơn tình nguyện đến đây để phục vụ những bệnh nhân phong. Dần dần chẳng thấy ai bảo bà điên nữa, thay vào đó là một từ "lung linh" hơn rất nhiều: Bà tiên.

Chuyện tình lãng mạn của hai bệnh nhân phong

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, sự ghẻ lạnh của cộng đồng, họ tìm đến nhau với bằng sự đồng cảm và tình yêu chân thành.