Tranh cãi gay gắt vụ 100 teen bị rời lớp vì quần ống hẹp

Tranh cãi gay gắt vụ 100 teen bị rời lớp vì quần ống hẹp

Thứ 6, 16/08/2013 | 08:33
0
Trên các diễn đàn, mạng xã hội, sự việc này đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi với hai luồng ý kiến trái chiều.

Sự việc trường THPT Hà Huy Giáp ở TP. Cần Thơ buộc gần 100 học sinh về nhà thay trang phục vì mặc quần ống hẹp nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận, và nảy sinh hai luồng ý kiến trái chiều trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Trang phục thể hiện ý thức

Tuy nhiên, nhiều thành viên lại tỏ thái độ ủng hộ với cách xử lý của nhà trường. Chàng trai Trần Tùng cho rằng: “Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em. Vì vậy, việc nhà trường nghiêm khắc trong trang phục của học sinh là điều dễ hiểu. Điều đó giúp các em xây dựng tính kỷ luật, nề nếp”.

Đồng quan điểm, thành viên Saigonthang8 nhấn mạnh quy định này nhà trường đã ban hành và thực hiện được 4 năm, không hề mới mẻ, xa lạ với học sinh. Hơn nữa, trong môi trường giáo dục, trang phục không phải là chuyện nhỏ bởi điều đó thể hiện ý thức, thái độ của học sinh. Vì vậy, việc các em vi phạm chứng tỏ sự vô kỷ luật và cầm xử lý nghiêm.

Còn bạn Aika cũng cho rằng: “Cần nhìn nhận sự việc ở góc độ các học sinh đã không tuân thủ theo quy định của nhà trường là không đúng. Bất cứ môi trường nào cũng cần có nguyên tắc và các thành viên phải tuân theo thì mới có thể đảm bảo sự công bằng, nghiêm túc. Nếu không làm được điều đó, nhà trường sẽ trở nên lộn xộn, không thể quản lý, giáo dục. Giả sử, học sinh cho rằng quy định đó không cần thiết thì nên đề đạt nguyện vọng để các thầy cô xem xét thay vì vi phạm”.

Hơn nữa, việc học sinh mặc đồng phục đến trường còn tạo nên hình ảnh đẹp, trong sáng, đúng với lứa tuổi của các em.

Để bảo vệ quan điểm của mình, thành viên này còn đưa ra ví dụ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc vẫn yêu cầu học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Bởi quy định này vừa giúp rèn luyện tính nghiêm túc, tuân thủ nội quy, vừa thể hiện sự bình đẳng giữa tất cả các học sinh với nhau. Còn việc phát huy sự sáng tạo của học sinh nên thể hiện trong các hoạt động khác.

Quy định cứng nhắc

Trong đó, rất nhiều ý kiến cho rằng việc “đo ống quần học sinh” của nhà trường quá cứng nhắc, không cần thiết. Thậm chí có bạn còn ví quy định này là… luật rừng, kỳ quái.

Một thành viên trên diễn đàn webtretho cho rằng: “Nhà trường nên quan tâm đến việc giảng dạy chứ không nên quá chú trọng vào những tiểu tiết nhỏ như vậy. Miễn sao các em mặc đồng phục đúng áo trắng quần xanh đeo thắt lưng đen là được”.

Bạn Linhdang còn thể hiện thái độ phản đối kịch liệt khi cho rằng: “Đây là việc làm không cần thiết và dường như còn vi phạm quyền tự do cá nhân của học sinh. Hơn nữa, nếu nhà trường cho rằng việc mặc đồng phục để tránh tình trạng phân biệt giàu nghèo thì là điều hoàn toàn không thể. Bởi việc phân biệt này còn được thể hiện qua thái độ, cách ứng xử chứ không chỉ thông qua bộ quần áo. Bên cạnh đó, việc phân biệt giàu nghèo là chuyện khó tránh khỏi trong mọi lứa tuổi, môi trường".

Từ sự việc này, nhiều thành viên còn thể hiện quan điểm về việc đa số các trường phổ thông đều bắt buộc học sinh mặc đồng phục.

Thành viên Cauvong cũng băn khoăn: “Đi học thì phải tập trung vào việc học chứ để ý đến quần áo của các bạn khác rồi tự ti, suy nghĩ để làm gì? Hơn nữa, nếu nhà trường xây dựng tư duy cào bằng, ai cũng như ai liệu có tốt cho các em học sinh”.

Còn Lan Anh chia sẻ: “Mình không nghĩ đồng phục sẽ giúp học sinh tự tin, cảm thấy bình đẳng như các bạn. Mình cho rằng chỉ cần các em không mặc đồ hở hang, gọn gàng, lịch sự là được. Hơn nữa, vốn dĩ chúng ta sinh ra không ai giống ai, điều đó làm xã hội muôn màu. Vì vậy, bề ngoài dù có khác biệt cũng chưa chắc đã là hư đốn. Thiết nghĩ, điều cốt lõi nhà trường nên giáo dục các em đó là sống tốt và tôn trọng lẫn nhau”.

Bên cạnh việc đồng tình với quan điểm này, chàng trai Thanh Tùng còn lo ngại về việc nhiều trường phổ thông yêu cầu học sinh mỗi năm thay đồng phục một lần gây tốn kém cho các bậc phụ huynh. Hơn nữa chất lượng của một số bộ trang phục không tốt còn gây khó chịu cho các em.

Bên cạnh việc tranh luận sôi nổi xung quanh quy định này, sự việc còn khiến nhiều bạn trẻ nhớ lại thời cắp sách cũng từng phải mang cặp chữ nhật màu đen, mặc quần màu xanh dương đậm, không được đeo 2, 3 khuyên trên 1 tai, trang sức đắt tiền hay trang điểm khi đến trường…

Theo Tri thức

'Không nên đuổi học sinh về thay quần ống hẹp'

Thứ 5, 15/08/2013 | 19:25
Trước thông tin Trường THPT Hà Huy Giáp ở huyện Cờ Đỏ buộc học sinh quay về nhà thay quần ống hẹp, phải mặc quần ống rộng đến lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ tổng kiểm tra các trường còn lại để chấn chỉnh.

Gần trăm học sinh bị đuổi khỏi lớp vì mặc quần ống hẹp

Thứ 4, 14/08/2013 | 22:23
Siết chặt nội quy áp dụng từ 4 năm nay, Trường THPT Hà Huy Giáp ở TP Cần Thơ buộc gần 100 học sinh ra khỏi lớp, về nhà thay trang phục vì mặc quần ống hẹp.

Thủ tướng Đức dạy lịch sử cho học sinh lớp 12

Thứ 5, 15/08/2013 | 15:06
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 13-8 đích thân đứng lớp một tiết dạy lịch sử cho học sinh lớp 12 nhân dịp kỷ niệm 52 năm xây dựng bức tường Berlin.

Cấp chứng chỉ an toàn giao thông cho học sinh

Thứ 5, 08/08/2013 | 09:08
Đây là một nội dung trong chương trình phối hợp tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2013 - 2018 giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ GD-ĐT vừa được ký kết.

Ép học sinh rời trường vì... mặc nhầm quần

Thứ 6, 02/08/2013 | 15:01
Một học sinh chuyên Hóa của trường chuyên nổi tiếng Lê Quý Đôn (Nha Trang, Khánh Hòa) đã phải cay đắng rời trường chỉ vì mặc nhầm quần đồng phục của bạn cùng nội trú. Do quá uất ức, em đã mua thuốc ngủ về định tự tử.

Kiện trường học vì đủ lý do 'xử ép' học sinh

Chủ nhật, 28/07/2013 | 13:58
Việc cấm học sinh hẹn hò đồng giới, ép nữ sinh dùng toilet nam hay ép tắm một bé trai… đã khiến các bậc phụ huynh tức giận và khởi kiện những trường này ra tòa.