Trao

Trao "liều thuốc" đáng giá ở Syria, Nga-Iran "tọa sơn" chờ Thổ Nhĩ Kỳ "tương tàn" với Mỹ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 30/09/2019 | 20:00
0
Nga và Iran sẽ nhắm mắt làm ngơ trước một chiến dịch sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd, hoặc thậm chí sẽ thúc đẩy điều này xảy ra.
Tiêu điểm - Trao 'liều thuốc' đáng giá ở Syria, Nga-Iran 'tọa sơn' chờ Thổ Nhĩ Kỳ 'tương tàn' với Mỹ?

Nga-Iran có thể đồng ý với quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người Kurd.

Thỏa thuận không vui với Mỹ

Bước đột phá trong việc thành lập ủy ban hiến pháp Syria đã làm lu mờ các chủ đề khác được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh gần đây giữa các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara.

Ngoài thành công về thành lập ủy ban hiến pháp, nhiều người đã quên mất rằng, ba vị Tổng thống cũng đã hoãn lại chiến dịch quân sự toàn diện nhằm vào Idlib, cho Thổ Nhĩ Kỳ một cơ hội khác để “thanh tẩy” khủng bố tại thành trì phiến quân cuối cùng của Syria, nổi bật trong đó là nhóm Hayat Tahrir al-Sham, có liên hệ với al-Qaeda.

Quân đội Syria và Nga cũng sẽ giám sát lệnh ngừng bắn ở Idlib, giảm nguy cơ dòng người tị nạn ồ ạt tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cả hai vẫn nhắm đến việc chiếm lại các đường cao tốc M4 và M5 trọng điểm, cùng với toàn bộ các vùng nông thôn Idlib vào cuối năm nay.

Hội nghị đã đồng ý để đảm bảo rằng 12 trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ nằm rải rác ở tỉnh Idlib không bị nhắm mục tiêu.

Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib ở trên không phải là mới. Về cơ bản, nó đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp một năm trước. Nhưng thỏa thuận này đã phải làm mới lại sau những bất đồng gần đây.

Tổng thống Erdogan được cho là sẽ hoàn thành công việc “dọn dẹp” ở Idlib vào trung tuần tháng 10/2018. Tuy nhiên, ông đã trễ hẹn sang tận năm nay, khi mải mê tập trung vào các khu vực người Kurd - nơi nhà lãnh đạo Ankara coi là mối đe dọa an ninh hàng đầu của đất nước.

Tổng thống Erdogan đã lên kế hoạch quân sự nhằm vào các khu vực người Kurd kể từ tháng 12 năm ngoái, nhưng rồi cũng liên tục bị trì hoãn vì những thông điệp mâu thuẫn mà ông nhận được từ chính quyền Donald Trump – quốc gia chưa biết là muốn ở lại Syria hay rời đi.

Ông Erdogan chờ đèn xanh từ người Mỹ để tiến hành chiến dịch chống lại người Kurd, nhưng điều đó không bao giờ đến, buộc ông phải quay sang hai nhà đồng cấp Putin và Rohani trong cuộc họp ở Ankara.

Vào mùa Hè vừa qua, chính quyền Trump khẳng định, họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hoạt động nào của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd ở Syria, lực lượng vốn được coi là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng được thông báo rằng ông sẽ chỉ nhận được một phần vùng an toàn theo ý muốn của mình dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hình dung về một vùng đệm rộng không dưới 460km và sâu 32km, một khu vực không có người Kurd, nơi ông có thể di dời hàng triệu người tị nạn Syria ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng người Mỹ lại chỉ đồng ý với một khu an toàn rộng 80km, sâu 14km và không có bất kỳ áp lực nào đối với người Kurd ở Syria. Mặc dù đồng ý tuần tra nhưng quân đội Mỹ tuyên bố, nhiệm vụ của họ là theo dõi sự trở lại của khủng bố IS, thay vì săn lùng dân quân người Kurd.

Trông chờ vào Nga, Iran

Tiêu điểm - Trao 'liều thuốc' đáng giá ở Syria, Nga-Iran 'tọa sơn' chờ Thổ Nhĩ Kỳ 'tương tàn' với Mỹ? (Hình 2).

Kế hoạch giữ lại quân ở Syria của Tổng thống Trump có thể phải cân nhắc lại.

Tại hội nghị thượng đỉnh Ankara ngày 16/9, Tổng thống Erdogan đã bày tỏ sự không hài lòng với những gì người Mỹ đang đề xuất. Ông muốn xem liệu hai người đồng cấp Putin và Rohani có thể đưa ra một đề nghị tốt hơn hay không.

Tờ Asharq Al-Awsat mới đây đưa tin, Tổng thống Erdogan đã giao ước đến đầu tháng 10, cảnh báo sẽ hành động đơn phương với người Kurd nếu hai đối tác không giúp đỡ mình.

Vì những lý do rất khác nhau, cả ba vị tổng thống đều không hài lòng với người Mỹ và quyết tâm thực hiện các dự án tương lai của họ ở Syria – một điểm chung chắc chắn sẽ cho thấy suy nghĩ của họ về người Kurd theo cách tiêu cực.

Điều mà Nga-Thổ-Iran muốn hướng tới nhất ở hội nghị Ankara là tiếp tục tiến trình hòa bình Astana, một định dạng ba bên mà người Mỹ không có phần tham gia. Đó là đứa con tinh thần của Tổng thống Vladimir Putin.

Chính vì điều này, tờ Arab Weekly cho rằng, Nga và Iran sẽ nhắm mắt làm ngơ trước một chiến dịch sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd, hoặc thậm chí sẽ thúc đẩy nó. Hai bên kỳ vọng bước đi như vậy sẽ gây ra sự bối rối và làm suy yếu quyết định để lại 200 lính Mỹ của ông Trump ở Syria.

Ngoài ra, các bên sẽ cùng nhau xem xét lại thỏa thuận Adana năm 1998 mà ông Putin từng nêu ra với người đồng cấp Erdogan vào tháng 2 năm ngoái. Thỏa thuận Adana đã xuất hiện trở lại tại hội nghị thượng đỉnh Ankara, lần này với sự vận động thêm từ Rohani.

Thỏa thuận này sẽ mang lại cho Tổng thống Erdogan một khu vực an toàn khác hợp lý hơn ở Syria, mà trong đó quân đội Syria và Nga sẽ có trách nhiệm phải làm sạch biên giới khỏi mối đe dọa đến từ người Kurd.

Theo đó, thỏa thuận năm 1998 xác định rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến xa tới 5km vào lãnh thổ Syria để đuổi theo phe ly khai người Kurd, nếu như trước đó người Syria không thực hiện được điều này.

Vùng 5km đó có thể được mở rộng thông qua việc sửa đổi thỏa thuận ban đầu, đạt tới 14-15km, tương đương với những gì người Mỹ đưa ra. Sự khác biệt duy nhất là, thông qua người Mỹ, Tổng thống Erdogan không thể theo đuổi người Kurd nhưng thông qua vùng an toàn của người Nga, người Iran và người Syria - ông có thể.

Tổng thống Putin cũng đề nghị triển khai quân đội Nga dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ như vùng đệm đôi cho Tổng thống Erdogan. Điều này nếu xảy ra cũng sẽ yêu cầu sửa đổi thỏa thuận năm 1998.

Với lựa chọn như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một thỏa thuận hợp lý hơn so với Mỹ, đồng thời giải quyết được một trong những cơn đau đầu về vấn đề người Kurd để có thể tiếp tục xử lý bế tắc ở Idlib.

Nga sẵn sàng bán S-400 nhưng Iran "hờ hững" bất ngờ

Thứ 7, 28/09/2019 | 16:13
Nga đã sẵn sàng cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Iran, nhưng đối tác này chưa lên tiếng hỏi mua.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.