Trung Quốc ‘đầu độc’ Hoa Đông

Trung Quốc ‘đầu độc’ Hoa Đông

Thứ 6, 14/06/2013 | 15:07
0
Theo Báo cáo môi trường Trung Quốc năm 2012 của Bộ Bảo vệ môi trường nước này, 80% diện tích mặt nước ở ngoài khơi biển Hoa Đông, giáp tỉnh Chiết Giang đã bị ô nhiễm nặng do hứng chịu các chất thải công nghiệp từ chính các nhà máy địa phương dưới sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng.

Bản báo cáo trên được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin hôm 12/6. Theo đó, chất lượng nước đo được ở khu vực này thấp hơn mức 4. Đây là mức thấp nhất trong bốn thang đo chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Với kết quả này, vùng nước ngoài khơi biển Hoa Đông giáp tỉnh Chiết Giang cũng có chất lượng tồi tệ nhất trong bốn vùng biển lớn tiếp giáp Trung Quốc.

Việt Nam Xanh - Trung Quốc ‘đầu độc’ Hoa Đông 
Bộ Bảo vệ môi trường nước này cho hay so với mức tiêu chuẩn, tỷ lệ đồng phát hiện trong phần lắng cặn nước biển xung quanh cảng Hương Sơn, vịnh Nhạc Tình và cửa sông Cửu Long đã vượt 41%, 50% và 25%. Báo cáo cũng công bố tình trạng nhiễm độc cadimium đang ở mức đáng báo động ở vùng nước tại các cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu.
 
Theo CCTV, tỉnh Chiết Giang có bờ biển dài khoảng 6.500 km. Người dân sống tại khu vực này chia sẻ đây từng là vùng giàu nguồn lợi hải sản, nhưng nay gần như đã cạn kiệt vì tình trạng ô nhiễm nặng nề. Thậm chí, Nhạc Tình còn bị liệt vào danh sách tám khu vực nhiễm độc kim loại nặng nhất cần giám sát thường xuyên của Trung Quốc.
 
Cũng chính vì tình trạng này mà trong những năm gần đây, rất nhiều người dân địa phương đã không ăn bất cứ loại hải sản đánh bắt ở đây. Họ cáo buộc các nhà máy điện, xưởng đóng tàu và các công ty hóa chất hoạt động tại đây đã thẳng tay xả các chất thải công nghiệp ra biển mà không qua xử lý.
 
Điều này một lần nữa minh chứng cho các đánh giá của những nhà nghiên cứu môi trường châu Á rằng Trung Quốc là một trong ví dụ điển hình cho sự phát triển không bền vững và hậu quả, cả thế giới sẽ cùng phải đối mặt với những bãi rác khổng lồ này trong tương lai.
 
Việt Nam cũng là một trong những nước đi sau Trung Quốc khi đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường. Tại lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cảnh báo hiện nay trên 60% chất thải sinh hoạt ở nông thôn, 16% chất thải sinh hoạt ở đô thị chưa được thu gom, xử lý. Trên 60% trong số 1 triệu m3 nước thải mỗi ngày ở các khu công nghiệp xả thẳng ra môi trường. Hầu hết nước thải các đô thị không được xử lý, xả ra sông.

Theo Songmoi.vn
 

Trung Quốc: Nước sông ô nhiễm khiến hải sản cũng biến mất

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:22
Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc khẳng định hơn 80% diện tích nước tại khu vực biển Hoa Đông gần tỉnh Chiết Giang bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp từ các dòng sông đổ ra. Ô nhiễm nước khiến ngư dân điêu đứng bởi hải sản hầu như biến mất.

Chìa khóa giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:00
Trước những tác động tiêu cực tới môi trường như gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất, không khí với sự gia tăng các chất thải rắn nguy hại, khu công nghiệp (KCN) được xem là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Ô nhiễm môi trường nước ở Đà Lạt: Nỗi lo lớn dần

Thứ 3, 11/06/2013 | 14:29
Tại Đà Lạt, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tổ chức báo cáo thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch chung khu du lịch Tuyền Lâm, khu du lịch được xem là “Đà Lạt thứ hai của Lâm Đồng”.

Bao giờ dân bớt khổ vì ô nhiễm?

Thứ 3, 11/06/2013 | 09:31
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm Công nghiệp Phước Long, quận 9, TP HCM tồn tại đã nhiều năm nhưng cơ quan chức năng không xử lý đến nơi đến chốn.

Nam Định: Kênh mương 'chết đen' vì ô nhiễm

Thứ 2, 10/06/2013 | 09:06
Từ nhiều năm trở lại đây, tình trạng rác thải sinh hoạt, xác gia súc, gia cầm chết tràn lan dọc kênh mương thoát nước đoạn qua xóm Đông, thôn Phong Lộc, xã Nam Phong, thành phố Nam Định đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân nơi đây phải sống chung với các loại rác thải, mùi hôi thối, nồng nặc và khó chịu.