Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Thứ 7, 27/07/2013 | 20:05
0
"Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga rất thích hợp cho chống hạm, săn ngầm ở Biển Đông, được gọi là lỗ đen đại dương, không thể coi thường" - Báo Tân Hoa Xã, Trung Quốc bình luận.

Tân Hoa xã ngày 21/7 đăng bài viết cho rằng, theo thống kê của tổ chức uy tín quốc tế, trong 10 năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có ít nhất 9 quốc gia và khu vực thực hiện 18 chương trình chế tạo tàu ngầm, liên quan tới 83 tàu ngầm, trong đó ít nhất có 1 nửa là tàu ngầm AIP.

Cùng với việc tranh chấp quyền lợi biển ngày càng gay gắt, những năm gần đây, các nước xung quanh Trung Quốc ra sức tìm cách tăng cường thực lực quân sự của mình, đặc biệt là thực lực hải quân. Trong đó, không ít quốc gia rất chú trọng xây dựng lực lượng tàu ngầm và có xu thế chạy đua với nhau.

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam
Tàu ngầm tấn công thông thường lớp Harushio Nhật Bản.

Nhật Bản: Tàu ngầm có thời gian phục vụ ngắn, kiểu loại mới

Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, năng lực công nghiệp quân sự của Nhật Bản hầu như bị phá hủy toàn bộ, do bị hạn chế bởi "Hiến pháp hòa bình" và các điều ước quốc tế, họ chỉ có thể phát triển tàu ngầm động cơ thông thường.

Mấy chục năm qua, Nhật Bản đã "luyện" đủ "công phu" trên phương diện này, đến nay, nước này đã trở thành một trong những quốc gia có công nghệ tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất thế giới.

Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã chế tạo tổng cộng 8 loại tàu ngầm gồm các lớp Hayashio, Natsushio, Ohshio, Asashio, Uzushio, Yuushio, Oyashio cùng với lớp Soryu trang bị động cơ AIP mới nhất.

Hiện nay, Hải quân Nhật Bản tổng cộng có 3 lớp 18 chiếc tàu ngầm, gồm 5 tàu ngầm lớp Soryu, 11 tàu ngầm lớp Oyashio và 2 tàu ngầm lớp Harushio.

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 2).
Tàu ngầm lớp Oyashio Nhật Bản đang trở về quân cảng

Với tính chất là chủ lực của tàu ngầm Nhật Bản, lớp Oyashio là một trong những tàu ngầm thông thường có lượng giãn nước lớn nhất thế giới hiện nay, lượng giãn nước khi lặn đạt 3.000 tấn.

Tàu ngầm lớp này có năng lực đồng thời dẫn đường cho 6 quả ngư lôi tấn công các mục tiêu trên và dưới mặt nước, đồng thời trang bị tên lửa chống hạm phóng ngầm Harpoon và ngư lôi dẫn đường Type 89, điều này làm cho nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát dưới nước, chống hạm, săn ngầm và đặt mìn.

Tàu ngầm lớp Soryu bắt đầu đi vào hoạt động năm 2009, có lượng giãn nước khi lặn đạt 4.100 tấn, có thể là tàu ngầm thông thường lớn nhất thế giới hiện nay. Tàu ngầm này đã trang bị hệ thống AIP, làm cho thời gian lặn liên tục của nó có thể kéo dài khoảng 3 tuần.

Những năm gần đây, Hải quân Nhật Bản cơ bản tiến hành thay thế tàu ngầm cũ và mới theo phương thức mỗi năm cho nghỉ hưu 1 chiếc, đưa vào hoạt động 1 chiếc, vì vậy, thời gian phục vụ của tàu ngầm ngắn, loại cỡ mới.

Nhưng, hiện nay, Hải quân Nhật Bản đã chuẩn bị tăng số lượng tàu ngầm hiện có lên 22 chiếc, cộng với 2 tàu dùng để huấn luyện, số lượng tàu ngầm sở hữu sẽ đạt 24 chiếc.

Lần này, Nhật Bản mở rộng quy mô lực lượng tàu ngầm chính là muốn tăng cường ưu thế trong lĩnh vực tàu ngầm thông thường, lấy mô hình "kết hợp số lượng và chất lượng", nâng cao năng lực kiểm soát dưới nước của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hàn Quốc: Đi lên từ tàu ngầm Đức

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 3).
Tàu ngầm động cơ AIP lớp 214 của Hải quân Hàn Quốc.

Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Hải quân Hàn Quốc mới bắt đầu thành lập lực lượng tàu ngầm có ý nghĩa chiến đấu thực tế, nhưng tốc độ phát triển của nó gây chú ý, có ưu thế của "người đi sau".

Gần dây, Hàn Quốc đã đặt mua 9 tàu ngầm lớp 209 Type 1200 của Đức, ở Hàn Quốc được đặt tên là tàu ngầm lớp Chang Bogo Type KSS-I. Lượng giãn nước khi lặn của tàu ngầm lớp này là 1.200 tấn, có thể mang theo 14 quả ngư lôi hoặc 28 quả thủy lôi, trong đó 3 chiếc còn trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.

Để tiếp tục tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước, cuối thế kỷ trước, Hàn Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển "hải quân biển xa", đồng thời tháng 11/2000 đã mua sắm 3 chiếc tàu ngầm AIP lớp Type 214 của Đức, sau đó đã tự chế tạo 6 chiếc, chúng được đặt tên là tàu ngầm lớp Sohn Won-il Type KSS-II.

Tàu ngầm lớp này áp dụng công nghệ pin nhiên liệu, có thể lặn liên tục 15-21 ngày, có thể đồng thời bám theo 25 mục tiêu và có thể đồng thời tấn công 8 mục tiêu trong số đó. Tàu ngầm này trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể phóng các loại ngư lôi và tên lửa chống hạm phóng ngầm Harpoon, nhiều nhất một lần có thể mang theo 16 quả ngư lôi hạng nặng hoặc 25 quả thủy lôi.

Hải quân Hàn Quốc còn chuẩn bị tự nghiên cứu chế tạo 3 tàu ngầm kiểu mới KSS-III lượng giãn nước 3.500 tấn, đồng thời phát triển tàu ngầm mini mới KSS-500A có thể chống lại tàu ngầm mini của CHDCND Triều Tiên.

Tàu ngầm Type KSS-III là then chốt của xây dựng hiện đại hóa Hải quân Hàn Quốc, tàu ngầm này sẽ trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất để tăng cường năng lực răn đe đối với CHDCND Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên: Số lượng khả quan, có thuận lợi về điều kiện địa lý đặc biệt

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 4).
Tàu ngầm thông thường lớp R của CHDCND Triều Tiên, do Liên Xô chế tạo

Về số lượng, tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên không chỉ có thể đứng vị trí thứ hai ở châu Á, mà còn xếp hàng đầu thế giới.

Theo dự đoán của các cơ quan tình báo phương Tây, Hải quân Triều Tiên sở hữu 4 tàu ngầm động cơ thông thường lớp W và 22 tàu ngầm thông thường lớp R, còn có 29 tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ lớp Sang-O và tàu ngầm mini lớp Yugo với số lượng khả qua.

Nhưng về chất lượng, tình hình không được tốt như vậy. Tàu ngầm lớp W đã rất cũ kỹ, cơ bản không có năng lực chiến đấu. Tàu ngầm lớp R với tính chất là chủ lực của lực lượng tàu ngầm CHDCND Triều Tiên hiện nay, tuy không phải là mới, nhưng qua nhiều lần cải tiến, có năng lực tác chiến nhất định.

Phần trước của tàu ngầm này có 6 ống phóng ngư lôi 533mm, trang bị 12 quả ngư lôi; phần đuôi cũng có 2 ống phóng ngư lôi, trong ống phóng đặt 2 quả ngư lôi, một lần xuất kích mang theo nhiều nhất 14 quả ngư lôi 533mm hoặc 28 quả thủy lôi.

Bên ngoài cho rằng, CHDCND Triều Tiên có thể thiếu năng lực trang bị ngư lôi dẫn đường hoặc tự dẫn đường cho những tàu ngầm này, vì vậy năng lực săn ngầm, chống hạm của chúng có thể không lý tưởng lắm.

Nhưng, cũng có chuyên gia cho rằng, mặc dù những tàu ngầm này phần lớn là sản phẩm của thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng Hải quân Triều Tiên dựa vào điều kiện địa lý đặc biệt của vùng biển Triều Tiên, vẫn gây ra rất nhiều phiền phức cho Hải quân Hàn - Mỹ.

Việt Nam: "Lỗ đen đại dương" không thể coi thường

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 5).
Nga sẽ bàn giao 2 chiếc Kilo 636 cho Việt Nam năm 2013

Từ lâu, Việt Nam hoàn toàn không coi trọng lực lượng tàu ngầm, cũng không xem xét mua sắm tàu ngầm, nhưng những năm gần đây, nhu cầu phòng thủ biển đảo đã làm thay đổi tư duy này.

Cuối năm 2009, Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo Type 636M, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. Tàu ngầm lớp này có lượng giãn nước là 3.100 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể phóng ngư lôi, thuỷ lôi và tên lửa hành trình 3M-54 Club, rất thích hợp với thực hiện nhiệm vụ chống hạm, săn ngầm ở Biển Đông.

Tân Hoa Xã suy đoán và bình luận rằng: "Tàu ngầm này do có tính năng chạy êm ưu việt nên được NATO gọi là "lỗ đen đại dương", các chuyên gia cho rằng, năng lực của 6 tàu ngầm chạy êm này không thể coi thường.

Sau khi Hải quân Việt Nam được bàn giao toàn bộ những tàu ngầm này, dưới sự giúp đỡ của Nga, Nhật Bản, Ấn Độ thậm chí Mỹ, có thể trong 5-6 năm tới sẽ "tạo ra mối đe dọa to lớn".

Ấn Độ: Chương trình tàu ngầm hạt nhân kết hợp giữa thuê và chế tạo

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 6).
Tàu ngầm hạt nhân Chakra-2, Ấn Độ thuê của Nga

Hải quân Ấn Độ hiện đã trở thành lực lượng hải quân có thực lực mạnh nhất khu vực Nam Á, đồng thời đang tích cực mở rộng sức mạnh chiến lược tới khu vực Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư.

Hiện nay, Hải quân Ấn Độ sở hữu 14 tàu ngầm diesel, gồm 10 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và 4 tàu ngầm lớp 209 do Đức chế tạo, nhưng những tàu ngầm này đều đã lão hóa và sắp nghỉ hưu.

Tháng 4/2012, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula-II do Ấn Độ thuê của Nga đã bắt đầu đi vào hoạt động. Lượng giãn nước của tàu này là trên 12.000 tấn, trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 4 ống phóng ngư lôi 650mm, có thể phóng các vũ khí như tên lửa hành trình, năng lực tác chiến mạnh.

Thời gian thuê tàu ngầm lớp Akula-II là 10 năm, việc biên chế tàu ngầm này giúp cho Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 sở hữu tàu ngầm hạt nhân, kế tiếp sau Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc.

Để thay thế tàu ngầm lớp Kilo và lớp 209 cũ, hiện nay, Ấn Độ đang chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene dưới sự hỗ trợ của Pháp, đến năm 2015 sẽ bàn giao chiếc đầu tiên. Tàu ngầm lớp Scorpene mặc dù trọng tải không lớn, nhưng có thể giúp cho năng lực tác chiến dưới nước của Hải quân Ấn Độ tăng cương không nhỏ.

Tàu ngầm này trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể mang theo và phóng các vũ khí như ngư lôi hạng nặng dẫn đường "Cá mập đen", tên lửa chống hạm SM-39 Exocet, tổng số mang theo có thể đạt 18 quả.

Ấn Độ còn có chương trình tàu ngầm hạt nhân đầy tham vọng, muốn sở hữu 5 tàu ngầm hạt nhân trước năm 2020, trong đó 2 chiếc sẽ thuê của Nga, 3 chiếc còn lại do Ấn Độ tự chế tạo.

Do tầm phóng của tên lửa trang bị cho tàu ngầm hạt nhân nội địa Arihant chỉ là 700km, tuy có năng lực răn đe hạt nhân chiến lược nhất định, nhưng chỉ khi đến duyên hải của nước khác mới có thể phát huy tác dụng, cho nên rất khó sánh ngang với tàu ngầm hạt nhân của các nước lớn khác.

Chạy đua tàu ngầm trong khu vực

Tiêu điểm - Trung Quốc không dám coi thường tàu ngầm Kilo của Việt Nam (Hình 7).
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene Malaysia mua của Pháp - đã phóng thử tên lửa chống hạm Exocet ở Biển Đông

Ở các nước Đông Nam Á, Indonesia có 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type 209), là quốc gia sở hữu tàu ngầm hàng đầu của khu vực ASEAN, gần đây nước này còn ký hợp đồng mua 3 tàu ngầm Type 209 với Hàn Quốc.

Còn Singapore đã sớm mua 4 tàu ngầm lớp Challenger của Thụy Điển, sau đó lại mua 2 tàu ngầm AIP tiên tiến lớp Archer, từ đó xây dựng thành hạm đội tàu ngầm lớn nhất Đông Nam Á.

Malaysia đặt mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, đã được bàn giao toàn bộ, thậm chí đã phóng thử tên lửa chống hạm Exocet ở biển Đông, đẩy cuộc chạy đua tàu ngầm khu vực lên cao trào. Được biết, Thái Lan cũng chuẩn bị mua ít nhất 4 tàu ngầm, nhưng hiện còn chưa quyết định cuối cùng sẽ mua của nước nào.

Nhìn vào xu thế phát triển hiện nay, cuộc chạy đua vũ trang tàu ngầm của các nước châu Á - Thái Bình Dương đã có xu thế ngày càng quyết liệt.

Theo thống kê của các tổ chức có uy tín quốc tế, trong 10 năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có ít nhất 9 quốc gia và khu vực thực hiện 18 chương trình chế tạo tàu ngầm, liên quan tới 83 tàu ngầm, trong đó ít nhất có một nửa đều là tàu ngầm AIP.

Theo Giáo dục Việt Nam

Nga khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ 5 cho Việt Nam

Thứ 5, 18/07/2013 | 08:22
Tờ Sdelanounas (Nga) đưa tin nhà máy đóng tàu Admiralty đã khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ 5 cho Việt Nam mang số hiệu HQ-186 Khánh Hòa.

Hình ảnh đưa cầu tàu dành cho tàu ngầm Kilo về Việt Nam

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:29
Tàu vận tải hạng nặng HHL Valparaiso đã vận chuyển 2 đoạn cầu tàu nổi sử dụng để neo đậu tàu ngầm Kilo từ Nga về Việt Nam, Livejournal cho hay.

Tàu ngầm Kilo sẽ tự bơi về Việt Nam

Thứ 6, 05/07/2013 | 14:33
Hai tàu ngầm phi hạt nhân Kilo của Việt Nam sẽ tự bơi về nước mà không cần tàu vận tải chuyên dụng chở chuyển giao.

Báo Trung Quốc tự tin về tàu ngầm đối đầu Kilo

Thứ 5, 04/07/2013 | 14:09
Vài ngày qua, truyền thông Trung Quốc bắt đầu mang tàu ngầm kiểu 039 của mình ra để so sánh với tàu ngầm Kilo, nhưng sự so sánh ở đây dường như là khập khiễng.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam hoàn thành kiểm tra cấp nhà nước

Thứ 4, 03/07/2013 | 08:38
Chiếc thứ 2 trong số 6 tàu ngầm của dự án Kilo do Việt Nam đặt hàng vừa kết thúc thành công giai đoạn thử nghiệm trên biển cấp nhà máy và cấp nhà nước.

S-20: Bản copy hoàn hảo tàu ngầm Kilo của Trung Quốc

Chủ nhật, 30/06/2013 | 20:42
S-20 là một thiết kế tàu ngầm diesel-điện mới nhưng lại có dáng dấp giống hoàn toàn với tàu ngầm Kilo mà Nga phát triển.

'Mãnh hổ' Kilo Việt Nam ra uy thế nào?

Thứ 2, 24/06/2013 | 22:02
Mục tiêu của tàu ngầm bao gồm tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, các chiến hạm chống ngầm... Và đương nhiên cả các khu căn cứ hải quân, hải cảng, mục tiêu cố định trên mặt đất.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.