Trung Quốc-Philippines 'nóng' vì dầu khí Biển Đông

Trung Quốc-Philippines 'nóng' vì dầu khí Biển Đông

Thứ 2, 22/07/2013 | 08:27
0
Bất chấp nỗ lực khu vực nhằm thiết lập bộ qui tắc ứng xử (COC), nguy cơ xung đột vũ trang đang gia tăng trở lại ở Biển Đông.

Căng thẳng gia tăng đột biến

Căng thẳng Trung Quốc-Philippines đã tăng đột biến những tuần gần đây, khi hai bên tranh giành quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây, chốt chặn cho Bãi Cỏ Rong được cho ra có rất nhiều dầu khí ở Biển Đông.

Một năm sau khi Trung Quốc và Philippines đối đầu ở bãi cạn Scarborough, Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc gọi là  Ren'ai, còn Philippines gọi là Ayungin) đã nổi lên thành một điểm nóng mới ở Biển Đông.

Bãi cạn bị tranh chấp này cách đảo Palawan của Philippines 168 km về phía tây và cách bờ biển Trung Quốc gần 965 km. Philippines đã chiếm đóng Bãi Cỏ Mây hơn một thập kỷ và lập luận rằng bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý  của nước này. Trong khi đó, phía Trung Quốc tuyên bố Philippines chiếm đóng Bãi Cỏ Mây một cách “bất hợp pháp”.

Để đánh dấu chủ quyền, một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines đã đồn trú trên chiếc tàu bệnh viện hoen gỉ BRP Sierra Madre mà Manila cố tình để mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây hô trong năm 1999. Kể từ cuối tháng 5/2013, một đội tàu của Trung Quốc – trong đó có một tàu khu trục hải quân - đã bao vây đơn vị thủy quân lục chiến Philippines, dẫn đến buộc rằng Trung Quốc đã cố tình bị chặn đường tiếp tế cho đơn vị này.

Tiêu điểm - Trung Quốc-Philippines 'nóng' vì dầu khí Biển Đông

Biểu tinh phản đối Trung Quốc ở Philippines.

Ngày 21/6, Trung Quốc tuyên bố việc Philippines chiếm Bãi Cỏ Mây là “bất hợp pháp”. Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra tuyên bố 8 điểm, cáo buộc hành động khiêu khích của Trung Quốc đã làm cho nước này "không thể" để tiếp tục cuộc đàm phán song phương về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ngay trong ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự “không hài lòng” trước việc Philippines “đóng cánh cửa đối thoại”.

Ván bài năng lượng

Đối với Philippines, việc duy trì kiểm soát Bãi Cỏ Mây không chỉ là vấn đề giữ gìn lãnh thổ. Bãi Cỏ Mây là một cửa ngõ quan trọng để tiến vào Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) hiện do Philippines chiếm đóng. Bãi Cỏ Rong nằm cách bờ biển của đảo Palawan 80 hải lý và được cho là có  trữ lượng dầu khí chưa được khai thác vào loại lớn nhất ở  Tây Thái Bình Dương.

Năm 1976, Philippines bắt đầu các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Cỏ Rong, bổ sung cho mỏ khí đốt Malampaya do tập đoàn Shell điều hành ở gần đó. Mỏ khí đốt Malampaya cung cấp 40-50% nhiên liệu cho việc sản xuất điện cho khu công nghiệp Luzon.

Với dự trữ khí đốt ước tính vào khoảng 100 tỷ mét khối, Bãi Cỏ Rong được Manila cho là rất quan trọng đối với an ninh năng lượng trong tương lai của Philippines. Philippines hiện nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu năng lượng và có nền kinh tế đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Do thiếu công nghệ khai thác và thiếu vốn, cho đến nay, Philippines vẫn dựa vào các công ty nước ngoài để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí ngoài khơi. Philippines đã dành quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong cho Sterling Energy (Mỹ) trong năm  2002 và Forum Energy có trụ sở ở Anh trong năm 2005.

Theo ước tính của Forum Energy, trữ lượng khí đốt ở Bãi Cỏ Rong vào khoảng 11 TCF (400 tỷ mét khối) và có khả năng “thay đổi cuộc chơi dầu khí” ở Biển Đông. Quốc.

Giữa năm 2012, ông Manny Pangilinan - chủ tịch Philex Petroleum Corp, chủ sở hữu phần lớn Forum Energy – lo ngại: “Nếu tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở phía chân trời, điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ của công việc khoan thăm dò và khảo sát của nước ngoài”. Tháng Giêng năm nay, với lý do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Forum Energy đã trì hoãn kế hoạch khoan hai giếng mới trong SC-72 đến năm 2015.

Trung Quốc tăng cường lực lượng ở Biển Đông

Có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường và củng cố vị thế để đối đầu với Philippines. Trong một thông báo hồi cuối năm 2012, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vạch  kế hoạch để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” - bao trùm các hòn đảo, rạn san hô thuộc Macclesfield, quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa. Đây là một mưu đồ mở rộng các công trình quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, tạo điều kiện cho hải quân và các lực lượng bán vũ trang hoạt động trên biển.

Phía Philippines đã ghi nhận tần suất và qui mô ngày càng tăng của tàu công vụ Trung Quốc – trong đó có  máy bay trực thăng hải quân và tàu khảo sát vũ trang – hoạt động ở các vùng biển đảo tranh chấp để tiến hành các hoạt động giám sát thường xuyên.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp là một sự luyện tập  tự nhiên để khẳng định chủ quyền "cố hữu" và "không thể chối cãi" ở Biển Đông. 

Đáp lại, Philippines tăng cường liên minh chiến lược với Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông. Philippines có ý định cho pháp các lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, theo qui chế không thường trực. Hồi tháng 6/2013, Mỹ tuyên bố cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm đánh chiếm các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Sau đó là cuộc tập trận chung CARAT giữa các lực lượng Mỹ và Philippines ở gần bãi cạn Scarborough, với sự tham gia của “soái hạm” BRP Gregorio del Pilar của Philippines và tàu khu trục mang tên lửa USS Fitzgerald (DDG-62).

Tại Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN (AMM-46) ở Brunei, các quan chức Trung Quốc và Philippines đã “khấu chiến” với nhau và kể từ đó, lập trường của hai bên đã trở nên cứng rắn hơn. 

Giữa lúc ASEAN đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp Biển Đông, nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Philippines đang hiển hiện ở phía chân trời.

Theo Kiến thức

Toàn cảnh đối đầu Trung Quốc - Philippines ở bãi Cỏ Mây - Trường Sa

Thứ 7, 25/05/2013 | 11:14
Manila tuyên bố sẽ chiến đấu “đến người cuối cùng” chống lại Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền trên vùng biển tranh chấp.

Nhật-Philippines 'hợp công', Trung Quốc 'sôi máu'

Thứ 7, 20/07/2013 | 15:12
Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm 18/7, tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo trong đó cảnh báo và chỉ trích không tiếc lời Philippines cũng như Nhật Bản.

Trung Quốc 'nổi điên' trước sự thách thức của láng giềng

Thứ 6, 19/07/2013 | 09:09
Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm qua (18/7), tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo trong đó cảnh báo và chỉ trích không tiếc lời Philippines cũng như Nhật Bản.

Philippines vạch trần sự dối trá, chây ì của Trung Quốc về Biển Đông

Thứ 5, 18/07/2013 | 10:32
Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố Philippines đã nói dối về các tranh chấp giữa 2 bên trên Biển Đông. Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra 8 luận điểm sắc bén để phản bác cáo buộc nói trên.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.