Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa

Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa

Thứ 2, 07/12/2020 | 15:14
0
Đền Kim Liên - trấn Nam Thăng Long thờ vị thần Cao Sơn Đại Vương. Câu chuyện kỳ bí về vị thần này hiển linh phù trợ cho vua Lê Tương Dực đến nay vẫn được kể lại.

Đô thị hóa làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của Hà Nội, cùng với đó, cuộc sống của người dân Hà Nội cũng nhộn nhịp hơn, vội vàng hơn. Thế nhưng, nếu bước chân vào đền Kim Liên (Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa), chúng ta sẽ được tận hưởng và chứng kiến một nếp sống chậm rãi.

Người dân Kim Liên coi đền là mái nhà lớn của cả làng, người già người trẻ cùng nhau tụ tập trong sân đền chơi cờ tướng hay cùng ngồi trò chuyện... Sự yên ấm của làng có được là nhờ sự che chở của vị thần Cao Sơn. Ngôi đền được biết đến là một ngôi đền thiêng, trấn giữ phía Nam trong hệ thống Thăng Long tứ trấn. 

Thần tích Cao Sơn Đại Vương lừng danh… hễ cầu tất ứng

Theo sử liệu tại đền, đền Kim Liên được xây dựng từ khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long để bảo vệ phía Nam kinh thành mới. Xưa vùng Kim Hoa (tên Nôm là Đồng Lầm) là vùng đầm lầy lội, chủ yếu là vùng trũng, đền được xây dựng trên một gò đất cao nhất vùng và thờ thần Cao Sơn Đại Vương cầu thần phù trợ cho việc canh tác, giảm bớt thiên tai cho người dân. 

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa

Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn Đại Vương.

Ông Phạm Gia Ngọc - Trưởng ban văn hóa xã hội phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội kể: “Cao Sơn Đại Vương tức Lạc tướng Vũ Lâm – con trai thứ 17 của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ngài theo cha lên núi và trở thành bộ tướng của Thánh Tản Viên (Sơn Tinh). Cao Sơn Đại Vương đã cùng Sơn Tinh đánh bại Thủy Tinh cứu giúp muôn dân mang lại sự bình yên, an lạc cho trăm họ. Khi Thục Phán định mang quân tiến đánh cướp nước ta, Cao Sơn Đại Vương đã cùng người em ruột thần Quang Minh chiếm giữ các nơi quan yếu chống trả quyết liệt với đội quân Thục Phán xâm lược, giữ vững đất nước của vua Hùng Duệ Vương. Trong các chuyến tuần thú, Lạc tướng Vũ Lâm (Cao Sơn Đại Vương) đã nhiều lần đánh dẹp giặc cướp, trừ khử thú dữ cho dân”.

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa (Hình 2).

Ông Phạm Gia Ngọc - Trưởng ban văn hóa xã hội phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Ông Ngọc cho hay, có một câu chuyện ly kỳ về việc thần Cao Sơn hiển linh phù trợ cho vua Lê Tương Dực mà đến nay vẫn được kể lại. “Năm 1509, khi Lê Uy Mục muốn lật đổ vua Lê Tương Dực, cướp ngôi, khiến đất nước lâm vào cảnh loạn lạc. Vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp vua Lý Thái Tổ, đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy có ngôi đền cổ ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. 

Vua Lê Tương Dực thấy lạ, nghĩ có thể là thần đón mình ở chỗ này nên sai sử thần làm lễ phù trợ, quả nhiên, chỉ sau 10 ngày giành lại ngai vàng. Đức vua cho củng cố triều đình nhà Lê, đồng thời nhớ đến ơn thần nên đã sai sử thần cùng quân dựng lại đền to, đẹp hơn ở phường Kim Hoa. Vua cho khắc bia và giao cho người dân ở đây báo đáp ơn thần giúp vua giành lại ngai vàng. Tấm bia do sử thần Lê Tung soạn năm Canh Ngọ - Hồng Thuận thứ ba (tức năm 1510) có nội dung: “Cao Sơn lừng danh/ Vòi vòi oai linh/ Hễ cầu tất ứng/ Ban khắp ơn lành/ Ban thời vận rủi/ Trời sinh Thánh Minh”.

Thú vị mâm cỗ 7 tầng dâng lên vị thần trấn phương Nam

Đến nay, bức bia này vẫn còn và được coi là di vật cổ nhất ở đền Kim Liên. Bức bia cao 2m43, rộng 1m57 và dày 22cm ghi toàn bộ bài minh mà vua đã cảm nhận được sự linh thiêng, phù trợ của thần Cao Sơn Đại Vương. Sau khi bia được dựng lên, nhân dân xây Miếu bao phủ bia. 

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa (Hình 3).

Cây si bao trùm cả miếu bia.

“Điều đáng chú ý của di vật này chính là trên Miếu nơi đặt tấm bia được bao quanh bởi rễ cây si cổ thụ. Phải chăng, đây là một điều lạ để lưu giữ tấm bia ghi công đức to lớn của Cao Sơn Đại Vương được trường tồn mãi mãi cùng thời gian? Sở Văn hóa Hà Nội đã giao cho nhân dân bảo tồn cây si và Miếu bia. Ngoài ra, trong đền còn có 39 đạo sắc phong (26 sắc phong thời Lê Trung Hưng, 13 sắc phong thời nhà Nguyễn)”, ông Ngọc cho hay.

Theo ông Ngọc, hiếm có nơi nào đình - đền là một. Lý giải về tấm biển đề bên ngoài: “Đền - đình Kim Liên”, ông Ngọc cho hay: “Đền là nơi thờ vị thần Cao Sơn Đại Vương. Sau này, đền trở thành nơi hội họp của làng xã để quyết định những công việc chính trong một năm nên trở thành trung tâm hành chính. Khi là trung tâm hành chính thì trở thành đình, đình thờ thành hoàng mà Cao Sơn Đại Vương là thần hoàng quản thổ (cao hơn thành hoàng), vừa là thần hoàng, vừa là người cai quản ở đất này nên đã đề nghị ghi: Đền - đình Kim Liên”.

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa (Hình 4).

Cổng đền Kim Liên bao gồm 5 cửa, nguyên xưa kia chỉ có 4 trụ biểu và 2 cổng phụ.

Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay đền Kim Liên không còn nguyên dạng (toàn bộ nhà bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại nhà hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ. Sau 2 đợt trùng tu lớn năm 2000 và 2010 (kỷ niệm 990 và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đền được tôn tạo, phục chế lại như ngày nay. 

Theo tiểu ban quản lý đền Kim Liên, xưa, trước đền là hồ Đồng Lầm rộng, sau thu hẹp lại thành hồ bán nguyệt như bây giờ. Cổng vào đền bao gồm 5 cửa, nguyên xưa kia chỉ có 4 trụ biểu và 2 cổng phụ. Trên cổng chính có bức hoành phi đề 3 chữ Kim Liên Từ (Đền Kim Liên). Trên 4 cột trụ có trang trí hình chim phượng chầu.

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa (Hình 5).

Đôi bên lan can có trang trí hình mây cuộn, ở giữa thềm có 2 con rồng đá, uốn lượn từ trên xuống.

Bước qua gian cổng là một sân rộng, sau đó đến nghi môn của đền. Từ sân lên nghi môn phải qua chín bậc thềm bằng đá, hai bên lan can có trang trí hình mây cuộn, ở giữa thềm có 2 con rồng đá, uốn lượn từ trên xuống song song với lan can hai bên nhưng cao hơn. Trước nghi môn có đặt một lư hương, phía trên có bức hoành phi Trấn Nam phương (nghĩa là trấn giữ phương Nam).

Văn hoá - Tứ trấn Thăng Long (kỳ 2): Kỳ bí về vị thần trấn Nam Thăng Long xưa (Hình 6).

Trong đền, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng.

Nghi môn là một tòa nhà 3 gian, mái lợp ngói ta, trên các cột trước và sau đều có câu đối ca ngợi công đức của thần Cao Sơn. Hai bên sân đền có 2 dãy nhà dùng làm nơi để đồ tự khí và bàn bạc của các cụ khi có công việc. Qua nghi môn, cách một khoảng sân nhỏ là đến bái đường, bái đường có 5 gian. Sau đó đến hậu cung, hậu cung là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam – Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh phu nhân.

Đền Kim Liên được bộ Văn hóa (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 9/1/1990. Hàng năm, vào ngày 16/3 âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội truyền thống, nghe lễ tế để báo đáp ơn thần.

Theo ông Ngọc cho hay, vào ngày hội, người dân dùng sản vật địa phương kết hợp với tài ẩm thực của người Hà Thành làm mâm cỗ 7 tầng (gồm xôi, bánh xu xê, bánh cốm, hoa quả, gà tạo hình người…) mang ra dâng cúng, thi cỗ để chấm điểm. Giá trị phần thưởng là chiếc khăn điều, dòng họ nào được chiếc khăn điều thì cả năm đó may mắn, tài lộc. Những cô gái ở tuổi trăng tròn được khiêng mâm cỗ mà có giải là điều tự hào của một năm. Thế nhưng, hiện nay, tục lệ bị mai một, còn rất ít người biết làm mâm cỗ 7 tầng, đó cũng là điều ông Ngọc tiếc nuối.

Mấy năm nay, ông Ngọc luôn nung nấu ý tưởng sẽ khôi phục lại mâm cỗ 7 tầng để dâng lên thần Cao Sơn Đại Vương. Chia tay, vị Trưởng ban Văn hóa Hã hội phường Kim Liên hẹn ngày nào đó khôi phục được cách nấu cỗ 7 tầng nhất định sẽ gọi chúng tôi về chiêm ngưỡng. 

Phong Linh - Hữu Thắng

Điểm lại những công trình kỷ niệm 1010 Thăng Long - Hà Nội

Thứ 5, 15/10/2020 | 07:00
Nhân dịp kỷ niệm 1010 Thăng Long – Hà Nội, nhiều công trình trọng điểm đã được triển khai, góp phần cho Thủ đô khang trang, sạch đẹp.

Bên trong đền Quán Thánh, một trong bốn ngôi đền “Thăng Long Tứ Trấn”

Thứ 3, 29/09/2020 | 10:00
Đền Quán Thánh là một trong bốn “Thăng Long Tứ Trấn” danh bất hư truyền. Hiện nay, đền Quán Thánh là một trong những điểm đến không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Di tích quốc gia bị xâm hại khi tu bổ, tôn tạo

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:48
Chủ đầu tư đã tự ý thay đổi một số hạng mục trong quá trình tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật quốc gia chùa Trà Phương ở huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

Trịnh Sảng lộ diện với vẻ ngoài khác lạ, sau ồn ào mất khả năng trả nợ

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Hình ảnh mới của Trịnh Sảng sau ồn ào mất khả năng trả nợ khiến nhiều khán giả ngạc nhiên với vẻ ngoài khác lạ.

“Người đàn bà khổ nhất màn ảnh” với cuộc hôn nhân 30 năm ngọt ngào, lãng mạn

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:45
“Người đàn bà khổ nhất màn ảnh Việt” – là biệt danh mà khán giả gọi NSƯT Minh Phương trong suốt nhiều năm. Thế nhưng ngoài đời NSƯT Minh Phương có cuộc hôn nhân gần 30 năm vẫn lãng mạn và ngọt ngào đáng ngưỡng mộ.

Hải Phòng: 4 điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 05:00
Lượng khán giả được mời tăng cao, địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật được thay đổi… là những điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Bất ngờ ngoại hình khác lạ của MC Quyền Linh ở độ tuổi 55

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:00
Hình ảnh MC Quyền Linh xuất hiện trước công chúng trông già nua với mái tóc và bộ râu dài. Diện mạo lạ của nam nghệ sĩ khiến khán giả không nhận ra.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”