Tục 'đa thê' ở vùng cao bao giờ chấm dứt?

Tục 'đa thê' ở vùng cao bao giờ chấm dứt?

Chủ nhật, 20/10/2013 | 07:49
0
Nằm cách trung tâm huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên chỉ khoảng 30km, xã vùng cao Xa Dung nổi tiếng khắp vùng vì đàn ông có nhiều vợ...
Âm thầm chảy qua nhiều thế hệ như con suối trong rừng, sự “hồn nhiên” của họ đã khiến cho tục “đa thê” đến nay vẫn chưa dứt bỏ được...
Nhiều con để làm rẫy...
Nghe có người hỏi chuyện về những người đàn ông trong xã có nhiều vợ, chị Vừa Thị Khua (SN 1964, nhà ở bản Xa Dung B) vô tư chỉ vào mình: “Chồng mình có hai vợ đấy. Mình là vợ hai”. Theo lời chị Khua, cách đây mấy chục mùa nương, ở tuổi trăng tròn, chị là một trong những cô gái đẹp nhất bản, đêm nào trai làng cũng đến thổi khèn hò hẹn. Rồi chị cũng chọn được người thương và cưới. Sống với nhau được hai mặt con, đùng một cái, chồng chị ngã bệnh mất sớm. Chị Khua buồn lắm. Nhưng chỉ được mấy năm, khi đã nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, có một ông người cùng bản tên là Chá Già Lử “để mắt” tới chị.
Khổ nỗi ông Lử lại đang yên bề gia thất và đã có ba đứa con. “Không sao mà! Mình ưng thì lấy nhau! Công khai chứ có phải lén lút gì đâu. Với lại vợ đầu mình nó cũng đồng ý vì nó không còn sinh được con trai cho mình mà. Người Mông mình có câu “mười gái không bằng một trai…”. Nghe ông Lử nói thế, chị Khua thấy xuôi xuôi cái tai nên đã cùng hai con dọn về ở chung một mái nhà với ông Lử cùng bốn mẹ con chị cả.
Thời gian cứ thế trôi đi, mới đó mà đã 16 mùa nương. Chừng ấy thời gian, chị Khua đã kịp sinh cho ông Lử thêm 5 đứa con (2 trai, 3 gái). Nghe chúng tôi hỏi về đại gia đình 11 người mà chị Khua là một trong những nhân vật chính, chị cười hồn nhiên: “Có thêm nhiều con, mình và chị cả cùng với chồng vất vả nhiều lắm mà vẫn không đủ ngô để làm mèn mén cho chúng nó ăn. Mấy đứa con chị cả phải nghỉ học lên nương để giúp người lớn kiếm thêm lúa, thêm ngô…”.
Tìm hiểu thêm gia cảnh “đặc biệt” của ông Lử, chúng tôi thấy một điều lạ là dù sống chung một mái nhà sàn, cuộc sống lại vất vả, khổ cực vì đông con, giữa chị Khua và bà cả vẫn không “bùng nổ chiến tranh”. Được hỏi bí quyết nào để “chỉ huy” được cả một “tiểu đội” trong ấm ngoài êm khi kinh tế gia đình thì ngày càng khó khăn, ông Lử nói lái sang “vấn đề kinh tế” như muốn đánh trống lảng chuyện tế nhị: “Trước đây nhà mình nuôi nhiều trâu lắm, lúa ngô không lúc nào thiếu.
Từ khi cưới vợ hai về, đàn con thi nhau ra đời, khó khăn lắm. Khổ nhất là bây giờ mình không có tiền để cho con đi học…”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Thế hai bà xã có cãi nhau không?”, đáp: “Không mà! Cùng khổ như nhau nên cái bụng chúng nó biết thương nhau”. Chúng tôi lại hỏi, biết có nhiều con thì cả hai vợ cùng khổ, sao đẻ nhiều thế, ông Lử rít một hơi thuốc lào, trầm ngâm: “Ở với nhau thì phải đẻ chứ! Đẻ để thêm người làm cái rẫy mà…”.
Khởi nguồn từ tục bắt vợ
Cùng xã, cùng kiếp chồng chung nhưng chị Lầu Thị Nhánh (32 tuổi, nhà ở bản Thẩm Mín) không may mắn như chị Khua trong chuyện “cơm lành, canh ngọt” với vợ trước của chồng mình. Thay vì sống nhẫn nhịn, cam chịu như hầu hết phụ nữ người Mông, hai người thường xuyên cãi lộn, thậm chí đánh nhau. Kể về hoàn cảnh của mình, chị Nhánh cho chúng tôi biết, năm 17 tuổi, chị lấy chồng, ở với nhau được một thời gian thì chồng bỏ.
Do ông Lầu Tùng Pó, ở cùng bản có tài văn nghệ, đàn hát, đã thế, nương lúa nhà Nhánh lại gần nhà ông Pó nên sau nhiều lần “chạm mặt”, hai người đã phải lòng nhau. Khổ là khi ấy ông Pó đã khá già, ngoài 50 mùa nương, lại đã từng có đến… 3 bà vợ và tổng số 11 đứa con, trong đó, hai vợ đầu đã chết, còn vợ ba thì vẫn còn sung sức lắm. Nhưng có hề gì, chỉ sau mấy cái chép miệng, một đám cưới với đủ lệ bộ theo phong tục của dân tộc Mông đã diễn ra và chỉ 3 năm sau (tính đến thời điểm hiện tại), bà tư của ông Pó, tức Lầu Thị Nhánh đã sinh thêm 4 người con.
Miền bắc - Tục 'đa thê' ở vùng cao bao giờ chấm dứt?
Một góc Xa Dung 
“Vì sao đàn ông người Mông thích có nhiều vợ?”, chúng tôi hỏi ông Pó. Cười hề hề, ông đáp: “Tại nó yêu mình thì mình yêu lại nó. Từ chối là mình có tội đấy. Chỉ cần “con mắt nó ưa, cái bụng nó chịu” là cưới mà…”. “Thế xã không phạt vì vi phạm Luật Hôn nhân gia đình à?”, “Có chứ! Mình bị phạt đấy. Mình cũng biết cưới nhiều vợ là sai nhưng người Mông mình cưới nhiều vợ là chuyện thường mà…”.
Khi được hỏi về việc “giải quyết chiến tranh” giữa hai bà vợ, ông Páo tỏ vẻ tự hào: “Mình là người hiểu biết(?) nên sau nhiều lần thấy chúng nó đánh nhau, liền gom góp tiền bạc làm thêm một căn nhà ở ngoài nương cho vợ út, nhường nhà lớn cho bà cả. Và lúc nào nhà có việc thì bà út mới về nhà”.
Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi ông Pó: “Có muốn cưới thêm vợ không?” thì nhận được câu trả lời hồn nhiên: “Muốn lắm chứ nhưng sợ Nhà nước không cho nữa”.
Biết pháp luật không cho phép
Men theo con đường uốn lượn quanh co, chúng tôi tìm gặp ông Lầu Chú Di, 61 tuổi, nhà ở bản Xa Dung A. Vừa nhìn các nhà báo “mắt chữ o, mồm chữ a” khi được biết vị tộc trưởng dòng họ Lầu này tính sơ sơ mới chỉ có… ba vợ, ông Di lẩm nhẩm như hồi tưởng về “một thời oanh liệt”: “Người Mông mình đã có thói quen bắt nhiều vợ từ đời cha ông rồi! Cái bụng thích vợ đẹp, vợ tốt là bắt, bất kể đã có mấy vợ. Xưa, trong dòng họ Lầu mình, đàn ông đều có 3 - 4 vợ và điều đó là niềm hãnh diện của gia đình…”.
Miền bắc - Tục 'đa thê' ở vùng cao bao giờ chấm dứt? (Hình 2).
Ông Di muốn đẻ nhiều con trai để đi nương
Theo trưởng tộc Di, đa thê là phong tục của người Mông từ rất lâu đời. Hiện, ở xã Xa Dung có hàng chục người đàn ông lấy hai vợ, tập trung vào những người từ 40 tuổi trở lên. Trước câu hỏi của chúng tôi rằng đó là những “câu chuyện cũ”, còn bây giờ là thời văn minh, pháp luật đã quy định một vợ, một chồng, ông Di lý sự: “Mình là tộc trưởng nên phải có con trai mà. Vợ cả chỉ có hai đứa con gái thì phải kéo thêm vợ chứ”. “Nhưng có thêm vợ hai, lại đẻ được con trai rồi, lại kéo thêm vợ ba Sồng Thị Mỵ để làm gì?”, chúng tôi hỏi. Nghe câu hỏi khó, ông Di gãi tai: “Tộc trưởng có thêm nhiều con trai thì càng tốt mà. Mình biết là không hay, làm vậy là khổ cho người phụ nữ và cuộc sống gia đình sẽ thêm khó khăn nhưng biết làm sao, tập tục lâu nay là vậy…”.
Miền bắc - Tục 'đa thê' ở vùng cao bao giờ chấm dứt? (Hình 3).
Hai bà vợ của ông Lầu Chú Di là bà cả Chá Thị Dua, bà hai Chá Thị Mỵ vẫn thường cùng đi nương
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Lầu Chú Di, một người đàn ông có ba vợ và 8 đứa con đã phần nào giải quyết được nguyên nhân tồn tại của “phong trào đa thê” ở Xa Dung. Đằng sau những “cái lý của người Mông”, tập tục lạc hậu về hôn nhân đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ “kết hợp” với nhiều yếu tố đặc thù về kinh tế - xã hội trên địa bàn đã khiến cho xã Xa Dung trở thành một “vương quốc đa thê”.
Đem câu chuyện này trao đổi với cán bộ tư pháp xã Xa Dung Lầu A Xá, ông chép miệng, thở dài: “Người dân vẫn biết lấy hai vợ là vi phạm pháp luật. Xã biết cả nhưng không làm gì được. Gọi lên ủy ban “góp ý” thì họ bảo từ bao đời nay, người Mông đã có phong tục như vậy. Bây giờ, biết là pháp luật không cho phép nhưng lỡ thương nhau nên vẫn phải lấy thêm về. Phạt tiền thì họ vui vẻ nộp rồi sau đó, vẫn về cưới vợ hai, vợ ba, bất chấp nhiều đứa trẻ ra đời không có giấy khai sinh, bất chấp chính quyền xã tốn nhiều công sức vận động, thuyết phục bãi bỏ…”.
Theo ông Xá, tập tục “đa thê” không những chỉ có ở xã Xa Dung mà còn tồn tại ở nhiều bản làng khác trong huyện Điện Biên Đông. Mặc dù cán bộ tư pháp hàng tháng, hàng quý đều tổ chức đi tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tập tục này, các Trưởng thôn đều được phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân và gia đình nhưng thay đổi một tập tục lâu đời không dễ, nhất là khi đồng bào nhận thức còn hạn chế.
“Nói vậy không phải chúng tôi đầu hàng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt tình trạng này bằng cách tiếp tục vận động tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu thôi…”, ông Xá nói trước khi chia tay với chúng tôi.
Theo Báo Công lý

Những tập tục hôn nhân chỉ có ở đồng bào Cơ Tu

Thứ 6, 16/08/2013 | 11:17
Nằm trên lưng chừng của dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Cơ Tu vẫn gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền rất riêng, mang đậm hơi thở của đại ngàn.

Những tập tục lạ của chiến binh Masai

Thứ 2, 18/03/2013 | 15:43
Hầu hết tất cả những người đàn ông Masai ở vùng thảo nguyên Đông Phi đều thiếu một chiếc răng cửa. Xâu lỗ tai và nhổ răng cửa được coi là những dấu hiệu trưởng thành của các chàng trai nơi đây. Khi bắt đầu đến tuổi trưởng thành, những thanh niên cùng độ tuổi sẽ được tập trung ở một bãi đất rộng.

8 tập tục tôn giáo kinh dị nhất thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:30
Bạn sẽ được "du ngoạn" qua một loạt các tập tục, những nền văn hóa đa dạng nhưng cũng không kém phần "kinh dị" và khó hiểu trên khắp thế giới. Từ việc ném con từ tòa tháp cao 15 m, mổ xẻ tử thi, rửa tội thay người chết cho đến lăn qua thức ăn thừa hay sư khỏa thân và dùng quạt lông công.

Lời đồn vô cớ tập tục chôn người chết cùng rắn độc

Thứ 6, 08/03/2013 | 14:31
Chùa Thác Rác (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) nằm sâu trong những khu rừng cao su gần đây bỗng trở nên nổi tiếng và huyền bí lạ thường khi được cho là nơi có khu mộ mà người chết được mai táng cùng rắn độc.

Những tập tục hôn nhân kỳ lạ nhất thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Thiếu nữ trước khi kết hôn phải biết hút thuốc, muốn lấy được chồng phải béo hay kỳ quặc hơn, không được đi vệ sinh trước khi cưới.... Đó là 1 trong nhiều tập tục hôn nhân đang tồn tại trên thế giới.

Những tập tục ghê rợn nhất thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Phong tục là nét đặc trưng riêng về văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục ăn sâu vào đời sống của nhân dân. Văn hóa phong tục giúp ta hiểu được tình cảm, tinh thần, quá khứ và hiện tại của dân tộc đó. Tuy nhiên cũng có những tập tục mà khi nghe xong, nhiều người vẫn còn cảm thấy... rùng mình.

Tập tục cắt cụt ngón tay của bộ tộc Dani ở Indonesia

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Trên thế giới có nhiều bộ tộc với những tập tục kỳ dị. Tuy nhiên, việc cắt cụt các ngón tay để thể hiện lòng xót thương đối với người chết là một tập tục kinh dị. Bộ tộc Dani ở Papua, Indonesia là một minh chứng sinh động cho việc này.

Những tập tục hôn nhân chỉ có ở đồng bào Cơ Tu

Thứ 6, 16/08/2013 | 11:17
Nằm trên lưng chừng của dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Cơ Tu vẫn gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền rất riêng, mang đậm hơi thở của đại ngàn.

Những tập tục lạ của chiến binh Masai

Thứ 2, 18/03/2013 | 15:43
Hầu hết tất cả những người đàn ông Masai ở vùng thảo nguyên Đông Phi đều thiếu một chiếc răng cửa. Xâu lỗ tai và nhổ răng cửa được coi là những dấu hiệu trưởng thành của các chàng trai nơi đây. Khi bắt đầu đến tuổi trưởng thành, những thanh niên cùng độ tuổi sẽ được tập trung ở một bãi đất rộng.

8 tập tục tôn giáo kinh dị nhất thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:30
Bạn sẽ được "du ngoạn" qua một loạt các tập tục, những nền văn hóa đa dạng nhưng cũng không kém phần "kinh dị" và khó hiểu trên khắp thế giới. Từ việc ném con từ tòa tháp cao 15 m, mổ xẻ tử thi, rửa tội thay người chết cho đến lăn qua thức ăn thừa hay sư khỏa thân và dùng quạt lông công.

Lời đồn vô cớ tập tục chôn người chết cùng rắn độc

Thứ 6, 08/03/2013 | 14:31
Chùa Thác Rác (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) nằm sâu trong những khu rừng cao su gần đây bỗng trở nên nổi tiếng và huyền bí lạ thường khi được cho là nơi có khu mộ mà người chết được mai táng cùng rắn độc.

Những tập tục hôn nhân kỳ lạ nhất thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Thiếu nữ trước khi kết hôn phải biết hút thuốc, muốn lấy được chồng phải béo hay kỳ quặc hơn, không được đi vệ sinh trước khi cưới.... Đó là 1 trong nhiều tập tục hôn nhân đang tồn tại trên thế giới.

Những tập tục ghê rợn nhất thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Phong tục là nét đặc trưng riêng về văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục ăn sâu vào đời sống của nhân dân. Văn hóa phong tục giúp ta hiểu được tình cảm, tinh thần, quá khứ và hiện tại của dân tộc đó. Tuy nhiên cũng có những tập tục mà khi nghe xong, nhiều người vẫn còn cảm thấy... rùng mình.

Tập tục cắt cụt ngón tay của bộ tộc Dani ở Indonesia

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Trên thế giới có nhiều bộ tộc với những tập tục kỳ dị. Tuy nhiên, việc cắt cụt các ngón tay để thể hiện lòng xót thương đối với người chết là một tập tục kinh dị. Bộ tộc Dani ở Papua, Indonesia là một minh chứng sinh động cho việc này.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.