Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta

Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
0
Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta có 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa với các phong tục tập quán riêng biệt. Vậy nên dù cùng đón Tết Nguyên đán nhưng mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những tục lệ riêng, vô cùng độc đáo và kỳ thú.

Người Lô Lô ăn trộm lấy may

Tục ăn trộm lấy may là một phong tục lâu đời và khá kỳ lạ tồn tại trong cộng đồng người Lô Lô. Sở dĩ họ ăn trộm vì quan niệm rằng vào năm mới, nếu ai đó mang về nhà được chút gì thì cả năm gia đình sẽ ăn nên làm ra.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta

Các thiếu nữ Lô Lô.

Người Lô Lô đi lấy may lặng lẽ, không gọi rủ nhau, không để ai biết, gặp người quen cũng không chào hỏi. Họ lấy về những thứ nhỏ bé, ít giá trị như củ hành củ tỏi, thanh củi… Mỗi gia đình phải lấy đủ con số 12 vì đây là con số may mắn tượng trưng cho 12 tháng trong năm, ví dụ, lấy ngô phải lấy 12 bắp, lấy hoa quả phải lấy 12 trái. Nếu bị chủ nhà phát hiện, họ cũng không bị trách mắng.

Người Pu Péo hát thi với gà

Đồng bào người Pu Péo tại tỉnh Hà Giang có tục canh chừng gà trống nhà mình trong đêm giao thừa. Khi gà vỗ cánh chuẩn bị gáy, họ sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng để khiến lũ gà thi nhau nhảy lên gáy vang. Ngay lúc đó mọi người cũng hò nhau hát vang trời.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 2).

Người Pu Péo thi hát với gà.

Với người Pu Péo, tiếng gà gáy có thể đánh thức cả mặt trời, rất hay và thiêng liêng. Ai hát át được tiếng gáy thiêng liêng đó thì năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều điều hạnh phúc.

Người Pà Thẻn thờ bát nước lã

Trên bàn thờ tổ tiên của người Pà Thẻn quanh năm luôn có một bát nước lã. Bát nước này được đậy kín và không được phép cạn khô, nhưng một năm chỉ được mở ra đúng một lần vào cuối tháng sáu để tiếp thêm nước.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 3).

Thiếu nữ Pà Thẻn.

Đêm 30 Tết, các hộ gia đình Pà Thẻn đóng cửa cài then, bịt kín mọi lỗ thông khí trong nhà rồi cùng nấu một nồi cháo gà. Ăn cháo xong, gia chủ mới lấy bát nước lã để quanh năm trên bàn thờ xuống cọ rửa, thay nước. Phải hoàn thành nghi thức này mới được cúng giao thừa.

Việc thờ bát nước lã phải tuyệt đối giữ bí mật vì theo đồng bào Pà Thẻn quan niệm, nếu để lộ ra thì năm mới sẽ làm ăn vất vả, con cái bệnh tật.

Người Hà Nhì xem bói gan lợn

Mỗi gia đình người dân tộc Hà Nhì đều tự nuôi một con lợn đực trong nhà, con lợn được đem thiến vào đầu năm. Vào ngày Tết, các gia đình mổ con lợn đó làm cỗ cúng gia tiên. Dù giàu hay nghèo thì đĩa thịt lợn là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của đồng bào Hà Nhì.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 4).

Người Hà Nhì bói gan lợn thiến.

Khi mổ lợn người ta đặc biệt chú ý đến lá gan. Nếu lá gan lành lặn, màu sắc tươi tốt, túi mật căng đầy thì năm đó làm ăn chăn nuôi sẽ phát triển, mưa gió thuận hòa, gia đình vui vẻ.

Người Mường gọi trâu về ăn Tết

Người Mường ở tỉnh Hoà Bình thường chuẩn bị sẵn mõ từ mấy ngày trước Tết để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin đó là cách để trả ơn con vật nuôi trung thành đã giúp đỡ gia chủ cày cấy quanh năm.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 5).

Cụ bà người Mừng gọi vía trâu.

Ngoài ra, người Mường còn treo bánh ống lên các công cụ lao động như cày, bừa, đòn gánh để mời những người bạn thân thiết này ăn Tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng đều cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

Người Thái ở Nghệ An, Thanh Hóa đón năm mới bằng tiếng sấm

Đồng bào người Thái tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa tin rằng việc xác định năm cũ – năm mới phải dựa vào các hiện tượng tự nhiên. Khi bà con thu hoạch mùa màng xong, trời có dấu hiệu chuyển mùa là lúc năm mới đang đến. Khoảnh khắc tiếng sấm đầu tiên vang lên được coi là giao thừa.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 6).

Người Thái đón Tết với thời tiết.

Tiếng sấm đó đồng thời còn là cơ sở để già làng dự báo tình hình năm sắp tới. Sấm càng rền vang chứng tỏ mưa thuận gió hòa, mùa màng càng bội thu.

Đối với các gia đình, sau khi nghe thấy tiếng sấm giao thừa chủ nhà phải đánh thức các thành viên trong gia đình và chạm vào các vật dụng trong nhà để đánh thức chúng. Đến lúc này đồng bào mới bắt tay vào chuẩn bị cho Tết.

Người Thái trắng ở Sơn La gội đầu bằng nước gạo chua

Với đồng bào Thái trắng tại tỉnh Sơn La, gội đầu vào buổi chiều ngày 30 tháng Chạp là nghi thức quan trọng nhằm gột rửa hết những điều không may mắn của năm cũ. Đặc biệt phải gội đầu bằng nước gạo chua.  Đây là một trong số các lễ hội không thể thiếu và có ý nghĩa tâm linh quan trọng của họ.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 7).

Tục gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng.

Người Nùng kiêng gói bánh chưng ngày chẵn

Phong tục đón Tết của người Nùng có nhiều điểm tương đồng với người Kinh. Họ cũng chăm chút, sửa soạn kỹ càng cho bữa ăn cuối cùng của năm cũ, trên mâm cũng phải có đĩa bánh chưng.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 8).

Người Nùng chỉ gói bánh chưng vào ngày lẻ.

Có điều khác với người Kinh, người Nùng tránh gói bánh vào những ngày chẵn theo lịch âm. Nguyên nhân là bởi họ tin ngày chẵn không đem lại may mắn, gói bánh vào ngày chẵn sẽ gây ra một số hậu quả như ruộng nương dễ bị sạt lở, mùa màng bị sâu bọ phá hoại…

Người Nùng còn có một phong tục độc đáo khác là dán giấy đỏ lên các công cụ lao động và các gốc cây trong nhà để cầu thần linh phù hộ cho mọi việc suôn sẻ.

Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏ

Một dân tộc nữa cũng có tục dán giấy đỏ lên vật dụng vào ngày Tết, đó là đồng bào người Cao Lan. Nhưng người Nùng thường thực hiện việc dán giấy vào sáng mồng Một còn người Cao Lan sẽ làm từ trước Tết khoảng hai ngày.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 9).

Người Cao Lan dán giấy đỏ lên đồ vật.

Họ không chỉ dán giấy lên các công cụ lao động mà còn dán khắp cửa ra vào, cổng nhà, bàn thờ tổ tiên, cối xay, chuồng gia súc gia cầm. Màu đỏ sẽ đem đến niềm vui, sự tốt lành, an khang thịnh vượng.

Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người Cao Lan ngoài bánh chưng, bánh khảo còn có bánh vắt vai. Bánh dùng gạo nếp nấu, nhân đỗ và đường, gói lá chuối, hình dáng dài nên dễ vắt lên vai, thường mang đi lễ Tết họ hàng nội ngoại.

Người Mông vỗ mông ngày Tết

Đồng bào dân tộc Mông có nếp sinh hoạt văn hóa ngày Tết rất phong phú, nhiều màu sắc với các buổi tụ tập chuyện trò tại những khu đất rộng; các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, múa khèn; các cuộc hát múa đối đáp. Năm mới cũng là dịp hẹn hò, giao duyên giữa các đôi trai gái vùng cao.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 10).

Người Mông tụ tập nói chuyện, ca múa.

Trong đám đông, nếu chàng trai vỗ mông một cô gái nào đó tức là chàng đang bày tỏ tình ý với nàng. Nếu nàng ưng thuận thì sẽ vỗ mông chàng để đáp lại. Hai bên cùng đi chơi hội và vỗ mông, khi nào vỗ đủ 9 cặp tức là chàng nàng đã thành một đôi trước sự chứng kiến của mọi người. Sau đó họ mới nắm tay nhau lên núi, tìm nơi hò hẹn tâm tình.

Người Giẻ Triêng đón Tết ăn than

Người Giẻ Triêng gọi tên ngày Tết cổ truyền là Cha Chả, nghĩa là ăn than. Đối với đồng bào Giẻ Triêng, trong ngày Tết nếu ai dính nhiều tro than nhất sẽ may mắn cả năm, mùa màng tươi tốt. Để làm được như vậy, trước Tết 3 ngày người dân sẽ cử các chàng trai trẻ cao lớn lên rừng đốt củi thành những đống than to và mang về làng. Người làng cũng nấu xôi, bôi lên cây giẻ khô rồi đốt thành tro.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 11).

Chàng trai người Giẻ Triêng chẻ củi đốt than.

Vào ngày Tết, các loại tro được hất tung lên cao, người nào dính được nhiều tro nhất chính là người may mắn nhất.

Người Chu Ru, C’Ho, Cil bắt chồng ngày Tết

Mùa Tết đối với một số dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên như Chu Ru, C’Ho, Cil, Giẻ Triêng… cũng là mùa diễn ra lễ hội bắt chồng. Ngược lại với đồng bào Tây Bắc có tục cướp vợ, ở đây người con gái chủ động tìm, “bắt” chàng trai.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 12).

Theo đúng phong tục xưa, người con gái nếu không có tiền để “bắt chồng” thì phải tự tay dệt thay vào đó 3 tấm khăn thổ cẩm lớn, chọn “ngày thiêng” đem sang nhà trai dạm hỏi. Trưởng đoàn nhà gái thường là cậu hoặc bác ruột của cô dâu. Nhà trai có nhiệm vụ tiếp đón đoàn nhà gái, cuộc nói chuyện thường kéo dài, nếu nhà trai không ưng thì cũng có thể tế nhị khước từ. Ngày nay, đa số các đôi thực hiện lễ bắt chồng đều đã có ý với nhau từ trước.

Người Gia Rai ăn Tết với người chết

Mùa hội xuân của người Gia Rai được gọi là Ning Nơng, ở đây có phong tục đặc biệt là ăn Tết với người chết. Đồng bào Gia Rai đặc biệt coi trọng người đã khuất, vì thế khi gia đình, dòng tộc có người thân mất đi, họ sẽ làm những ngôi nhà mồ công phu, cầu kỳ để thờ cúng. Bên cạnh khu nhà mộ thường có một căn nhà gỗ được gọi là “nhà uống rượu” – nơi để các trưởng lão và thanh niên trai tráng trong làng thưởng thức rượu cần, ăn cơm ăn thịt.

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 13).

Người Gia Rai tổ chức ăn cỗ linh đình, tấu cồng chiêng, cùng nắm tay nhau múa vũ điệu soang.

Việc nấu nướng cho bữa tiệc cũng được thực hiện ở ngay gần khu nhà mộ, đồng bào còn đốt lửa hội ở giữa khu mộ. Già làng và các bô lão có chức vị sẽ là những người chủ trì, thực hiện nghi lễ cúng mồ. Họ thay mặt người trong làng cầu chúc cho năm mới an lành, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn, cuộc sống yên ổn suốt năm.

Người H’rê cúng trâu

Dân tộc H’rê có tục cúng trâu ngày Tết. Đối với họ con trâu như người bạn tốt, cánh tay đắc lực giúp họ cày bừa, sản xuất…  vì thế việc cúng trâu là tối quan trọng. Vào ngày Tết thứ hai, khi nghe thấy tiếng gà rừng gáy, người dân H’Rê dậy làm lễ cúng trâu. 

Văn hoá - Tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số nước ta (Hình 14).

Người Hrê tổ chức ăn uống.

Đồ cúng gồm gà sống, rượu, trầu cau… Đồng bào trải chiếu hoa trước cửa chuồng trâu để làm lễ, khấn vái, mong cho con trâu mạnh khỏe, mập tròn như trái sim, cày bừa năng suất, đẻ được nhiều con.

Bá Di (Tổng hợp)

Độc đáo phong tục thờ cột cái của người Mông xứ Nghệ

Thứ 6, 16/02/2018 | 10:00
Mỗi khi có việc đại sự trong gia đình, chủ nhà người Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An sẽ thắp hương xin phép chiếc cột cái ở vị trí trang trọng ngay giữa nhà. Chiếc cột này tượng trưng cho những người đàn ông, trụ cột trong gia đình và được đồng bào người Mông hết sức coi trọng.

Độc đáo phong tục tạ mộ cuối năm của người Tày vùng Tây Bắc

Thứ 2, 12/02/2018 | 11:00
Cứ vào dịp cuối năm, từ 25 tháng Chạp, các dòng họ người Tày ở vùng cao Tây Bắc lại chuẩn bị dao, cuốc, xẻng để dọn dẹp lại mộ phần của người đã khuất...

Nam Định: Độc đáo phong tục xin 'lửa thánh' đầu năm cầu may

Thứ 2, 13/03/2017 | 11:11
Năm nào cũng vậy, cứ vào đêm giao thừa, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân làng nghề sơn mài xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lại hô hào nhau ra đình xin “lửa thánh”.
Cùng tác giả

Video: Chiến sa Mỹ chặn đầu, tìm cách bao vây xe quân sự của Nga ở Syria

Thứ 6, 19/06/2020 | 20:47
Căng thẳng giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Nga tiếp tục leo thang ở khu vực Đông Bắc Syria. Xe quân sự của 2 bên liên tục có các hành vi chặn đường, khiêu khích lẫn nhau.

Video: Chiêm ngưỡng quy trình máy bay chiến đấu nạp nhiên liệu trên không

Thứ 6, 19/06/2020 | 09:41
Trong trường hợp máy bay chiến đấu hết nhiên liệu, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, một máy bay khác sẽ được điều động đến hỗ trợ, nạp nhiên liệu trực tiếp cho máy bay chiến đấu ngay trên không.

Video: Máy bay ném bom Tu-95 của Nga "chạm mặt" F-22 khi bay lượn gần biên giới Mỹ

Thứ 7, 13/06/2020 | 20:00
Bộ chỉ huy không quân Mỹ đã lập tức điều động chiến đấu cơ F-22 đến vùng biển Alaska khi phát hiện máy bay ném bom Tu-95 xuất hiện gần biên giới nước này.

Video: Cận cảnh xe tuần tra của Nga đụng độ "nóng" chiến sa của Mỹ trên đất Syria

Thứ 6, 12/06/2020 | 21:33
Đoạn video ngắn ghi lại quá trình đối đầu căng thẳng giữa đoàn tuần tra của Nga và xe quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Bắc Syria.

Chồng Tây của siêu mẫu Hà Anh: Người cùng một nền văn hóa còn khác biệt, nói gì Tây và Việt

Thứ 5, 11/06/2020 | 09:03
Xuất thân từ xứ sở sương mù, chàng trai đam mê phiêu lưu bỗng một ngày bén duyên với đất nước hình chữ S. Chàng trai này quyết định dừng chân nơi đây khi lỡ sa vào ánh mắt của người con gái Việt Nam. Xây dựng gia đình mới ở chốn xa lạ, chàng rể Tây nhận ra chẳng tiêu chuẩn nào từ phía Đông hay Tây thực sự quan trọng.
Cùng chuyên mục

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Hải Phòng: Sớm có phương án xử lý di tích có nguy cơ sụp đổ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Đó là Di tích tội ác chiến tranh cấp thành phố nhà số 4 (số 2 cũ) Phạm Hồng Thái trên địa bàn phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, Tp.Hải Phòng.

Phương Thảo – Ngọc Lễ sau 19 năm rời xa Vbiz và cuộc sống hiện tại ra sao?

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:45
Từng nổi tiếng với các ca khúc như: "Xe đạp ơi", "Ba ngọn nến lung linh", "Xa rồi tuổi thơ"... Cặp đôi Phương Thảo - Ngọc Lễ sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, có cuộc sống bao người mơ ước.

Tây du ký: Nguyên nhân sâu xa khiến Thái Thượng Lão Quân phải "đánh lén" Ngộ Không

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:05
Thái Thượng Lão Quân từng ném Kim Cang Trác trúng đầu Ngộ Không, giúp Nhị Lang Thần có cơ hội bắt sống được Đại Thánh.

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.