U22 Việt Nam - U22 Campuchia: Chọn Tiến Dũng hay thương Văn Toản?

Ngày hôm nay, giấc mộng vàng đã ở rất gần với chúng ta nhưng vị trí thủ môn vẫn khiến người hâm mộ lo sốt vó. Nếu không muốn “tự bắn vào chân mình”, chúng ta vẫn cần thận trọng trong việc chọn người trấn giữ khung thành.

Hôm nay, U22 Việt Nam sẽ có trận đấu quan trọng quyết định vé vào trận chung kết với U22 Campuchia. Chưa rõ kết quả ra sao nhưng với tình hình hiện tại, điều mà người hâm mộ lo lắng nhất không phải tình trạng chấn thương của Quang Hải hay chiến thuật của HLV Park Hang Seo mà là AI SẼ LÀ THỦ MÔN?

Còn nhớ 10 năm trước, giấc mộng vàng SEA Games của bóng đá nam Việt Nam “toang” với hình ảnh HLV Henrique Calisto “bóp cổ” thủ môn Bùi Tấn Trường.

Ngày hôm nay, giấc mộng vàng đã ở rất gần với chúng ta nhưng vị trí thủ môn vẫn khiến người hâm mộ lo lắng vì trong 4 bàn thua mà U22 Việt Nam phải nhận, có tới 2 lần người mắc lỗi trực tiếp là các thủ môn.

Một pha Bùi Tiến Dũng tự tin nhảy lên bắt bóng nhưng trái bóng chạm tay anh mà vẫn bay ra ngoài để đối thủ đánh đầu ghi bàn. Một bàn thua nữa đến từ thủ môn Văn Toản khi anh sút ra mà thế nào bóng lại bay trúng người Supachai (Thái Lan) bay vào mành lưới ĐT U22 Việt Nam khiến chính cầu thủ này cũng không hiểu mình đã ghi bàn như thế nào?!

Trong trường hợp của Bùi Tiến Dũng, nhiều ý kiến cho rằng thủ thành người Thanh Hóa phạm sai lầm do quá tự tin. Tự tin là có cơ sở vì anh đã kinh qua nhiều giải đấu quan trọng, nổi bật nhất trong số đó là giải đấu U23 châu Á, nơi anh đã thi đấu cực kỳ xuất sắc và được tán thưởng không ngớt. Vậy nhưng, xét kỹ thì bàn thua này lại đến từ một lý do ít ngờ.

Trong đội hình U22 Việt Nam đá với U22 Indonesia, thủ môn Bùi Tiến Dũng là cầu thủ ít thi đấu nhất trong năm 2019. Anh chỉ bắt chính 5/40 trận đấu trong màu áo CLB Hà Nội. Việ ít được ra sân thi đấu khiến Bùi Tiến Dũng khó giữ được phong độ tốt nhất. Và đáng lẽ Indonesia đã không thể ghi bàn nếu như thay vì bắt bóng, Tiến Dũng đẩy bóng qua xà ngang.

Về phía Văn Toản, chàng thủ môn trẻ cũng rất ít được ra sân dưới thời HLV Park Hang Seo. Trước những trận đấu quan trọng như quyết định tấm vé vào bán kết vừa rồi, hẳn Văn Toản ít nhiều cũng “khớp”.

Đều phạm sai lầm nhưng rất may là sau đó cả hai thủ môn đã kịp thời sửa sai bằng những pha ra vào hợp lý, cản phá bóng tốt. Vậy nhưng nếu không muốn “tự bắn vào chân mình”, chúng ta vẫn cần thận trọng trong việc chọn người trấn giữ khung thành.

Quyết định thuộc về HLV Park Hang Seo nhưng theo cá nhân tôi, Bùi Tiến Dũng vẫn là lựa chọn hợp lý nhất nhờ bản lĩnh trận mạc dày dạn. Trước một trận đấu có tính quyết định như thế này, chúng ta vẫn cần một sự chắc chắn nhất có thể. Và Văn Toản, có lẽ xin hẹn anh vào một trận đấu khác.

Theo bạn, trong trận đấu tối nay giữa U22 Việt Nam và U22 Campuchia, thủ môn nào sẽ được thầy Park tin tưởng?

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Cú bắt tay lịch sử trên thị trường bán lẻ: Chủ quyền dân tộc thể hiện ngay trên tủ bếp và kệ siêu thị

Thứ 6, 06/12/2019 | 11:56
Thông tin về thương vụ sáp nhập giữa Masan và hai thương hiệu bán lẻ VinMart, VinMart+ cùng Vineco có lẽ là tin hot nhất của mấy ngày qua. Dù chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta nắm được chính xác suy nghĩ và ý đồ của các đại gia, tuy nhiên nếu nhìn bằng logic kinh tế học thông thường, sẽ vẫn có thể hiểu được lý do của thương vụ M&A giữa hai công ty của hai tỉ phú trong danh sách Forbes.

[E] Bóng đá Việt Nam và “cơn khát vàng” mang tên SEA Games

Thứ 5, 05/12/2019 | 13:00
Cứ mỗi kỳ SEA Games diễn ra, người hâm mộ (NHM) Việt Nam lại chờ đợi, khao khát được chứng kiến “những đứa con cưng” của mình có thể nâng cao chiếc cup vàng bóng đá SEA Games lần đầu tiên trong lịch sử. Thế nhưng, kể từ khi giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1959 tại Băng Cốc, Thái Lan, chúng ta đã có rất nhiều cơ hội để tiệm cận ngôi vương, nhưng rồi lại ôm nỗi thất vọng vô bờ bến sau khi kết thúc 90 phút. Bởi vậy, sau những thành công của bóng đá nước nhà trong suốt hơn 2 năm qua, NHM đặt kỳ vọng rất lớn vào việc thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ giải được “cơn khát vàng” mang tên SEA Games.

Đêm tân hôn mẹ chồng gõ cửa đòi “giữ hộ” tiền mừng cưới phải làm sao?

Thứ 5, 05/12/2019 | 09:13
Ngày cưới, nhìn bố mẹ, họ hàng cho nhiều kiềng vàng, vẻ mặt bà đầy mãn nguyện. Nào ngờ, đêm tân hôn bà gõ cửa phòng đòi “giữ hộ” tiền vàng…

600 tỷ "chôn" ở Cocobay và tình bằng hữu của đại gia

Thứ 5, 05/12/2019 | 08:44
Đặt niềm tin vào hai người bạn thâm niên, Tiến sĩ Mai Huy Tân đã tất tay 600 tỷ vào dự án Cocobay. Chỉ 3 năm sau, một thông báo cũng do chính người bằng hữu ký tên lại khiến ông "rất sốc”…

Chiến thắng của U22 Việt Nam: Nhờ áp lực từ cầu thủ thứ 12 với câu hát "bay lên nào"

Thứ 4, 04/12/2019 | 11:11
Có lẽ áp lực từ phía những “cầu thứ thứ 12” mà nhiều đường truyền của Singapore “bay lên nào” rồi lại “bay ra ngoài”, tạo cơ hội cho U22 Việt Nam giành chiến thắng sát nút trong những phút cuối trận đấu.

Quốc Khánh có vô duyên khi gọi tên Văn Lâm?

Thứ 2, 02/12/2019 | 14:31
Quốc Khánh không phải bình luận viên vỉa hè nên chắc hẳn mọi bình luận của anh đã có sự tính toán trước. Và chắc rằng, nếu Bùi Tiến Dũng cứ bắt như tối qua, sẽ không chỉ Quốc Khánh gọi điện cho Văn Lâm sang Manila mà HLV Park cũng sẽ có quyết định của mình.

Chê thủ môn Bùi Tiến Dũng bắt hỏng: Người hâm mộ chỉ giỏi phán xét cảm tính

Thứ 2, 02/12/2019 | 09:36
Khi không dùng đôi chân để đá, đôi tay để bắt bóng, người hâm mộ đừng chỉ dùng mắt để nhìn và dùng cái miệng để phán xét một cách thiếu văn minh về U22 Việt Nam nói chung và thủ môn Bùi Tiến Dũng nói riêng.

Shark Liên, nước Sông Đuống và thị dân

Thứ 6, 15/11/2019 | 07:00
Dự án đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, chỉ bỏ ra khoảng 1.500 tỷ đồng ban đầu, rồi đi vay 3.998 tỷ đồng. Lãi vay thì tính vào giá bán nước. Dự án hoàn thành giai đoạn 1 liền bán 34% cổ phần cho đối tác ngoại, “chốt sale” bỏ túi 2.000 tỷ đồng. Đây chính xác là chiến lược đầu tư của Shark Liên – người có phát ngôn nổi tiếng: "Kinh doanh không cần lợi nhuận, có lợi nhuận cũng đem làm từ thiện hết”.