Ước mơ vào giảng đường của thí sinh có đôi chân bị liệt

Ước mơ vào giảng đường của thí sinh có đôi chân bị liệt

Thứ 6, 05/07/2013 | 15:42
0
Bị liệt 2 chân từ bé do ảnh hưởng của chất độc da cam, em Vũ Thị Hoài (SN 1995, quê Hưng Hà, Thái Bình) vẫn luôn vượt khó vươn lên trong học tập. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay em thực hiện ước mơ được tiếp tục vào giảng đường để học tập.

Nhà Hoài có 4 anh chị em, bố mẹ đều làm nông, Hoài là em út trong gia đình. Các anh chị đều đã lập gia đình và ở xa, người vào Nam, người ở Quảng Ninh lập nghiệp. Vì vậy, mỗi lần đi xa, Hoài lại nhờ vào... lưng người bố.

Không mặc cảm với bản thân, quá trình học cấp 1, cấp 2, Hoài luôn tham gia tích cực các phong trào ca hát của trường, lớp và đạt giải nhất, nhì. Đến năm lớp 8 Hoài tham gia hai cuộc thi môn vẽ và sinh học của huyện và đạt giải nhất môn vẽ.

Nhiều người khuyên Hoài nên thi vào trường nghề ở quê học cho gần, nhưng em quyết tâm lên Hà Nội thi vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với mơ ước trở thành lập trình viên.

Xã hội - Ước mơ vào giảng đường của thí sinh có đôi chân bị liệt

Bố của Hoài là ông Vũ Văn Phiên (60 tuổi) lên Hà Nội cùng con gái dự thi vào Học viện Bưu chính viễn thông cho biết: “Trước  đây có đoàn chuyên gia của nước Thụy Điển về Kiến Xương (Thái Bình) hỗ trợ chữa trị, hai bố con cũng lặn lội xuống tận nơi, mong chữa được đôi chân cho cháu. Nhưng, người ta bảo không chữa được. Họ chỉ hướng dẫn điều trị xoa bóp thôi”.

Suốt 12 năm học phổ thông, ngày nào người bố già cũng cõng con đến trường. Giờ Hoài quyết tâm lên Hà Nội dự thi, người bố lại hết lòng ủng hộ, động viên con thực hiện ước mơ của mình. Ông Phiên tâm sự với phóng viên: "Nếu Hoài đỗ ĐH cũng mừng nhưng bác không thể bỏ công việc ở nhà để lên Hà Nội ở hẳn cùng con. Nhưng nó bảo chỉ cần bố lên ở với con nửa tháng, sau đó con sẽ sắp xếp được. Thấy con quyết tâm nên bác cũng cố cho cháu đi thi. Hi vọng sau con có việc làm để tự lo được cho bản thân".

Xã hội - Ước mơ vào giảng đường của thí sinh có đôi chân bị liệt (Hình 2).

Thí sinh Hoài được sinh viên tình nguyện cõng đến phòng thi

Cũng tại Hội đồng thi HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông, còn có 1 thí sinh khác có hoàn cảnh tương tự Hoài là em Phạm Văn Hoàng, ở Quỳnh Lưu (Nghệ An). Hoàng bị khuyết tật co cơ bẩm sinh nên mọi hoạt động của em đều khó khăn. Được biết, năm 2012, Hoàng thi vào khoa Công nghệ thông tin của trường nhưng bị thiếu mất một điểm. Sau đó, em đăng ký vào học hệ cao đẳng của trường. Năm nay em sẽ cố gắng hơn để được học hệ đại học chính quy.

Trao đổi với phóng viên Người đưa tin, ông Lê Hữu Lập - phó hiệu trưởng Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết: “Sau khi biết hoàn cảnh của những thí sinh nói trên, nhà trường đã tổ chức bố trí chỗ ở miễn phí cho thí sinh Hoài ở nhà khách của trường, còn Hoàng thi 1 năm qua ở ký túc xá của trường nên đã quen với đi lại rồi”.

Trong quá trình dự thi, đội sinh viên tình nguyện hàng ngày thay phiên nhau cõng Hoài đến phòng thi, nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện để Hoài có thêm động lực vượt khó – ông Lập nói thêm.

Được biết, Hoài đăng kí thi tuyển vào ngành Công nghệ thông tin của trường Học viện Bưu Chính viễn thông.

Nguyên An - Văn Nguyễn

Chàng trai bại não chinh phục ước mơ IT

Thứ 7, 01/06/2013 | 09:00
Vừa cất tiếng khóc chào đời thì mẹ mất. Ba năm sau người cha cũng qua đời vì lao động quá sức. Bi kịch tận cùng của cuộc đời đã đổ dồn lên cậu bé bại não Nguyễn Hoàng Gia Bảo.

Ước mơ trở thành thầy thuốc của một phạm nhân

Thứ 6, 26/04/2013 | 16:05
Từ nhỏ, Vũ Việt Đức vốn là niềm tự hào và là nơi mà gia đình cậu ta đặt rất nhiều kỳ vọng để nối nghiệp bốc thuốc gia truyền.

21/6, trò chuyện với nhà báo tật nguyền

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Phóng viên Người đưa tin có cuộc trò chuyện với Nguyễn Anh Tú, nhà báo tật nguyền vươn lên số phận, nhân kỷ niệm ngày 21/6, ngày vinh danh những người thư ký trung thành của thời đại.

'Nghệ nhân' tí hon và ước mơ giữ gìn tranh gốm

Thứ 2, 25/02/2013 | 09:45
5 tuổi, Nguyễn Tâm Phúc (SN 2007) ở làng gốm Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh đã có những say mê với tranh đất. Em có thể ngồi hàng ngày bên những mê đất và sáng tạo bằng trí tưởng tượng ngây thơ của mình.