Văn hóa doanh nghiệp là vắc-xin hữu hiệu cho doanh nghiệp phục hồi

Văn hóa doanh nghiệp là vắc-xin hữu hiệu cho doanh nghiệp phục hồi

Thứ 3, 09/11/2021 | 16:25
0
Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến cộng đồng DN, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng để doanh nghiệp vực lại tinh thần, bắt nhịp phục hồi.

Ngày 9/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” năm 2021.

Mục đích của sự kiện là nhằm tạo một Diễn đàn quy mô quốc gia mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý và nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh; khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển bền vững kinh tế, kiến tạo môi trường kinh doanh. Diễn đàn cũng là dịp để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam cho biết: “Càng ngày, văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm xây dựng, trở thành một nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp ngày nay. Do vậy, bàn thảo về văn hóa gắn liền với việc phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết.

Đặc biệt trong 2 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng để doanh nghiệp vực lại tinh thần, bắt lại nhịp với tiến trình phục hồi và phát triển hậu Covid -19.

Với chủ đề của diễn đàn năm 2021 là “Tiếp biến văn hóa – nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”, đại dịch Covid-19 không chỉ làm đứt gãy các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tạo ra những rạn nứt về tinh thần và trở thành rào cản lớn cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi trong bối cảnh bình thường mới. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là liều thuốc, thứ vắc-xin hữu hiệu cho các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong bối cảnh mới”.

Xu hướng thị trường - Văn hóa doanh nghiệp là vắc-xin hữu hiệu cho doanh nghiệp phục hồi

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 với chủ đề “Tiếp biến văn hóa – nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”. 

Theo ông Lê Quốc Vinh, diễn đàn là dịp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý và nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh; khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế, kiến tạo môi trường kinh doanh.

Đây cũng là dịp để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Dự kiến tổ chức vào ngày 5/12, diễn đàn sẽ bao gồm các phiên thảo luận về vấn đề tiếp biến văn hóa để phát triển; vai trò của tiếp biến văn hóa đối với phát triển bền vững kinh tế. Bên cạnh đó, là những trao đổi thực tiễn từ góc nhìn của các doanh nghiệp trong suốt thời gian vừa qua cũng như những kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan.

Diễn đàn cũng sẽ tiến hành sơ kết 5 năm triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành.

Nói về văn hoá doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cố vấn Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, cho hay: “Tôi muốn nói về vai trò vị trí của doanh nghiệp ở Việt Nam, họ đang làm 5 nhiệm vụ vẻ vang mà chúng ta cần tôn vinh.

Thứ nhất, doanh nghiệp cùng hộ gia đình là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thứ hai, doanh nghiệp là lực lượng chủ công đóng góp ngân sách Nhà nước, duy trì nguồn thu của quốc gia. Thứ ba, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt để đóng góp chính sách từ thiện quốc gia, đặc biệt có thể thấy văn hóa “chia sẻ và đồng hành” của doanh nghiệp đã đặc biệt tỏa sáng trong thời kỳ đại dịch vừa qua.

Thứ tư, doanh nghiệp là lực lượng chủ công trong hội nhập quốc tế mà trung tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối cùng, doanh nghiệp là nơi đào luyện nguồn nhân lực nòng cốt làm kinh tế giỏi cho đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Xu hướng thị trường - Văn hóa doanh nghiệp là vắc-xin hữu hiệu cho doanh nghiệp phục hồi (Hình 2).

Theo ông Lê Doãn Hợp, văn hóa doanh nghiệp là một trong ba trụ cột xây dựng nền văn hóa quốc gia ngày nay. 

Đánh giá về vai trò của văn hóa doanh nghiệp, ông Lê Doãn Hợp đặt văn hóa doanh nghiệp trong bức tranh tổng thể của văn hóa đất nước.

“Con người quý nhất là sức khỏe, thiên nhiên quý nhất là màu xanh, quốc gia quý nhất là văn hóa, trong đó văn hóa doanh nghiệp cùng với văn hóa gia đình, văn hóa công sở (đạo đức công vụ) trở thành 3 trụ cột xây dựng nền văn hóa quốc gia, 3 trụ cột giúp quốc gia thăng hoa”, ông Hợp chia sẻ.

Ông Lê Doãn Hợp cho biết thêm: “Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng kinh tế, tôi đi ít nhất khoảng 200 doanh nghiệp thành đạt, 200 trường đào tạo doanh nhân trên thế giới và thấy rằng, không có đào tạo thì sẽ không có sự thăng hoa nền kinh tế. Chúng ta phải xem doanh nghiệp mong cái gì, cần cái gì? Nghe doanh nghiệp nói thì mới “gỡ” được những cái khó cho họ.  Tôi cho rằng, thái độ của người nghe sẽ quyết định nội dung của người nói, cách xử lý sau khi nghe của người nghe sẽ khuyến  khích người nói sẽ nói tiếp hay không?

Tôn vinh văn hoá doanh nghiệp là là tôn vinh quốc gia, làm thế nào để văn hoá doanh nghiệp trở thành dấu ấn, tài sản, thậm chí thành di sản của quốc gia. Nếu không tôn vinh, dồn sức cho doanh nghiệp, kinh tế sẽ lẹt đẹt mãi, không vươn lên được”.

Nhìn nhận về cách thức mà nhà lãnh đạo doanh nghiệp giúp cho người lao động của mình vượt qua được khủng hoảng do tác động của đại dịch Covid-19, theo PGS.TS. Dương Thị Liễu, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh, trước hết, nhà lãnh đạo cần hiểu, thấu cảm, đồng hành, chia sẻ với người lao động. Bởi trước nhiều biến động, người lao động đang bi quan và trông chờ vào người lãnh đạo, do đó người lãnh đạo phải kiên cường và lạc quan để góp phần củng cố niềm tin cho người lao động.

Bên cạnh đó, bà Liễu cũng cho rằng lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thực tế để chia sẻ với sự khó khăn của người lao động bằng vật chất để giúp họ trụ vững và tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp.

Tại sự kiện, đại diện BTC của diễn đàn cũng chia sẻ thêm: “Hàng năm, ngày 10/11 được chọn làm ngày văn hoá doanh nghiệp, nếu không có dịch bệnh thì chúng tôi sẽ tổ chức diễn đàn vào ngày này nhưng do diễn biến của dịch Covid-19 nên chúng tôi lùi vào ngày 5/12. Dự kiến, chúng tôi sẽ họp online là chính, BTC đang xem diễn biến dịch ở Hà Nội để quyết định. Thành phần dự họp sẽ là những doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh ở Việt Nam tham dự, bên cạnh đó là khoảng 50-70 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc, được bằng khen của Thủ tướng”.

Đinh Lạc Thành - Mạnh Quốc thực hiện

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Thập kỷ chờ đợi và bài học mang tầm quốc gia

Thứ 7, 06/11/2021 | 13:00
Hơn 10 năm kể từ ngày khởi công và để lại nhiều bài học đắt giá, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chính thức về đích, bước vào giai đoạn khai thác thương mại.

Thu hút vốn đầu tư: Cần dựa vào tiêu chuẩn chứ không phải tên đối tác

Thứ 6, 05/11/2021 | 17:16
"Siêu" hiệp định RCEP mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.

Không để chính sách hỗ trợ chỉ nằm trên giấy

Thứ 6, 29/10/2021 | 18:29
Theo TS Lê Xuân Bá, cần phải chú ý triển khai tốt các gói hỗ trợ, bởi thực tế chính sách thì đã có nhưng đến nay việc thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả kỳ vọng.

Văn hóa doanh nghiệp – yếu tố gắn kết bền vững giữa tổ chức và NLĐ

Thứ 3, 15/12/2020 | 20:38
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn về sản phẩm dịch vụ cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa DN càng trở nên quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào.

Văn hóa doanh nghiệp “sức đề kháng” đẩy lùi dịch bệnh COVID -19

Thứ 3, 03/11/2020 | 20:16
Đã có nhiều doanh nghiệp rơi vào “vực thẳm” buộc phải ngừng sản xuất, đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Làm thế nào để doanh nghiệp có "sức đề kháng" vượt qua.

Văn hoá doanh nghiệp nhìn từ sự sụp đổ “đế chế” Khải Silk, Asanzo và Covid-19

Thứ 2, 14/09/2020 | 18:44
Trong bối cảnh mà mọi doanh nghiệp (DN) đều ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực vì đại dịch Covid-19, người ta nói nhiều đến những cụm từ mang tính giải pháp như “chuyển đổi số”, “tái cấu trúc DN”, “phát triển bền vững”… Nhưng có một từ nữa luôn được nhắc đến hàng ngày, trong mọi cuộc khủng hoảng và bây giờ trong Covid-19 nó lại được nhắc đến nhiều hơn, đó là “văn hoá doanh nghiệp”.
Cùng tác giả

Lợi nhuận quý I/2024 của hãng tàu cao tốc Superdong đi lùi 40%

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Quý I/2024, hãng tàu Superdong chỉ báo lãi hơn 20 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 vì doanh thu tuyến Phú Quốc sụt khi bị cạnh tranh giá.

Cảng Quy Nhơn báo lãi tăng 64% trong quý đầu năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Quý I/2024, Cảng Quy Nhơn báo lãi sau thuế đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Cùng chuyên mục

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Giá vàng 20/4: Vàng SJC vẫn neo ở mức cao

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Sáng 20/4, giá vàng thế giới tăng mạnh do vẫn bị chi phối bởi tình hình địa chính trị tại Trung Đông. Vàng SJC trong nước neo ở mức cao, hơn 84 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.