Vì sao Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ lại là

Vì sao Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ lại là "ác mộng" cho cả thế giới?

Trương Mạnh Kiên
Chủ nhật, 02/05/2021 | 10:19
0
Không phải ngẫu nhiên khi hàng loạt cường quốc đang nỗ lực giải cứu Ấn Độ khỏi làn sóng Covid-19 thứ hai, bởi tính chất quan trọng của quốc gia này với thế giới.
Xu hướng thị trường - Vì sao Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ lại là 'ác mộng' cho cả thế giới?

Rủi ro làn sóng Covid-19 ở Ấn Độ không chỉ dừng lại ở dịch bệnh.

Làn sóng Covid-19 thứ hai tấn công Ấn Độ đã có những tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của thế giới. Tổng số ca tử vong tại quốc gia này đã vượt quá 200.000 người, nằm trong nhóm 16 quốc gia có nhiều người chết vì Covid-19 nhất trên thế giới.

Rõ ràng Covid-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với đất nước có 1,4 tỷ dân, chiếm 1/6 dân số thế giới, đồng thời khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.

Suy thoái kinh tế

Bản thân Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng khá cao từ 4% đến 8%.

Vào đầu năm 2020, trước khi dịch bệnh xảy ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhấn mạnh sự suy giảm của Ấn Độ là lý do chính khiến tăng trưởng thế giới chậm chạp trong năm 2018 và 2019.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 xuống 5,8% cũng một phần vì lo ngại tình hình của quốc gia Nam Á. Cho đến hiện tại, con số của năm 2020 đã giảm ở mức 4%, trong đó Ấn Độ giảm đến 10% .

Nhiều người đã mong đợi sự phục hồi lớn vào năm 2021 từ cả Ấn Độ và thế giới, nhưng điều này được cho là sẽ khó xảy ra. Sonal Varma, chuyên gia kinh tế Ấn Độ tại tập đoàn đầu tư Nomura, dự đoán GDP của Ấn Độ sẽ giảm khoảng 1,5% trong quý hiện tại.

Hạn chế đi lại

Về tác động trực diện, quy mô của cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ đồng nghĩa với việc sự lây lan sẽ gia tăng. Theo lời của Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Virus không quan tâm đến biên giới, quốc tịch, hoặc tuổi tác, giới tính hay tôn giáo”. Rất khó để có thể cô lập dịch bệnh đối với một quốc gia lớn như Ấn Độ.

Trên một chuyến bay gần đây từ New Delhi đến Hồng Kông, đã có 52 hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Trong khi đó, biến thể mới ở Ấn Độ cũng đã xuất hiện ở Anh.

Việc ngăn chặn sự lây lan từ Ấn Độ đòi hỏi phải có quy định kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn chế đi lại. Đây là một tin xấu đối với các hãng hàng không, sân bay và các doanh nghiệp phụ thuộc, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Dược phẩm

Xu hướng thị trường - Vì sao Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ lại là 'ác mộng' cho cả thế giới? (Hình 2).

Nhiều quốc gia đã tăng cường viện trợ cho Ấn Độ chống chọi với Covid-19.

Ngành công nghiệp dược phẩm ở Ấn Độ lớn thứ ba trên thế giới về quy mô và lớn thứ 11 về giá trị. Quốc gia này đóng góp 3,5% tổng lượng thuốc và dược phẩm xuất khẩu cũng như khoảng 20% ​​tổng kim ngạch xuất khẩu thuốc gốc toàn cầu. Nếu những mặt hàng xuất khẩu này bị ngừng trệ, sẽ có đủ loại hậu quả đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, cũng như tác động đến kinh tế ở nhiều quốc gia.

Hơn hết, trong tình hình hiện nay, Ấn Độ sản xuất 70% lượng vắc-xin trên thế giới. Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) đã được trao quyền sản xuất vắc xin AstraZeneca cho 64 quốc gia thu nhập thấp trong chương trình Covax của WHO, cũng như 5 triệu liều dành cho Vương quốc Anh.

Cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ đồng nghĩa với việc xuất khẩu vắc-xin chống Covid-19 bị trì hoãn, khiến nhiều quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi làn sóng lây bệnh mới, ngăn chặn sự trở lại của các hoạt động kinh doanh.

Nếu Ấn Độ không thể cung cấp vắc xin cho phần còn lại của thế giới, phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ lặp lại, xu hướng làm việc tại nhà sẽ giảm đáng kể hoạt động kinh tế.

Dịch vụ

Ấn Độ cung cấp nhân viên hậu cần cho nhiều hoạt động ở Tây Âu và Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và tài chính. Với việc các dịch vụ này hiện đang gặp rủi ro, Phòng Thương mại Mỹ lo ngại nền kinh tế Ấn Độ có thể tạo ra “lực cản cho nền kinh tế toàn cầu”.

Đối với Vương quốc Anh, liên kết thương mại với Ấn Độ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hậu Brexit. Điều này được thể hiện qua hai chuyến thăm của Thủ tướng Boris Johnson vào năm 2021 - đều bị hủy bỏ vào phút chót vì dịch bệnh.

Với những tác động nói trên, cuộc khủng hoảng dịch bệnh đang diễn ra ở Ấn Độ được coi là vô cùng nghiêm trọng. Không phải ngẫu nhiên khi nhiều quốc gia bắt đầu cung cấp viện trợ cho New Delhi ngay cả khi không nhận được yêu cầu, bao gồm Vương quốc Anh (máy tạo oxy, máy thở); Mỹ (nguyên liệu vắc xin, thuốc, xét nghiệm nhanh và máy thở); và Đức (oxy và viện trợ y tế).

Theo The Conversation, nếu các cường quốc hàng đầu không làm mọi cách để giúp đỡ, cuộc khủng hoảng của Ấn Độ trong ngắn hạn sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng toàn thế giới.

Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ Ấn Độ

Thứ 7, 01/05/2021 | 07:59
Do tình hình dịch bệnh phức tạp, các công dân nước ngoài có mặt tại Ấn Độ trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh sẽ không được vào Mỹ.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.

Vừa “nổ” độc đắc 314 tỷ đồng, Vietlott lại có thêm khách trúng Jackpot tiền tỷ

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:56
Vừa “nổ” giải độc đắc Jackpot 1 với giá trị hơn 314 tỷ đồng kỳ quay trước, Vietlott lại có khách trúng Jackpot tiền tỷ vào kỳ quay hôm qua (13/4).
     
Nổi bật trong ngày

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Giá vàng 16/4: Vàng trong nước tiếp tục tăng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:49
Sáng 16/4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 100 - 400 ngàn đồng/lượng so với hôm qua.

Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:02
Có 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.

Độ giàu có của CEO Apple Tim Cook đẳng cấp cỡ nào?

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:36
Dinh thự mà Tim Cook sở hữu gây ấn tượng bởi độ hoành tráng, đẳng cấp xứng tầm CEO của đế chế công nghệ hàng đầu thế giới.

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:14
Hiện, Canada là thị trường lớn thứ 2 trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về tiêu thụ cá tra Việt Nam, chiếm 20% trong tổng giá trị khối này nhập khẩu từ Việt Nam.